ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ:
“ Phân tích giá trị kiến trúc đặc thù Đà Lạt và giải pháp bảo tồn, phát huy vốn kiến trúc đặc thù Đà Lạt phục vụ phát triển du lịch bền vững”.
Người thực hiện: KTS Trần Công Hòa.
I. PHẦN MỞ ĐẦU
II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ ĐÀ LẠT.
1. Giá trị kiến trúc đô thị Đà Lạt:
a) Thành phố cảnh quan.
b) Đô thị du lịch sinh thái.
c) Đô thị di sản: Bảo tàng mở kiến trúc địa phương Pháp.
2. Phân tích:
a) Về điều kiện tự nhiên độc đáo:
· Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.
· Cảnh quan thiên nhiên rừng thông, thảm cỏ hòa quyện với cảnh quan không gian thoáng đảng của mặt nước .
· Địa hình miền núi tạo thành nhiều lớp phong cảnh đa dạng.
b) Về mặt lý thuyết, học thuật:
· Thành phố vườn hiện đại kiểu mẫu, áp dụng vào điều kiện thiên nhiên miền núi.
· Các đồ án quy hoạch chỉnh trang luôn mang tính kế thừa, được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng thời kỳ.
· Sự nhất quán trong thực thi những ý tưởng xây dựng Thành phố để du lịch, nghỉ dưỡng phải là thành phố cảnh quan.
· Phân khu chức năng: Nghệ thuật bố trí sắp xếp các hình thái không gian, hình thái kiến trúc trong đô thị. - Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biet.
c) Nhận biết những đặc điểm nổi trội cuả kiến trúc đô thị đà lạt
· Quy hoạch đô thị theo bố cục tự do, hạn chế can thiệp vào địa hình địa thế.
· Quy hoạch không có trục chính bằng trục đường.
· Trung tâm duy nhất có một không hai, - Hồ xuân hương, không gian mở: rộng thoáng - tự nhiên chuyển hoá mềm mại sang đồi và rừng thông..
· Tầm nhìn chính cuả đô thị hướng về núi Lang Biang ( Landmark- Điểm mốc đô thị)
· Thành phần cấu trúc hình thái học đô thị:
- Các đường phố nối kết liền lạc, uốn lượn theo địa hình đồi núi thung lũng tạo khung sườn chính cho cơ thể đô thị.
- Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biệt.
· Quỹ kiến trúc đa dạng về thể loại, phong phú về phong cách, chất lượng thẩm mỹ cao.
· Tính chất đặc thù – thành phố cảnh quan.
d) Về ảnh hưởng quan trọng của quy hoạch đến kiến trúc công trình:
· Khởi đầu và qua các thời kỳ phát triển, xây dựng theo quy hoạch và sự kiên định thực thi những ý tưởng cuả đô thị nghỉ mát. Kiến trúc Đà Lạt được hướng dẫn phát triển theo quy hoạch.
· Khuôn viên được phân lô rộng rãi để đảm bảo cảnh trí thiên nhiên chung. Mật độ xây dựng có giới hạn cho phép rất thấp.
· Lối sống của cư dân: trầm lặng, yên bình.
3. Kiến trúc đặc thù Đà Lạt.
Đà Lạt không phải là thành phố cổ kính, nhưng hơn 110 năm hình thành và phát triển cũng đã để lại những dấu ấn kiến trúc nhất định.
a) Kiến trúc công trình công cộng.
b) Kiến trúc biệt thự.
c) Kiến trúc truyền thống của cư dân bản địa.
d) Kiến trúc Việt Nam.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VỐN KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐÀ LẠT.
IV. KẾT LUẬN
Phụ lục:
Hình ảnh những góc nhìn đẹp và gây ấn tượng đối với du khách. Giới thiệu các đối tượng nêu trên.
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Thành phố Đà Lạt có môi trường thiên nhiên vốn là một vùng cảnh quan rừng thông tự nhiên miền núi độc đao với khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, được quy hoạch khởi đầu với chức năng là một nơi nghỉ dưỡng, du lịch, và chức năng này luôn gắn liền theo tiến trình phát triển của Thành phố.
Những người đầu tiên xây dựng Đà Lạt đã xác định một cách hợp lý những nét đặc thù chủ yếu của thành phố, bằng một câu phương châm ghép chữ theo tiếng La tinh rất khéo:
“ Dat Aliis Lactiam, Aliis Temperiam”
« Elle donne aux uns la jolie, aux autres la santé »
Có nghĩa là: « Cho người này niềm vui, cho người khác sức khỏe ».
Nguồn vui và sức khỏe là những điều kiện cần thiết và quý giá mà môi trường sống lý tưởng của Đà Lạt dành cho chúng ta.
Quá trình phát triển qua nhiều thời kỳ với biết bao thăng trầm, Đà Lạt luôn phải nổ lực đáp ứng đúng theo phương châm đó, mặc dù mỗi giai đoạn cũng có những đặc điểm riêng biệt, phụ thuộc vào diễn biến của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Lịch sử phát triển Quy hoạch của Đà Lạt dường như gắn bó với sự phát triển nghệ thụât quy hoạch đương đại của thế giới. Từ Chương trình phát triển năm 1900 của Toàn quyền Paul Doumer, Đồ án đầu tiên áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng năm 1906 của Thị trưởng Champourdy, cho đến Đồ án Quy hoạch Thành phố cảnh quan bài bản của KTS Hébrard năm 1923; Đồ án Quy hoạch Pineau năm 1933; Đồ án Quy hoạch Mondet năm 1940; Đồ án Quy hoạch năm 1943 của KTS Lagisquet làm rõ nét dấu ấn của Thành phố vườn…; Dựa trên nền tảng quan trọng đó, những công trình kiến tạo, nghệ thuật kiến trúc được thiết kế khéo léo hòa nhập vào khung cảnh tự nhiên sẵn có, đã tạo nên cảnh quan đô thị Đà Lạt đặc sắc, nổi danh như là một trường hợp duy nhất trên thế giới. Đến nay, thành phố Đà Lạt chất chứa trong mình những di sản văn hoá quý báu trong lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc rất đặc sắc cần phải nghiên cứu tìm hiểu.
Có lẽ bài học của quá khứ phần nào sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và nhận ra được những yếu tố tạo ra nét đặc thù của kiến trúc Đà Lạt. Từ đó nêu lên những giải pháp góp phần gìn giữ và phát triển những giá trị đặc trưng của thành phố theo hướng bền vững, trước sức ép của tiến trình đô thị hóa với những thay đổi nhanh chóng và phức tạp.
I. PHẦN MỞ ĐẦU: Nhận diện Kiến trúc đặc thù Đà Lạt.
Đà Lạt là một thành phố trẻ so với tuổi đời của một đô thị, mới được hơn 110 năm hình thành và phát triển (1893 - 2006), qui mô không lớn; thế nhưng thành phố là minh chứng cụ thể, sinh động về nghệ thuật quy hoạch đô thị và nghệ thuật kiến trúc hiện đại, nó được đánh giá cao bên cạnh những đô thị lớn có bề dày lịch sử của Việt Nam. Có thể nói rằng Đà Lạt, khởi đầu được quy hoạch xây dựng với chức năng nghỉ dưỡng du lịch và chức năng này luôn tồn tại xuyên suốt quá trình phát triển.
Môi trường thiên nhiên của Đà Lạt vốn là một vùng cảnh quan tự nhiên miền núi độc đáo với rừng thông bao phủ, khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, đã tạo nên nét đặc thù rất riêng so với toàn vùng Đông Nam Á. Thêm vào đó, cũng là một trong những nơi thể nghiệm nền Kiến trúc thuộc địa Pháp vào đầu thế kỷ XX, Thành phố Đà Lạt đang chất chứa trong mình những di sản Kiến trúc có giá trị, những công trình kiến tạo có ý tứ, có nghề, khéo léo hòa nhập vào khung cảnh tự nhiên sẵn có, đã tạo nên cảnh quan đô thị Đà Lạt đa dạng và phong phú. Và cho đến nay những công trình kiến trúc đặc sắc vẫn tồn tại trong cảnh quan đô thị Đà Lạt, là tài sản đô thị có giá trị rất cần được quan tâm nghiên cứu bảo trì và phát triển theo hướng bền vững.
