Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Thành nhà Hồ
































Thành Nhà Hồ ( hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly-lúc bấy giờ là tể tướng xây dựng vào năm 1397. Tương truyền thành này chỉ xây có ba tháng thì xong. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, dày im, có tấm nặng tới 15 - 20 tấn. Thành có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền- hậu- tả - hữu. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau. Cổng tiền ( phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82m, cao 5,75m, hai cửa bên rộng 5m45, cao 5,35, (ba cổng còn lại chỉ có một cửa). Tường thành cao trung bình từ 5 -6 in, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10m.



Cổng thành nhà Hồ

Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông rời đô về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh thìn ( 1400) sau khi lên ngôi vua thay nhà Trần, Hồ Quý Ly đổi tên nước thành nước Đại Ngu ( 1400 - 1407). 

Theo sử sách ghi lại thì trong thành có điện Hoàng Nguyên, cung Diên thọ, Đông cung, núi Thọ kỳ, Dục tượng ... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Đến nay do thời gian và chiến tranh hủy hoại các kiến trúc khác không còn nữa, chỉ còn tường thành và bốn cổng thành là còn nguyên vẹn.




Khai quật khu di tích Đàn Tế Nam Giao tại thành nhà Hồ
Thành Nhà Hồ là một di tích văn hóa - lịch sử được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Đây là thành cổ duy nhất được xây dựng bằng đá, gắn với một triều vua tuy ngắn (1400 -1407) nhưng đã có những cách tân đáng ghi nhận như cải cách thi cử, mở mang trường học, đề cao chữ nôm, phát hành giấy bạc.

Ngày nay Thành Nhà Hồ đã và đang được từng bước trùng tu, tôn tạo nhằm trước hết là khôi phục và gìn giữ một công trình kiến trúc độc đáo đã có trên 600 năm và là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước mỗi lần đến Thanh Hóa.

Theo vanhoavietnam.vn
http://www.vietnamculture.com.vn/show.aspx?cat=010001&nid=1533

Thành nhà Hồ

Theo sử sách, đá được dùng để ghè đẽo thành những khối đá vuông vắn xây thành nhà Hồ được lấy từ đá khu vực núi Nhồi (Thanh Hóa)
Cổng thành phía Đông của thành đá giáp với làng Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa)
Từ 4 cổng chính của thành được người dân địa phương sinh sống xung quanh mở đường theo hình dấu cộng (+) để thuận tiện cho việc đi lại và thông thương.
Theo người già ở xã Vĩnh Tiến cho biết: Trong quá trình canh tác làm ruộng trong nội thành, thỉnh thoảng vẫn lật lên những mảnh gốm, viên gạch có từ thế kỷ 14 và đã giao nội cho Ban quản lý di tích Thành Nhà Hồ.

Chiều dài và chiều rộng nội thành khoảng hơn 1km. Trong triều đại nhà Hồ (từ năm 1400 - 1407) đã từng là kinh đô của nước Việt. Qua thời gian và giặc giã tàn phá nay là ruộng canh tác của người dân sinh sống xung quanh.
Cổng phía bắc Thành Nhà Hồ.
Thành được xây dựng trên bình đồ gần vuông, chiều dài của tường thành đông, tây là 877m và nam, bắc có chiều dài 880m.