II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ ĐÀ LẠT.
1. Giá trị kiến trúc đô thị Đà Lạt:
a) Thành phố cảnh quan.
b) Thành phố du lịch sinh thái.
c) Thành phố di sản: Bảo tàng mở kiến trúc địa phương Pháp.
2. Phân tích:
a) Về điều kiện tự nhiên độc đáo:
· Khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm.
· Cảnh quan thiên nhiên rừng thông, thảm cỏ hòa quyện với cảnh quan không gian thoáng đảng của mặt nước .
· Địa hình miền núi tạo thành nhiều lớp phong cảnh đa dạng.
b) Về mặt lý thuyết, học thuật.
· Thành phố vườn (Garden city) hiện đại , áp dụng vào điều kiện thiên nhiên miền núi.
· Các đồ án quy hoạch chỉnh trang luôn mang tính kế thừa, được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng thời kỳ.
· Sự nhất quán trong thực thi những ý tưởng xây dựng Thành phố để du lịch, nghỉ dưỡng phải là thành phố cảnh quan.
· Phân khu chức năng: Nghệ thuật bố trí sắp xếp các hình thái không gian, hình thái kiến trúc trong đô thị. - Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biet.
c) Nhận biết những đặc điểm nổi trội cuả kiến trúc đô thị đà lạt
· Quy hoạch đô thị nương theo địa hình địa thế.
· Trung tâm duy nhất có một không hai, Hồ xuân hương, không gian mở: rộng thoáng - tự nhiên chuyển hoá mềm mại sang đồi và rừng thông..
· Tầm nhìn cảnh quan chính cuả đô thị hướng về núi Lang Biang (Landmark- Điểm mốc đô thị).
· Thành phần cấu trúc hình thái học đô thị:
- Các đường phố nối kết liền lạc, uốn lượn theo địa hình đồi núi thung lũng tạo khung sườn chính cho cơ thể đô thị.
- Phân khu chức năng linh hoạt rõ ràng, đảm bảo đặc tính thống nhất và thẩm mỹ cho từng khu riêng biệt. Các khu biệt thự, dinh thự, khu phố thương mại, các ấp trồng rau và hoa…
· Quỹ kiến trúc đa dạng về thể loại, phong phú về phong cách, chất lượng thẩm mỹ cao.
· Tính chất đặc thù – thành phố cảnh quan.
d) Về ảnh hưỡng quan trọng của quy hoạch đến kiến trúc công trình:
· Khởi đầu và qua các thời kỳ phát triển, xây dựng theo quy hoạch và sự kiên định thực thi những ý tưởng cuả thành phố nghỉ mát. Kiến trúc Đà Lạt được hướng dẫn phát triển theo quy hoạch.
· Khuôn viên được phân lô rộng rãi để đảm bảo cảnh trí thiên nhiên chung. Mật độ xây dựng có giới hạn cho phép rất thấp, hạn chế tầng cao.
· Lối sống của cư dân: trầm lặng, yên bình.
3. Kiến trúc đặc thù Đà Lạt.
Đà Lạt không phải là thành phố cổ kính, nhưng hơn 110 năm hình thành và phát triển cũng đã để lại những dấu ấn kiến trúc nhất định:
- Kiến trúc xứ lạnh.
- Kiến trúc miền núi.
- Kiến trúc thích ứng với cảnh quan thiên nhiên.
- Kiến trúc sinh thái.
Đặc điểm của các công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Đà Lạt là dựa vào thiên nhiên có sẵn, nhẹ nhàng nép mình vào khung cảnh, tạo lập một công trình có dáng dấp như là một sản phẩm của tự nhiên, một bông hoa kien trúc nở mọc lên từ đất hòa nhập với thiên nhiên. Tất cả các kiến trúc đẹp đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với mặt đất, địa hình khu vực chung quanh.
Về phong cách và ngôn ngữ kiến trúc, chúng ta nhận thấy các công trình Kiến trúc đều có cơ sở thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và với điều kiện sinh hoạt của cư dân. Vì vậy kiến trúc Đà Lạt mang một dáng vẻ rất riêng. Công trình công cộng ở Đà Lạt có ảnh hưởng theo các kiểu kiến trúc chính thống châu Âu như: kiến trúc Romansque (nhà thờ Con Gà), kiến trúc Gothic (khối nhà nguyện trong trường nữ tu Couvent Des Oiseaux), kiến trúc cổ điển Pháp (khối hiệu bộ của trường trung học Yersin), kiến trúc modern (khách sạn Palace, khách sạn Đà Lạt, Viện Pasteur…); phong cách kiến trúc địa phương Pháp thể hiện ở các kiểu biệt thự.
Trong kho tàng kiến trúc của Đà Lạt, kiến trúc dạng biệt thự chiếm tỉ lệ đa số, đó cũng là một đặc điểm khiến cho kiến trúc của Đà Lạt được đánh giá là có những giá trị đặc biệt, vì không đâu trên đất nước số lượng nhà ở dạng biệt thự lại chiếm một tỉ lệ lớn như ở Đà Lạt. ngoài ra, ngành du lịch phát triển dẫn đến sự phát triển tất yếu của kiến trúc khách sạn, các khu du lịch và gỉai trí.
Có thể nói, kiến trúc Đà Lạt thực sự đa dạng về hình thức biểu hiện. Thành phố đã phát triển khá hài hòa và có một vẻ mỹ quan độc đáo. Kiến trúc châu Âu mang màu sắc phương Đông hòa quyện với rừng thông đại ngàn của vùng Tây nguyên hùng vĩ, tạo cho thành phố một khung cảnh trữ tình và thơ mộng.
Kiến trúc Đà Lạt có những phong cách sau:
+ Phong cách Tân Cổ điển.
+ Phong cách Hiện đại: Chịu ảnh hưởng trào lưu Hiện đại Châu Âu 1920- 1930.
+ Phong cách Kiến trúc Kết hợp Địa phương đậm đà màu sắc dân tộc; phong cách kiến trúc khai thác đặc điểm địa phương, dân tộc bản địa, kết hợp kỹ thuật xây dựng mới để tạo thành kiểu kiến trúc mới đầy sáng tạo.
+ Phong cách Kiến trúc Cách tân: tìm tòi thử nghiệm tính dân tộc cho Kiến trúc hiện đại.
+ Phong cách Kiến trúc Địa phương Pháp.
a) Kiến trúc biệt thự - khuynh hướng địa phương.
Người ta nhìn nhận Đà Lạt như là một "bảo tàng kiến trúc địa phương của Pháp", từ các kiểu kiến trúc địa phương ở vùng miền Bắc, miền Đông nhiều đồi núi, cho đến các vùng phía Nam, phía Tây gần biển. Thật vậy, ngày nay tại Pháp cũng rất hiếm thấy các công trình ảnh hưởng theo các phong cách này, đôi khi chúng cũng không còn nguyên vẹn. Mặt khác, nếu muốn tìm hiểu trên thực tế hình mẫu kiến trúc một thời ấy, người ta phải đi khắp nước Pháp mới thấy hết đặc trưng kiến trúc của từng miền, từng vùng của Pháp, nhưng chỉ cần đến Đà Lạt là đạt yêu cầu. Có thể tạm thời phân loại thành những phong cách chính như sau:
· Phong cách kiến trúc Normandie (phía Bắc nước Pháp).
- Có hoặc không có lầu, biệt thự kiểu Normandie có khung sườn nhà bằng gỗ tốt, xây chèn gạch. Khung sườn nhà có tỷ lệ cân xứng dựa trên mặt bằng hình chữ nhật đơn giản.
- Đôi khi, phần tường dưới bệ cửa sổ được xây bằng đá chẻ hoặc bằng gạch nhỏ để trần không tô trát.
- Mái lợp ngói phẳng cỡ nhỏ, có cửa sổ mái tam giác (lucarne à fronton). Nhà có 2 hoặc 4 mái với đỉnh mái vạt góc (croupe). Độ dốc mái lớn, đặc trưng kiểu kiến trúc xứ lạnh.
· Phong cách kiến trúc vùng Bretagne (phía Tây nước Pháp). Có các đặc tính điển hình sau:
- Hình khối thường nằm ngang, thấp và vững chắc, chống đỡ mưa và gió bão tốt.
- Sử dụng vật liệu tại chỗ để giới thiệu đặc điểm của vùng.
- Tường đầu hồi (les pignons) hình tam giác có đỉnh rất nhọn (độ dốc lớn), che kín bờ mái dốc và thường gắn kết với khối ống khói lò sười.
- Mái ở 2 mặt bên thường được lợp bằng thạch bản (ardoise).
- Mặt tường nhà hướng nam được trổ một vài cửa sổ có kích thước vừa phải để che chắn tốt cho bên trong nhà.
- Cửa sổ mái (lucarne) hình tam giác có công dụng lấy sáng cho tầng lầu hoặc cho tầng áp mái.
- Cửa đi và cửa sổ thường được xử lý có khung viền xây bằng đá chẻ kích thước lớn.
· Phong cách kiến trúc vùng Provence (phía Nam nước Pháp).
Chịu ảnh hưởng kiến trúc Tây Ban Nha và vùng Địa trung hải. Các vùng này có khí hậu nóng, ít mưa, nên kiểu kiến trúc này ở Đà Lạt, đã có nhiều biến đổi cho phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết tại chỗ.
- Khối công trình có bố cục nằm ngang.
- Nhà mái ngói hoặc mái bằng, mặt bằng tự do. Đối với nhà lợp mái ngói, độ dốc của mái tương đối thoải. Thường sử dụng ngói ống hình máng (tuiles canal) lợp âm dương. Độ vươn xa của mái không lớn và thường được trang trí thêm bằng 1hoặc 2 hàng ngói ống bao quanh đầu bờ tường trông rất nhẹ nhàng đặc sắc (la génoise).
· Phong cách kiến trúc Xứ Basque ( phía Tây Nam nước Pháp).
- Tường đầu hồi là mặt chính của kiến trúc (thường gọi là kiễu chữ A) nổi lên khung sườn gỗ. Có 2 mái không cần phải đều nhau: mái dài, mái ngắn. Đôi khi mái dài gần sát mặt đất.
- Mái vươn xa ra khỏi tường đầu hồi và được đỡ bằng các con-sơn (console) gỗ.
- Tường xây gạch, quét vôi màu nhạt với nhieu cửa sổ nhỏ bằng gỗ sơn màu sẫm.
+Kiến trúc vùng Savoie (phía Đông nước Pháp).
Đặc điểm kiến trúc gần giống như kiến trúc xứ Basque:
- Tường đầu hồi là mặt chính của nhà.
- Tầng dưới xây, tầng trên bằng gỗ, bao lơn dài suốt mặt tường.
- Hình thức kiến trúc có 2 mái, độ dốc vừa phải, mái vươn rất rộng trên tường đầu hồi, để che chở cho các cửa đi, cửa sổ, và cả balcon.
| ||||
|
Nhận định chung:
Có lẽ bài học của quá khứ phần nào sẽ giúp chúng ta tìm hiểu và nhận biết ra được những yếu tố tạo ra những nét đặc thù của kiến trúc Đà Lạt:
- Điều kiện môi trường thiên nhiên độc đáo của vùng Đà Lạt: địa hình, địa thế, khí hậu thời tiết, vật liêu địa phương… luôn là đề bài hấp dẫn cho các giải pháp kiến trúc từ xưa đến nay. So với cả nước, kiến trúc Đà Lạt tiêu biểu cho kiến trúc miền núi, kiến trúc xứ lạnh …( Từ mái nhà sàn của cư dân bản địa cho đến kiến trúc kiểu Au, Mỹ, Việt thời hiện đại).
- Những công trình quy hoạch và kiến trúc của thời Pháp thuộc đã tạo dựng thành diện mạo đặc thù đậm nét của thành phố Đà Lạt như một thành phố của châu Au và điều này vẫn còn nguyên giá trị và sẽ còn tồn tại lâu dài với thời gian.
- Kiến trúc trước 75 do các KTS Việt Nam thiết kế cũng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp (Giáo Hoàng chủng viện- KTS Tô Công Văn; Trung tâm nghiên cứu nguyên tử- KTS Ngô Viết Thụ; Làng SOS…).
- Kiến trúc hiện đại sau ngày Giải phóng thể hiện qua một số công trình tiêu biểu đã cho thấy vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi thử nghiệm.
Trong thời gian gần đây, nền Kiến trúc Việt Nam có những tiến triễn rõ rệt cả về hình thức lẫn nội dung. Sự hội nhập và sự mở cửa nền kinh tế hướng về thị trường đã đem lại những ảnh hưởng mới trong sáng tạo và tư duy về kiến trúc. Giới KTS đã phần nào tiếp cận được các xu hướng kiến trúc hiện đại trên thế giới, cũng như góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc nước nhà. Tuy nhiên trong số những công trình kiến trúc hiện đại gần đây, có nhiều công trình kiến trúc còn mang tính sao chép, lượm lặt, mang dáng dấp xa lạ, lạc lõng.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự phát triển của các đô thị và sự bùng nổ trong xây dựng, với những hiện tượng tích cực cũng như tiêu cực đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý chưa thực sự hiệu quả {lúng túng, bị động, không kiểm soát được tình hình). Nhiều vấn đề cụ thể đã được đặt ra như nhu cầu cấp thiết về quy hoạch, thẩm mỹ kiến trúc, hiện đại, dân tộc, bản sắc …là những vấn đề đòi hỏi nghiên cứu sâu về lý thuyết cũng lý luận vận dụng thích hợp.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VỐN KIẾN TRÚC ĐẶC THÙ CỦA ĐÔ THỊ DU LỊCH ĐÀ LẠT.
1. Định hướng:
· Đà Lạt là một đô thị đặc biệt, không chỉ là một đô thị hiếm thấy ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chính vì thế, chính phủ nên tăng cường sự chú trọng đầu tư đúng mức đối với thành phố Đà Lạt, để bảo vệ, giữ gìn những giá trị độc đáo, những di sản của thiên nhiên và di sản kiến trúc độc đáo của nước nhà. Thực hiện tốt công việc này còn có ý nghĩa to lớn hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của đô thị Đà Lạt trong sự phát triển chung của cả nước. Đó chính là một trong những xu thế phát triển của các đô thị trên thế giới đang hướng tới trong thiên niên kỷ mới.
· Tương lai phát triển của thành phố Đà Lạt phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo và quyết định về một ý tưởng quy hoạch đúng đắn từ phía các nhà quản lý đô thị.
· Trước tình hình phát triển mạnh về dân số, về nhu cầu tiện nghi sống của người dân, đã kéo theo sự phát triển và xuất hiện một số hình thức kiến trúc và không gian sử dụng mới ở Việt Nam cũng như ở Đà Lạt. Muốn giữ được vẻ đẹp tự nhiên của thành phố như đáng vẻ ban đầu của nó, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại, đòi hỏi phải có một đồ án quy hoạch Đà Lạt được điều chỉnh với quan điểm phát triển tiếp nối, theo hướng kết hợp giữa bảo tồn và phát triển mới..
· Đối với các công trình hiện nay đang xuống cấp thì việc trùng tu, cải tạo đòi hỏi cần có nhiều công sức, nguồn đầu tư tài chính lớn và quan trọng nhất là phải có sự đóng góp của một tập thể lớn những chuyên gia, nhà chuyên môn về kiến trúc, bảo tồn, tôn tạo các di sản kiến trúc.
2. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch.
· Trước tiên lập chương trình bảo vệ tính chất đặc biệt của một số công trình danh thắng có lợi ích du lịch. Vấn đề đặt ra là việc phòng giữ các danh thắng và bảo vệ môi trường đang bị đe dọa do sự phát triển đô thị mau lẹ. Việc xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, nhà ở…, khắp nơi mà không có sự hài hòa với phong cảnh. Cần phải giới hạn chiều cao và kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng buộc phải hài hòa với cảnh quan nhằm phát triển một nhành du lịch chất lượng và bền vững.