Cổng thành phía Nam, nơi du khách bắt đầu hành trình thăm quan Thành Nhà Hồ

Một trong 3 cửa cổng thành phía Nam vẫn như nguyên vẹn trước thời gian
Những phiến đá lớn được gọt đẽo công phu, xếp nên cổng thành theo lối "Thượng thu - Hạ phách"
Có những phiến đá rộng tới 5,3m
Cổng thành phía Tây
Những phiến đá chèn nhau không cần chất kết dính tạo nên nét đặc trưng của cổng Thành Nhà Hồ
Rất nhiều hiện vật đời Nhà Hồ được tìm thấy trong và ngoài Thành:
Bi đá được tìm thấy sau quá trình khai quật
Đồ đất nung được tìm thấy tại Thành Nhà Hồ
Các hiện vật trong Phòng trưng bày bổ sung di tích Thành Nhà Hồ
Nhiều hiện vật được tìm thấy ở Thành Nhà Hồ mang nhiều giá trị văn hóa
Giếng Vua trong quần thể khu di tích đã được phục dựng nguyên trạng
Dấu tích còn lại của đôi rồng đá được đặt ở chính giữa đường vào cung điện dưới triều nhà Hồ (1400 - 1407). Tương truyền sau khi Hồ Quý Ly thất thủ trước giặc Minh (1407), gặc Minh đã tràn vào nội Thành đốt phá cung điện và chặt đầu rồng.
Kết cấu của tường thành bên trong là hào đất, bên ngoài đá xếp. Theo các sử gia cho biết: Việc đắp hào đất bên trong sẽ thuận tiện cho việc di chuyển các khối đá khổng lồ để xếp tường thành tạo sự vững chãi cho tường thành và thuận tiện cho việc phòng thủ khi có chiến tranh. Đây là công trình kiến trúc quân sự vĩ đại của Nhà bác học Hồ Nguyên Trừng (con trai Hồ Quý Ly) còn sót lại cho đến ngày nay.
Bên ngoài tường thành, là lưu vực phù sa của sông Mã, với những cánh đồng mầu mỡ là nơi lý tưởng để xây dựng kinh đô nước Đại Ngu dưới triệu đại nhà Hồ năm 1400 (Đại Ngu là tên một loài hoa thơm, lý tưởng của Hồ Quý Ly là muốn xây dựng một quốc gia phong kiến để lại tiếng thơm cho đời sau )
Để di chuyển và xếp những viên đá xanh khổng lồ thì kiến trúc sư Hồ Nguyên Trừng đã cho làm các con lăn bằng đá. Sau khi thành xây xong hàng triệu con lăn như thế này lưu lạc trong nhân dân và được Ban quản lý di tích Thành Nhà Hồ sưu tầm và trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu về lịch sử xây dựng Hồ Thành.
Các viên đạn đá được thiết kế bởi nhà quân sự Hồ Nguyên Trừng dùng để phòng thủ khi có giặc tấn công Hồ Thành.
Chiều 27-6 (theo giờ Pháp), tại cuộc họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), di tích Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Thành Tây Đô (hay còn gọi là thành nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.

Góc Đông Nam
Góc Đông Bắc
Tường thành phía Đông Bắc
Tường thành phía Đông Nam
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
NTO - Thành Tây Đô - Thành lũy bằng đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
Một góc thành Tây Đô
Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

NTO - Thành Tây Đô - Thành lũy bằng đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
Cổng thành phía Đông
Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ. Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nộithành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

NTO - Thành Tây Đô - Thành lũy bằng đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
Đôi Rồng trên trục đường cửa Nam - Bắc của thành
Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai). Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).

NTO - Thành Tây Đô - Thành lũy bằng đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
Các cung điện, dinh thự trong khu vực thành đã bị phá huỷ, di tích còn lại hiện nay là 4 cổng thành bằng đá cuốn vòm, tường thành và đặc biệt là Di tích Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn. Trong các phế tích đáng chú ý có nền chính điện chạm một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3,62 m.

NTO - Thành Tây Đô - Thành lũy bằng đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á
Thành Tây Đô thể hiện một trình độ rất cao về kĩ thuật xây vòm đá thời bấy giờ. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.
Thành Nhà Hồ sắp trở thành Di sảnĐược xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
Cổng Nam
Cổng Bắc
Cổng Đông
Cổng Tây
Khu di tích thành nhà Hồ với trung tâm là thành nhà Hồ, nằm ở phía tây huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Khu di tích này nằm giữa sông Mãsông Bưởi, thuộc địa giới hành chính các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, thị trấn Vĩnh Lộc, một phần xã Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Lộc) và một phần xã Thạch Long (huyện Thạch Thành). Ngoài thành nhà Hồ, được gọi là thành trong, khu di tích này có:

Thành nhà Hồ đã được xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962. Mặc dù có nhiều dự án tôn tạo nhưng vẫn chưa được triển khai và thiếu công tác nghiên cứu cơ bản, các cổ vật đang bị phân tán và tòa thành bị tôn tạo "không đúng cách".