· Cần lưu giữ những di tích văn hóa lịch sử cũng như bảo vệ di sản kiến trúc và công tác này cần được thực hiện liên tục. Nếu được phục hồi thì cần phải tiến hành một cách cẩn trọng. Các di tích này cần được dánh giá xếp hạng và tổ chức khai thác cho du lịch ở mức độ vừa phải, cần hạn chế số lượng khách tham quan trong cùng một thời điểm.
· Làng dân tộc: Các làng dân tộc phát triển du lịch cần tuân thủ hình dáng và màu sắc kiến trúc địa phương. Việc lưu giữ giá trị thẩm mỹ và văn hóa của các cảnh quan cơ bản và các công trình xây dựng là yếu tố xác định tầm nhận thức vì sự phát triển một ngành du lịch chất lượng cao và bền vững. Đặc tính và kiến trúc các làng dân tộc cần phải được bảo vệ ngay trong điều kiện có thể. Đó là điều kiện cơ bản cho phép tôn tạo di sản văn hóa dân tộc và cũng sẽ là điểm du lịch trong tương lai.
· Việc phát triển du lịch luôn đi đôi với bảo vệ môi trường bền vững, nhưng để làm được việc này cần có chiến lược tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho cư dân địa phương, cũng như của du khách- thiết lập những quy chế ứng xử cho khách tham quan du lịch tại địa phương để cùng góp phần bảo vệ môi trường du lịch bền vững nhằm phát triển du lịch lâu dài.
3. Những việc cần làm với di sản đô thị.
· Tổng kiểm kê và đánh giá toàn diện quỹ kiến trúc đô thị.
· Xác định các công trình, các cụm kiến trúc và khu vực cảnh quan có giá trị đặc biệt, có giá trị theo những tiêu chí khoa học :
- Lập danh mục các đối tượng bảo vệ và ghi lên bản đồ hiện trạng.
- Hoạch định các khu vực bảo vệ và khu vực vùng đệm.
- UBND Thành phố ra quyết định công nhận.
- Xây dựng quy chế duy trì, cải tạo và sử dụng các công trình và các khu vực cảnh quan có giá trị đặc biệt hoặc có giá trị.
· Xây dựng các phương án, dự án thực nghiệm duy trì, cải tạo và khai thác các đối tượng di sản.
· Xây dựng hồ sơ khoa học, tờ trình đề nghị Chính phủ công nhận Đà Lạt - đô thị di sản.
· Dự thảo quy chế quy hoạch cải tạo và phát triển đô thị di sản đề nghị bộ xây dựng phê duyệt.
· Tổ chức cơ chế và nhân sự quản lý quản lý- quy hoạch phù hợp
· Tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn nhân dân trong xây dựng ở đô thị - di sản.
IV. KẾT LUẬN
Di sản đô thị và kiến trúc là một phần của di sản văn hoá của con người, có vai trò to lớn trong việc tạo nên lịch sử và bản sắc của mỗi thnh phố trong quá trình tồn tại và phát triển. Để bảo vệ và phát huy trong cuộc sống hiện tại là công việc hết sức cần thiết. Thực trạng hiện nay cho thấy, phần lớn các di sản quý giá của chúng ta vẫn đang từng ngày bị tổn hại. Đặc biệt sự bảo tồn và phát triển luôn có sự mâu thuẫn với nhau. Các khu vực bảo tồn thường là các khu vực dễ sinh lợi do vậy tuỳ vào nền kinh tế cụ thể để đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn nhất. Đã đến lúc chng ta cần xây dựng sự hiểu biết của con người về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, bởi đó chính là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên bản sắc đô thị trên đường hội nhập phát triển.
Từ 1980 trở lại đây, chúng ta đã bắt đầu có ý thức mạnh mẽ trong việc bảo vệ di sản kiến trúc đô thị.. Trong định hướng quy hoạch TP, đều có ý thức khoanh các khu vực hạn chế phát triển có khống chế về tỉ lệ độ cao, mật độ xây dựng - nhằm giữ lại các không khí đặc trưng trong các khu phố lịch sử. Song để thực hiện được những định hướng chung đó cần có sự nghiên cứu cụ thể hơn nữa để biết các công trình nào cần được lưu giữ hay cần được phá bỏ; hình thức, quy mô, chức năng các công trình sẽ được xen cài để tạo ra sự hài hòa về nghệ thuật kiến trúc lẫn nhu cầu sử dụng chúng.
Tất cả cần có sự chỉ đạo thống nhất, cần có luật bảo vệ và khai thác sử dụng di tích lịch sử văn hóa di sản kiến trúc đô thị và có các chính sách phù hợp về mọi mặt đảm bảo sự bền vững cho việc bảo tồn di sản kiến trúc cũng như sự phát triển đô thị hiện nay cuả Việt Nam.
Cần luôn luôn tuyên truyền ý thức bảo tồn di sản kiến trúc đô thị trong dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (Số 14 LCT/HĐNN) do Nhà nước ban hành 04.04.1985.
Đó cũng là góp phần thực hiện việc cam kết quốc tế về hiến chương quốc tế bảo tồn các thành phố lịch sử trong việc: giữ gìn chất lượng cuả các thành phố lịch sử, các khu phố cổ, các làng nghề truyền thống; tạo thuận lợi hài hoà cho đời sống cá nhân và xã hội; duy trì lâu dài tổng thể các di sản đã từng làm nên kí ức cuả nhân loại.
PHỤ LỤC 1
TỔNG HỢP MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG
TẠI ĐÀ LẠT THEO THỨ TỰ THỜI GIAN XÂY DỰNG (GIAI ĐOẠN 1893 -1954)
STT | Tên công trình | Thời gian xây dựng | Hình thức biểu hiện | Tác giả |
1 | Khách sạn Palace | 1916-1922 | Modern | |
2 | Nhà máy Nhiệt điện | 1928 | Hiện đại tiên kỳ | |
3 | Viện Đại Học Đà Lạt | 1930 | Kết hợp | |
4 | Nhà thờ Chánh tòa | 1931-1942 | Romansque | |
5 | Khách sạn Đà Lạt ( Hotel Du Parc) | 1932 | Modern | |
6 | Viện Pasteur | 1932-1935 | Modern | |
7 | Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Trung học Yersin ) | 1935 | Hỗn hợp | Moncet |
8 | Trường Dân Tộc Nội Tru (Notre Dame Du Lang Bian) | 1935 | Kết hợp | |
9 | Nhà Ga Hỏa xa Đà Lạt | 1935-1938 | Modern | Reveron, Moncet |
10 | Cục Bản đồ (Nha địa dư) | 1939-1943 | Hỗn hợp | |
11 | Nhà thờ Mai Anh (Domaine De Maria) | 1940-1943 | Gothic + bản địa | |
12 | Phân viện sinh học (Tu Viện dòng Chúa cứu thế). | 1948-1952 | Modern |
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC BIỆT THỰ TẠI ĐÀLẠT
Hình thức biểu hiện | STT | Địa Chỉ |
MIỀN BẮC PHÁP Normandie | 1 | 3 Trần Hưng Đạo |
2 | 14 Trần Hưng Đạo | |
3 | 18 Trần Hưng Đạo | |
4 | 20 Trần Hưng Đạo | |
5 | 21 Trần Hưng Đạo | |
6 | 23 Trần Hưng Đạo | |
7 | 29 Trần Hưng Đạo | |
8 | 12 Hùng Vương | |
9 | 19 Hùng Vương | |
10 | 21 Hùng Vương | |
11 | 30 Hùng Vương | |
12 | 34 Hùng Vương | |
13 | 41 Hùng Vương | |
14 | 51 Hùng Vương | |
15 | 56 Hùng Vương | |
16 | 61 Hùng Vương | |
17 | 3 Lê Hồng Phong | |
18 | 8B Lê Hồng Phong | |
19 | 22B Lê Hồng Phong | |
20 | 33 Lê Hồng Phong | |
21 | 35 Lê Hồng Phong | |
22 | 39 Hoàng Diệu | |
23 | 65 Hoàng Diệu | |
24 | 1 Yên Thế | |
25 | 6 Ỵên Thế | |
26 | 7 Yên Thế | |
27 | 5 Huỳnh Thúc Kháng | |
28 | 22 Nguyễn Viết Xuân | |
29 | 1Yagout | |
30 | 6 Lý Tự Trọng | |
31 | 1 (biệt thự số 3) Quang Trung | |
32 | 1 (biệt thự số 4) Quang Trung | |
33 | 1 (biệt thự số 6) Quang Trung | |
34 | 1 (biệt thự số 7) Quang Trung | |
35 | 1 (biệt thự số 9) Quang Trung | |
36 | 8 Quang Trung |
PHỤ LỤC 3
TỔNG HỢP MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC DINH THỰ
TẠI ĐÀ LẠT THEO THỨ TỰ THỜI GIAN XÂY DỰNG (GIAI ĐOẠN 1893-1954)
S TT | Tên công trình | Thời gian xây dựng | Hình thức biểu hiện | Tác giả |
1 | Dinh Tỉnh trưởng | 1922-1930 | Địa phương Pháp | |
2 | Dinh 1 (BT Bourgery) | 1930-1940 | Tân cổ điển | |
3 | Biệt thự bác sĩ Lemoine | 1935- | Địa phương Pháp | |
4 | Dinh 2 (Dinh toàn quyền) | 1933-1937 | Modern | Kruzé, Veyssere, Léonard, Foinet |
5 | Dinh 3 (Dinh Bảo Đại) | 1933-1938 | Modern | Huỳnh Tấn Phát & một KTS Pháp |
6 | Bảo tàng Lâm Đồng Dinh QC Nguyễn Hữu Hào | 1940 | Địa phương Pháp | |
Phụ lục:
Hình ảnh những góc nhìn đẹp và gây ấn tượng đối với du khách. Giới thiệu các đối tượng nêu trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
2. Tạp chí Xây dựng mới, Saigon , số 3-6/1958.
3. Nguyễn Bá Đang, Nghiên cứu phân tích và bảo tồn, tôn tạodi sản Kiến trúc, cảnh quan thên nhiên trong sự phát triển Thành phố Đà Lạt, Viện Nghiên cứu Kiến trúc, Hà Nội, 1997.
4. Hội KTS Lâm Đồng, Giữ gìn và phát huy bản sắc trong hiện đại hoá và phát triển Thành phố Đà Lạt, Đề tài nghiên cứu, 2002.
5. UBND TP Đà Lạt, nhiều tác giả. Đà Lạt Thành phố Cao nguyên, Nhà XB TP Hồ Chí Minh, 1993.
6. UBND TP Đà Lạt, nhiều tác giả. Đà Lạt Điểm hẹn năm 2000, Nhà XB Vă nghệ TP Hồ Chí Minh, 2000.
7. UBND Tỉnh Lâm Đồng, Địa chí Lâm Đồng, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Hà Nội, 2001.
8. Nguyễn Hữu Tranh, Đà Lạt năm xưa, NXB TP Hồ Chí Minh, 2001.
9. Saigon 1698- 1998, Kiến trúc/ Quy hoạch. NXB TP Hồ Chí Minh, 1998.
10. Viện QHĐT&NT, Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố Đà Lạt- Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010. Hà Nội, 1992.
11. Viện QHĐT&NT, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt- Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. Hà Nội, 2000.
http://my.opera.com/lehuutruc/archive/?startidx=100#comments
2. Berjoan, A. Dalat. . Indochine, Hanoi, 1943, N0 126.
3. Baudrit. A. La naissance de Dalat. Indochine, Hanoi, 1944, N0 180.
4. Duclaux, P. Le Dalat de 1908, Indochine, Hanoi, 1941, N0 39.
5. Hébrard, Ernest. Futur plan de Dalat, 1923.
6. Hébrard, Ernest. Dalat, Le nouveau plan dispositions générales. L’ Éveil Économic de l’ Indochine, Hanoi, 1923.
7. Pineau, L. G. Dalat, capital administrative de l’ Indochine ? Revue Indochine Juridique et Economic, 1937, No 2.
8. Physionnomie de Dalat en 1937. L’ Asie Nouvelle Illustrée, Saigon. 1937.
9. Mondet, H. Avant Projet d’Aménagement et Extension de Dalat. Dalat, 1940.
10. Andelle, Pierre. Dalat. Indochine, Hanoi, 1943, N0 128.
11. Les Station des repos, Indochine, Hanoi, 1943, N0 155.
12. Berjoan, A & Lagisquet, J. Les réalisation d’ urbanisme à Dalat. Indochine, Hanoi, 1943, N0 164- 165
13. Lagisquet, J. Rapport de présentation. 1942.
14. Janine Gardel. Construire ou rénover sa maison. Denoel, Paris, 1985.
15. M. J. Démaret. Cours de constructions civiles. 1973.
2. S. Giedion. Space, Time and Architecture. Harvard, USA, 1967.
http://www.yersin.edu.vn/default.aspx?type=2&id=571
----------------------------------------------------------------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Tài liệu Việt văn.
2. Tạp chí Xây dựng mới, Saigon , số 3-6/1958.
3. Nguyễn Bá Đang, Nghiên cứu phân tích và bảo tồn, tôn tạodi sản Kiến trúc, cảnh quan thên nhiên trong sự phát triển Thành phố Đà Lạt, Viện Nghiên cứu Kiến trúc, Hà Nội, 1997.
4. Hội KTS Lâm Đồng, Giữ gìn và phát huy bản sắc trong hiện đại hoá và phát triển Thành phố Đà Lạt, Đề tài nghiên cứu, 2002.
5. UBND TP Đà Lạt, nhiều tác giả. Đà Lạt Thành phố Cao nguyên, Nhà XB TP Hồ Chí Minh, 1993.
6. UBND TP Đà Lạt, nhiều tác giả. Đà Lạt Điểm hẹn năm 2000, Nhà XB Vă nghệ TP Hồ Chí Minh, 2000.
7. UBND Tỉnh Lâm Đồng, Địa chí Lâm Đồng, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Hà Nội, 2001.
8. Nguyễn Hữu Tranh, Đà Lạt năm xưa, NXB TP Hồ Chí Minh, 2001.
9. Saigon 1698- 1998, Kiến trúc/ Quy hoạch. NXB TP Hồ Chí Minh, 1998.
10. Viện QHĐT&NT, Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố Đà Lạt- Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010. Hà Nội, 1992.
11. Viện QHĐT&NT, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt- Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. Hà Nội, 2000.
http://my.opera.com/lehuutruc/archive/?startidx=100#comments
- Tài liệu Pháp văn.
2. Berjoan, A. Dalat. . Indochine, Hanoi, 1943, N0 126.
3. Baudrit. A. La naissance de Dalat. Indochine, Hanoi, 1944, N0 180.
4. Duclaux, P. Le Dalat de 1908, Indochine, Hanoi, 1941, N0 39.
5. Hébrard, Ernest. Futur plan de Dalat, 1923.
6. Hébrard, Ernest. Dalat, Le nouveau plan dispositions générales. L’ Éveil Économic de l’ Indochine, Hanoi, 1923.
7. Pineau, L. G. Dalat, capital administrative de l’ Indochine ? Revue Indochine Juridique et Economic, 1937, No 2.
8. Physionnomie de Dalat en 1937. L’ Asie Nouvelle Illustrée, Saigon. 1937.
9. Mondet, H. Avant Projet d’Aménagement et Extension de Dalat. Dalat, 1940.
10. Andelle, Pierre. Dalat. Indochine, Hanoi, 1943, N0 128.
11. Les Station des repos, Indochine, Hanoi, 1943, N0 155.
12. Berjoan, A & Lagisquet, J. Les réalisation d’ urbanisme à Dalat. Indochine, Hanoi, 1943, N0 164- 165
13. Lagisquet, J. Rapport de présentation. 1942.
14. Janine Gardel. Construire ou rénover sa maison. Denoel, Paris, 1985.
15. M. J. Démaret. Cours de constructions civiles. 1973.
- Tài liệu Anh văn.
2. S. Giedion. Space, Time and Architecture. Harvard, USA, 1967.
http://www.yersin.edu.vn/default.aspx?type=2&id=571
ARCHETYPE
TÔN TẠO DI SẢN KIẾN TRÚC VÀ ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT
Design &Construction---------------------------------------------------------
1.TÔN TẠO DI SẢN KIẾN TRÚC VÀ ĐÔ THỊ ĐÀ LẠT.