Tháng 6 năm 2011, thành Tây Đô đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp L.Bezacier, chuyên nghiên cứu về văn hóa Đông Dương, đã nhận xét về thành nhà Hồ như sau: “Thành cổ này là một mẫu mực độc nhất về việc sử dụng những khối đá vôi to lớn, được đẽo gọt và ghép một cách rất tài tình...”.
Công trình kiến trúc độc đáo
Thành nhà Hồ được xây bên ngoài bằng đá nguyên khối, bên trong chủ yếu được đắp đất. Thành có bình đồ kiến trúc hơi vuông với hai mặt nam - bắc dài hơn 900m, hai mặt đông - tây dài hơn 700m, độ cao trung bình 7-8m, có nơi như ở cửa phía nam cao tới 10m.
Những phiến đá xanh dùng xây tường thành được đẽo vuông vức, công phu, có tấm rất to (ở cửa Tây): dài 5,1m, rộng 1,59m, cao 1,3m. Chúng được xếp chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn bền vững sau hơn 600 năm. Các phiến đá ở bốn cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc được xếp theo hình múi cam, tất cả đều có kích thước rất lớn.
Ngày trước cổng thành có hai cánh cửa dày, nặng và chắc, thể hiện qua dấu vết còn lại đến hôm nay là những lỗ đục vào đá và chỗ lắp ngưỡng cửa; cửa được đóng mở nhờ bánh xe lăn, khóa bằng chốt ngang. Điều đáng ngạc nhiên là một công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà theo tương truyền của nhân dân địa phương, thành chỉ được xây trong vòng ba tháng.
Hướng đến di sản văn hóa thế giới
Thành nhà Hồ được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho biết: “Dù đã trải qua hơn 600 năm tồn tại nhưng di tích này là kinh đô cổ nhất ở nước ta vẫn còn tương đối nguyên vẹn kiến trúc bề mặt, trong khi còn nhiều hiện vật, di vật nằm trong lòng đất chưa được khai quật.
Từ năm 2004 đến nay, các nhà khảo cổ học đã khai quật khu vực nền vua (thuộc nội thành), La thành, đàn tế Nam Giao, cửa phía Nam của thành, phát hiện toàn bộ sân trước, sân sau của khu vực Ngọ Môn cùng hàng nghìn di vật, hiện vật rất có giá trị của triều đại nhà Hồ...”.
Được sự ủy quyền của Chính phủ, tháng 9-2009 UBND tỉnh Thanh Hóa đã hoàn tất hồ sơ di sản thành nhà Hồ và trình UNESCO. Trong quá trình vận động đề cử thành nhà Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới, ngày 22 và 23-1-2011 UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Vụ Văn hóa đối ngoại - UNESCO (Bộ Ngoại giao) đã có buổi làm việc, giới thiệu thành nhà Hồ với đoàn ngoại giao 21 quốc gia thành viên thường trực Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO; qua đó nhiều câu hỏi của đại diện đoàn ngoại giao Indonesia, Myanmar, Trung Quốc... đã được đặt ra với chính quyền tỉnh Thanh Hóa về việc bảo tồn, phát huy giá trị thành nhà Hồ nếu như được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Phát biểu tại buổi làm việc, bà Katherine Muller Marin, trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, chia sẻ: “Trong quá trình vận động đề cử, theo tôi, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần cam kết có trách nhiệm đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, phát huy di sản này, đặc biệt là nâng cao đời sống của người dân quanh khu vực. Riêng cá nhân tôi rất có ấn tượng về di sản thành nhà Hồ, nhất là đàn tế Nam Giao, giếng Vua ở quần thể di tích này”.
Ông Phạm Sanh Châu, vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại - UNESCO, cho rằng: “Cần phải nêu bật giá trị to lớn của di sản thành nhà Hồ; trong đó tập trung giới thiệu về sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, giữa Nho giáo và Phật giáo ở khu vực này; giới thiệu những cải cách vượt bậc của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực kinh tế, kiến trúc. Việc xây dựng hồ sơ thành nhà Hồ, đề cử trở thành di sản văn hóa thế giới là cách chúng ta tri ân triều đại nhà Hồ nói chung và vua Hồ Quý Ly nói riêng...”.
Cũng theo ông Phạm Sanh Châu, triển vọng thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới trong năm 2011 là rất khả quan. Chúng ta nhiều hi vọng sẽ có được kết quả tốt nhất tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới tổ chức ở Bahrain tháng 6-2011.