2.PHÁC THẢO QUI CHẾ KHU VỰC ĐƯỢC BẢO TỒN.
3.PHỤ LUC: SO SÁNH CÁC HÌNH CHỤP TRƯỚC VÀ HIỆN TẠI
1. Mục đích báo cáo :
Báo cáo này nhằm mục đích nêu bật di sản kiến trúc và đô thị thừa kế từ sự hiện diện của Pháp tại Đà Lạt, thành phố được dựng lên bởi người nước ngoài đến lập nghiệp và cho họ, bản báo cáo trình bày các tính chất riêng của thành phố, giá trị di sản, lập bảng tổng kết và đưa ra những kiến nghị để bảo tồn trong một dự án phát triển.
2. Vài nét về lịch sử:
Nhân các chuyến thám hiểm vùng dân tộc ít người, vào năm 1893 bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra cao nguyên Lang Biang. Vào thời ấy bộ tộc M’Lat cư ngụ tại Đà Lạt, ở độ cao 1500 m, Yersin thuyết phục Paul Doumer, toàn quyền Đông dương, xây dựng một nơi nghỉ dưỡng trên cao vì vẻ đẹp của cảnh quan và khí hậu mát dịu. Vào năm 1987, một đoàn công tác đầu tiên được phái đến nghiên cứu việc lập nên trung tâm nghỉ dưỡng.
Đó là giai đoạn mở đầu cho một loạt công trình quan trọng: xây dựng một số hồ nhân tạo và từng bước xây dựng thành phố.
Dinh tỉnh trưởng được xây dựng vào năm 1900, kế đến vào năm 1907 đã xuất hiện những dinh thự đầu tiên của chính quyền, kể cả dinh công sứ Nam kỳ, nay là trụ sở Uy Ban Nhân Dân Tỉnh.
Trong chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918), kiều dân Pháp không thể về lại mẫu quốc đã chọn Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng ưa thích. Vào năm 1916, Liang Bian Palace lộng lẫy, nay là khách sạn Sofitel Place được khởi công.
Năm 1920, xây dựng bưu điện, kho bạc và trường Nazareth. Từ năm 1922, khách sạn công viên, nhà máy điện và trường cấp 2 vào năm 1927, trường cấp 3 ( trung học Yersin ) được xây từ 1929 đến 1935, nhà thờ ( sau thành nhà thờ lớn ) xây dựng từ 1931 đến 1942 .
Qui hoạch thành phố theo đề án của kiến trúc sư Hébrard được triển khai từ năm 1923.
Nhà ga xây dựng từ 1932 đến 1938, dinh thự mùa hè của Bảo Đại từ 1933 đến 1938, trường Couvent des Oiseaux vào năm 1934, viện Pasteur vào năm 1936, hàng loạt villa đã thể hiện sự thay đổi lớn ở một thành phố đang mở ra: Thành phố của giáo dục, nghiên cứu và du lịch. Dự án biến Đà Lạt thành thủ phủ của Đông Dương cuối cùng đã không triển khai nhưng trung tâm hành chính vẫn hình thành ở phía Nam thành phố, dọc đại lộ Yersin (Nay là đường Trần Phú, Trần Hưng Đạo, phường 3). Cũng trong giai đoạn này, hình thành các khu dân cư đầu tiên, các cư xá nơi tập trung các gia đình công chức và các villa sang trọng.
Vào năm 1937 hai khu nhà ở được xây dựng; phía Tây, cư xá Saint-Benoit xây dựng bên cạnh một hồ, mà nay đã chuyển thành đất canh tác, khu vực xây một loạt nhà cùng kiểu và kích thước trung bình; phía Nam, dọc theo đại lộ Paul Doumer (nay là đường Trần Hưng Đạo, Phường 10), cư xá Bellevue trông xuống hồ Xuân Hương, tại đây là một hạng villa khác hẳn đa dạng về kiểu.
Năm 1942, ở phía Bắc, cư xá mang tên Đô đốc Decoux, nguyên toàn quyền Đông dương được xây với một vài kiểu khác nhau.
Vào năm 1940, có cả thảy 530 villa ở Đà Lạt. Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như đã xảy ra vào lúc chiến tranh thế giới trước, là một giai đoạn thuận lợi cho sự phát triển của Đà Lạt. Đến năm 1946, số villa tăng lên 1000- song song đó, còn có nổ lực xây dựng cho người bản địa và cơ sở hạ tầng.
Nha địa dư là một kiểu mẫu xây dựng công sở. Kiểu kiến trúc gợi lại kiểu xây dựng của vùng Bourgone.
CT: Bản đồ quy hoạch và phá triển Đàlat
Đề án phát triển của Kiến trúc sư Lagisquet được toàn quyền chấp thuận vào năm 1943, trung tâm hành chính sẽ không được triển khai. Sau giai đoạn biến động ngắn, thành phố tiếp tục phát triển cho đến năm 1945.
Thành phố vẫn tiếp tục phát triển, nhưng phần nào mất đi nét độc đáo riêng. Do buông lỏng quản lý, thành phố dần xuống cấp, kể cả trong giai đoạn hiện diện của người Mỹ với các công trình mang tính quân sự lẫn trong giai đoạn sau 1975 với sự bùng nổ dân số. Đa số các hồ đều cạn nước và chuyển thành đất canh tác.
Ngày nay, tác phẩm Đà Lạt thành phố trên cao (1993) hoặc báo cáo về phát triển Đà Lạt (2000) đều chỉ trích việc hỗn loạn xây dựng mới, chẳng theo một quy hoạch nào cả, đang phá hỏng cảnh quan của thành phố mang dấu ấn Pháp và Việt xãy dựng suốt 60 năm. Dù có sự chuyển biến về nhận thức, dường như khó có thể lập lại trật tự thật sự trong xây dựng.
3. Khuynh hướng địa phương:
Đà Lạt được biết đến như một thành phố có kiến trúc mang “ khuynh hướng địa phương“ . Trào lưu này như thế nào? Tại Pháp, khuynh hướng địa phương xuất hiện vào nữa cuối thế kỷ XIX, trào lưu tân bản địa thể hiện qua sự đi tìm bản sắc thông qua việc gợi lại cội nguồn. Chỉ sau này nó mới trở thành nghệ thuật các nơi nghỉ dưỡng.
3.1 Địa phương cảnh quan và chủ nghĩa tân thời: sự kết hợp kiến trúc hiện đại với môi trường :
Năm 1890, ông Louis Bonnier xây dựng những biệt thự chỉ thể hiện khuynh hướng địa phương qua hình dáng và vật liệu. Kiến trúc sư đi tìm một sự hội nhập thật sự trong sự sinh động của hình thể và tính không ràng buộc trong việc chọn vị trí. Trước đó các kiến trúc sư quan tâm nhiều đến cảnh quan nhìn từ trong ngôi nhà ra. Ong Bonnier lại chủ yếu đi tìm sự hòa lẫn của ngôi nhà trong môi trường xung quanh. Hình thể của tòa nhà từ nay sẽ được tạo dáng để gắn chặt với địa thế.
Tòa nhà phải hòa lẫn vào cảnh trí, đó là sự quan tâm thường trực của kiến trúc hiện đại kể từ đó về sau.
Khuynh hướng địa phương đi tìm sự kết hợp giữa kiến trúc với cảnh trí tại chỗ, địa thế và cư dân. Nó không áp dụng các khuôn mẫu bất di bất dịch. Nó không phải là bản sao của kiến trúc truyền thống, mà ngược lại nó là kiến trúc mới, thay đổi tùy theo với môi trường xung quanh.
Khuynh hướng địa phương, trước tiên, phát triển tại các nơi nghỉ dưởng, các vùng biên giới và dọc bờ biển. Cần ghi nhận vai trò tiên phong cũa biệt thự tân xứ Normandie xuất hiện khoảng 1860 (1860 tại Houlgat, biệt thự Suzane, 1866 tại Trouville, biệt thự kiểu Normandie của dân biểu Cordier). Một số kiểu khác cũng xuất hiện: xứ Basque hoặc xứ Flandre, xứ Bretagne, xứ Provence hoặc Alsace.
Giữa năm 1900 và 1940, một trào lưu kiến trúc độc đáo ngự trị vùng bờ biển tân xứ Basque và xứ Gasconne lân cận mang đậm nét nhà truyền thống của tỉnh Labourge thuộc xứ Basque và đôi chút nhà xứ Landes.
Khuynh hướng địa phương chuyển sang giai đoạn hai và khoác lên mình đặc tính tân thời ( biệt thự Montmorency do ông Bonnier xây dựng vào năm 1905 theo đặt hàng của nhà văn Andre Gide). Giờ đây, trau chuốt trong tình thế chịu ảnh hưởng Arts & Crafts được đặt lên hàng đầu. Do muốn gắn chặt với văn hóa và cảnh trí thuần Pháp, khuynh hướng địa phương nay từ chối sử dụng quá nhiều chi tiết trang trí ( trích dẩn “sự lạm dụng trang trí” của tân nghệ thuật).
Đôi khi kiến trúc chuyển thành nghệ thuật điêu khắc với các hình khối tương phản và các mặt nghiêng hoặc ngược lại nó là sự kết hợp của hình thể rõ ràng và nhịp nhàng.
Sau thế chiến thứ nhất ( 1914-1918 ), cùng với việc tái thiết, phong trào phát triển và đạt đỉnh điểm vào những năm 1920-1930.
3.2 Vật liệu mới
Trước đây trong kiến trúc Pháp, đá là vật liêu được ưa chuộng và tượng trưng cho sự tráng lệ. Nay khuynh hướng địa phương sử dụng các vật liệu kinh tế hơn, kết hợp khung gỗ với ngói và chất phết ; trước kia các loại vật liệu này thuộc giới bình dân, nay ngược lại được nâng cấp. Phần phủ ngoài mang tính địa phương và khớp với các vùng du lịch. Về sau, ngói công nghiệp, thậm chí tôn tấm sẽ thế chỗ vật liệu truyền thống.
3.3 Thay đổi đối tượng khách hàng
Từng bước một, khuynh hướng địa phương xuống các nấc thang xã hội, khiến các nhà tiên phong thay rời nó. Trước đó, biệt thự địa phương có đối tượng khách hàng là tầng lớp thượng lưu quốc tế đi nghỉ đông ở Normandie, vùng Côte d’Azur hoặc bờ biển xứ Basque. Giờ đây nó nhắm đến tầng lớp trung lưu và tầm thường hơn.
Tại triển lãm nghệ thuật trang trí và công nghiệp tân thời tổ chức năm 1925, trường phái nghệ thuật trng trí chiếm vị trí hàng đầu, song song đấy “ ngôi làng Pháp “ cũng đã thành công lớn ( tái tạo một ngôi làng gồm nhiều ngôi nhà xây dựng theo địa phương các kiểu ). Một vài ngôi nhà hiếm hoi theo lối tân thời của Mallet –Stevens hoặc Le Corbusier bị rẽ rúng.
Nối ra cuộc đối đầu giữa phái tân thời ( chỉ trích sự vay mượn quá khứ trong kiến trúc bị gọi là lạc hậu ) và theo khuynh hướng địa phương ( hoặc dân tộc ) bài bác sự phủ định sạch trơn của trường phái kiến trúc tân thời.
3.4 Hiện đại địa phương
Cuối cùng, đến năm 1937, tại hội nghị quốc tế về truyền thống dân gian, có được sự liên minh các kiến trúc sư bị dằng xé một bên là mong muốn canh tân (phái hiện đại) và một bên là sự quyến luyến các truyền thống ( phái dân tộc ). Đó là giai đoạn kết thúc của khuynh hướng địa phương ; và sau đó ở châu Au lại chuyển hướng qua các mục đích chính trị: không còn là dân tộc địa phương mà chuyển thành dân tộc quốc gia, bài Đức, chống lại chủ nghĩa quốc tế, các vùng được tâng bốc là thành phần tạo nên tinh thần “Pháp”.
3.5 Khuynh hướng địa phương và tiên phong.
Vì sao lại có sự hiện diện của lối kiến trúc Pháp mang tính địa phương luôn có tôn chỉ là bảo vệ các di tích lịch sử và cảnh quan của Pháp, khẳng định vị trí của nó trong kinh tế du lịch. Vì nguyên nhân gì lại tạo nên tại Đà Lạt một mô hình nước Pháp thu nhỏ? Không thể là vì cùng những mục đích chính trị, xã hội như nhau. Dường như là, khuynh hướng địa phương, khi trở thành biểu trưng của các nơi nghỉ dưỡng, đã thâm nhập vào Đà Lạt một cách tự nhiên và lẳng lặng.
Chúng ta chứng kiến sự tồn tại song song của hai khuynh hướng dân tộc và hiện đại. Đa số các biệt thự sẽ mang đậm nét của khuynh hướng thứ nhất, trong khi chỉ một ít tòa nhà chịu ảnh hưởng của khuynh hướng thứ hai như dinh toàn quyền, dinh Bảo Đại, các biệt thự đường Trần Hưng Đạo ( trước là đại lộ Paul Doumer ).
Khuynh hướng địa phương không phát triển trong nội ô, lối kiến trúc này là đặc thù của vùng ven hoặc nông thôn.
- Kiến trúc và Quy hoạch đô thị ở Đà Lạt : hiện trạng
4.1. Khu trung tâm
Về mặt địa lý, trung tâm thành phố được nhận dạng bởi quảng trường Hòa Bình nơi có rạp hát và đường khu Hòa Bình bao quanh đảo trung tâm. Từ đây có nhiều con đường tỏa ra theo dốc xuống. Dù có một số công trình được xây dựng sau thời Pháp, khu vực này thật sự là chứng tích của giai đoạn thành phố lập nên.
Những con đường bao quanh quãng trường vẫn còn giữ lại nhiều tòa nhà có cấu tạo đơn giản, tường được trát vôi, mái lợp ngoí có 2 dốc, có đốm tròn ở gốc đường. Một số tòa nhà xây dựng sau vẫn giữ sự sắp đặt này. Tính nhất quán được tạo nên bởi sự tôn trọng vật liệu sử dụng, kích thước, theo dãy và tính đồng bộ các ô cửa, đường cống và đinh nó, thẳng hàng với các tuyến đường. Tính cân đối của các khối và sự hiện diện ác khoảng sân tạo cho các con đường này một tổng thể đô thị thoáng đãng.
Ngày nay việc tối ưu hóa không gian và các qui định của pháp luật dẫn đến tình trạng là các căn nhà thường có mặt tiền hẹp ( từ 3.80m đến 5.6m chiều ngang) và cao, mái bằng làm sân thượng và không ăn nhập phần xây dựng nguyên thủ. Tòa nhà bê tông và gạch trát vữa như đè bẹp nhữngn căn nhỏ và thấp hơn bởi khối lượng của nó, những vách tường ngang không trổ ô cửa, chụp bóng phủ lên dãy mái ngói lân cận. Ở mặt tiền, vật tư sử dụng lại không tương thích với không gian ; vữa xi măng, ốp gạch men, cửa kính àu nhô ra, lan can lấn không gian, phần sắt cầu kỳ và nặng nề, phần mộc chẻ ô lớn và nhỏ, màu sắc hổn độn…
Những ngôi nhà hẹp và dài như thế được gọi là “nhà ống “ và ít khi có được khoảnh sân. Chỉ những phòng trông ra đường và một ít phòng ở cuối nhà là được hưởng ánh nắng mặt trời và góp phần đưa ánh sáng vào các phòng thông qua cửa sổ. Việc thiếu khí trời, thiếu diện tích, thiếu cây xanh đặt re nhiều vấn đề về sức khỏe và thoát nước : nuo1c mưa không được hấp thụ sẽ dẫn đến việc bão hòa hệ thống làm sạch nước.
Chúng tôi cũng nghi ngại về chất lượng nước kết cấu: liệu một căn nhà sâu hẹp và cao, không tầng hầm, kết cấu bê tông với các tấm sàn mảnh mai sẽ chuyển hóa như thế nào? Hình thức “nhà ống” đang phổ biến ở Việt nam và là một sự phi lý về mặt xây dựng, về chức năng và về vệ sinh môi trường, nó góp phần phát triển hình thức “phi đô thị”.
Việc tôn tạo khu trung tâm không được đặt ra. Các biển và hộp quảng cáo vây lấy các mặt tiền nhà. Người đi bộ không còn chỗ khi các xe cơ giới ồn ào đã tung hoành hết các ngã đường, thế mà thực chất, điều mà khách du lịch cần là có thể thả bộ một cách an toàn trên các phố trung tâm để đi mua sắm, tìm một quán giãi khát hoặ tiệm ăn. Trong tuần có một vài buổi tối xe cộ bị cấm lưu thông để khách bộ hành có thể đi dạo đêm. Sáng kiến này được hoan nghênh nhiều.
4.2. Tính chất quy hoạch đô thị nhà ở
Di chuyển ra ngoài khu vực trung tâm, chúng ta gặp tổng thể xây dựng chủng loại hoàn toàn khác, được chia lô hoặc theo lối biệt thự. Ba kiểu nhà được nhận diện theo diện tích đất.
Loại thứ nhất là biệt thự lớn được xây trên một khu đất rộng ( hơn 1000m2) đa dạng, độc đáo và được một kiến trúc sư thiết kế.
Những biệt thự trên, đúng trong truyền thống những biệt thự lộng lẫy kiểu Pháp, ưu tiên lắp đặt nhiều ô cửa để có thể phóng tầm nhình ra xa.
Hai loại sau là khu phân lô có mật độ trung bình ( diện tích đất từ 500m2 đến 1000m2) và mật độ lớn ( diện tích đất dưới 500 m2). Đối với khu vực có mật độ lớn nhất, nhà được xây theo cùng một mẫu nhà duy nhất. Thông thường trong một cụm sẽ có hai ba mẫu nhà hoặc nhiều hơn nữa. Mái thường có hai dốc vai tường đầu hồi.
Tại Pháp, mô hình đô thị vườn thay thề khu ở tập thể đô thị để chuyển thành một tập hợp nhà cá nhân., không còn các cơ sở hạ tầng nông nghiệp, công nghiệp hoặc kinh doanh trước kia. Dường như Đàlat phát triển theo tinh thần trên. Quan tâm hàng đầu là phải hòa nhập vào môi trường xung quanh. Kết quả là sự cân bằng giữa phần xây dựng và các khoảng không gian trống.
Các vùng này cũng đang gặp phãi những vướng mắc như khu trung tâm thành phố. Đất đai bị chia nhỏ và xuất hiện đô thị kiểu mới ; quy hoạch của các trung tâm nhà hẹp sâu và cao. Nếu ngôi biệt thự vẫn tồn tại, thông thường nó lại bị kẹp giữa hai công trình xây dựng mới, ngoại khổ.
Trong số rải rác các biệt thự mới xây, hiếm có căn nhà nào thể hiện được chất lượng kiến trúc và hòa nhập với môi trường xung quanh : xây dựng trong nặng nề, khối đồ sộ không khớp chuyển mềm mại, cách chọn vật liệu không phù hợp và lớp phủ ngoài cùng kiểu với các căn nhà khu trung tâm.
4.3 Một di sản đặc biệt
4.3.1 Thế mạnh tự nhiên và văn hóa
Là thủ phủ của tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt có 130.000 dân. Đàlat phát triển nhờ vào khí hậu ôn hòa thuận lợi cho nông nghiệp cũng như nhờ vào di sản tự nhiên và kiến trúc của mình.
Các nhà khí tượng đã đặt tên cho Đà Lạt là “ thành phố của mùa xuân “ nhờ nhiệt độ tại đây chỉ dao động từ 10 o C vào mùa đông đến 20 o C vào mùa hè. Khí hậu lý tưởng để trồng hoa ( hoa hồng, hoa lan, hoa trà, huệ tây, cẩm chướng, thược dược ) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (trồng dâu tây, phúc bồn tử), các loại hoa quả khác: trồng rau, cà phê, chăn nuôi.
Du lịch sinh thái phát triển nhờ di sản tự nhiên: vườn quốc gia Cát Tiên ( rừng nguyên sinh rộng 16.0000 Ha với hệ sinh thái đa dạng và phong phú), rừng thông, thác nước ( Prenn, Datanla…), cảnh quan các hồ ( hồ Xuân hương, hồ Than thở, hồ Tuyền Lâm…), các tuyến du lịch dã ngoại, thể thao cảm giác mạnh như dù lượn ( núi Lang Biang cao 2169m, ở cách Đà Lạt 12 km về hướng Bắc), du lịch dân tộc có nơi tham quan lý tưởng với các bộ lạc ít người của cao nguyên làng Lat, ngay chân núi Lang Biang, quanh hồ Dankia.
Đà Lạt là một địa chỉ được ưa chuộng vì là điểm đến của người đi nghỉ dưỡng tìm khí hậu mát dịu. Đó cũng là chức năng ban đầu của Đà Lạt. Nhiều đôi vợ chồng mới cưới chọn Đà Lạt là nơi hưởng tuần trăng mật và người Việt thích gọi Đà Lạt là “ Paris của phương Đông” hoặc “ Paris nhỏ”, có lẻ tên gọi là “Nước Pháp nhỏ” phù hợp hơn.
Khách du lịch vừa gồm giới phổ thông lẫn tầng lớp giàu có hơn. Khách cao cấp tìm đến các khách sạn chất lượng cũng như sân đánh Golf.
4.3.2 Trường hợp duy nhất ở Châu Á.
Chúng tôi có dịp trình bày về di sản kiến trúc và đô thị của Đà Lạt và cũng xin thêm rằng chính di sản ấy đem đến cho thành phố bản sắc và không gian độc đáo. Với các biệt thự và khách sạn nằm ven hồ Xuân Hương, Đà Lạt mang dáng vẻ của một thành phố dưỡng bệnh nước khoáng. Ngược lại, ở ven rừng, Đà Lạt là một ngôi làng cao nguyên. Trong các khu nhà ở, mật độ lớn các tư gia gợi đến các vùng tập trung biệt thự nhỏ ở Pháp. Có thể nói thêm nữa về tính đa dạng của Đà Lạt.
Chất lượng và tính đa dạng trong kiến trúc biến Đà Lạt là nơi độc đáo. Không chỉ tự thân độc đáo, nếu là ở Pháp đã là độc đáo, càng độc đáo hơn khi đặt trong bối cảnh Châu Á. Tìm khắp Châu Á, liệu có Thành phố nào như thế không? Đà Lạt có một không hai, điều đó hấp dẫn du khách và chinh phục họ nữa? Đà Lạt tập trung nhiều thuân lợi và phải biết đưa vào thế mạnh này để trở thành một địa chỉ hàng đầu.
4.4. Hình dáng và vật liệu
4.4.1. Vật liệu
Khuynh hướng địa phương sử dụng lại các vật liệu trước kia được sử dụng trong kiến trúc truyền thống tại Đà Lạt, các tiến hành cũng như trên.
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ &
ĐỀ XUẤT BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT.
Nội dung khoa học của đề tài:
1. Mục tiêu khoa học của đề tài:
Đưa ra được những khung tiêu chí đánh giá, xếp hạng đối với từng loại hình (công trình công cộng, biệt thự…), mức độ và phương pháp bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ( thời thuộc Pháp) tại thành phố Đà Lạt.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và luận giải sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.
( Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những mặt mạnh mặt yếu của những công trình nghiên cứu đã có, làm rõ lịch sử của quá trính nghiên cứu đối với lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Từ đó nêu rõ tình huống nảy sinh vấn đề nghiên cứu, luận chứng, cụ thể hóa được tính cấp thiết của đề tài và những vấn đề mới về KH&CN mà đề tài đặt ra nghiên cứu).
3. Tình trạng đề tài: Mới.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài:
5. Tính cấp thiết của đề tài:
6. Những vấn đề mới về (lý luận và thực tiễn) đề tài đặt ra nghiên cứu.
7. Cách tiếp cận.
8. Nội dung nghiên cứu;
9. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
10. Hợp tác quốc tế
11. Tiến độ thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.