Đã có hẳn một dự án 400 tỷ đồng "ngấp nghé" (dù bây giờ chưa hiểu thực hư thế nào) cho nó. Năm ngoái, Tổng cục Du lịch công bố một dự án du lịch Thành nhà Hồ trị giá 92,7 tỷ đồng, mà một trong ba hạng mục đầy hứa hẹn là thành lập một khu bảo tàng cho di tích để thu thập cổ vật lưu lạc trong dân... Lại từng có một dự án 20 ngàn đô giao cho Bảo tàng tỉnh để tôn tạo một số khu vực tường thành bị đổ.
Nhưng đến bây giờ, 400 tỷ đồng vẫn chưa thấy đâu. Bảo tàng Thành nhà Hồ (chỉ của Tổng cục Du lịch) không biết đã gom góp được những cái gì (!?). Còn dự án 20 ngàn đô kể trên thì đúng là... tiền mất tật mang! Chẳng thế mà ông Ngô Hoài Trung, Giám đốc Sở VH-TT Thanh Hóa quả quyết, nếu có tiền tôn tạo, thể nào họ cũng phải "chữa" cho bằng được những chỗ mà xưa đã trót bảo tồn "không đúng cách". Số là, lần đó Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã đục những viên đá xù xì và kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với đá gốc của thành để xếp lên lớp cũ, kết quả tạo nên một sự tương phản ngớ ngẩn giữa chúng với những viên đá khổng lồ nhẵn thín của người xưa (như tấm đá to ở cửa phía tây, kích thước lên tới 5,1 x 1,5 x 1,3 m).
Hay cuu lay di tich Thanh nha Ho
Nội thành với con đường "dân sinh" lớn chạy ngang, đồng lúa xanh ngút mắt và cả... ao cá!
Còn những gì thực đang diễn ra đối với khu thành quý này có thể tạm hình dung như sau. Theo con số chính xác do tỉnh Thanh Hóa đưa ra, 132 hộ dân hiện đang cư trú trong khu vực giữa Hoàng Thành và La Thành tính từ hào trở vào. Toàn bộ phần hào đã bị dân lấn và lấp gần hết. Trong nội thành, hơn 70 hecta đất đã được cấp sổ đỏ cho dân canh tác. Đến Thành nhà Hồ một hai tháng tới, có thể thấy đồng lúa ngút mắt. Và thấp thoáng giữa màu xanh ấy là một chiếc lều con con. Ấy là vì trong mấy chục hộ canh tác, lại có một hộ không trồng màu mà tận dụng chiếc ao có sẵn nuôi cá để tăng gia, thế là phải làm một cái lều để trông cá!
Xây dựng năm 1397, chỉ trong vòng 6 tháng, Thành nhà Hồ giữ vai trò kinh đô nước Đại Việt trong 3 năm cuối cùng của triều Trần. Tên chính thức của nó là Tây Đô, để phân biệt với Thăng Long - Đông Đô. Tiếp đó, nó trở thành kinh đô của nước Đại Ngu trong vỏn vẹn 7 năm, 1400-1407. Đây là tòa thành duy nhất của VN xây bằng đá, và giữ kỷ lục là công trình được người VN thiết kế xây dựng nhanh nhất; với Hoàng Thành bằng đá bên trong và La Thành bằng đất bao bên ngoài. Giữa hai lớp thành là một hào rộng. Mỗi chiều thành dài 900m, được ghép bằng những khối đá lớn. Tính trung bình chiều cao tường thành là 5-6m, có nơi lên tới 10m. Trải qua 6 thế kỷ nhưng kiến trúc trên mặt đất của Thành vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt, thành vẫn còn nguyên cả 4 cổng, lớn nhất là cổng phía nam với ba vòng cuốn, rộng 38m, cao 10m. Ngoài ra xung quanh thành còn có những di tích liên quan, như núi Đồ Sơn, Ly Cung, Đàn Tế Nam Giao.
Vào những ngày không phải làm ruộng, công việc của nhiều người rất có thể là... thử đào xem trong thành có cổ vật gì quý có thể bán được không! Anh Lê Văn Sự, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Lộc, kể: "Tôi thấy dân làm ruộng nhặt được nhiều di vật cổ vật lắm. Cách đây mấy năm, có anh đào được một cái đầu rồng, nhưng thấy rồi, anh ta lại lấp đất lại, đưa ra tối hậu thư là ai muốn mua hoặc muốn "chuộc" thì phải trả giá trước rồi anh ta mới chỉ chỗ cho. Sau bảo tàng tỉnh phải "bồi dưỡng" cho gia đình anh ta 800 ngàn để lấy về chiếc đầu rồng bằng đá xanh đó. Ngoài ra, các viên bi dùng để lăn đá ngày xưa, các phiến đá có hoa văn... thì trong dân còn nhiều".
Các đầu nậu công khai vào trong dân tìm mua cổ vật. Dân đào được nhiều trống đồng, nhất là ở khu vực Bến Trác (phía bắc thành). Chỉ một số ít sau được thu hồi đưa về bảo tàng. Còn thì nhiều vụ dân vào đào trộm ban đêm, rất khó bắt. Chính anh Sự đã nhiều lần phải đưa công an đi phục trong thành mới thu được một số cổ vật.
Với bốn cổng, Thành nhà Hồ vô hình chung tạo thuận lợi cho sự hình thành hai con đường cắt hình chữ thập đi qua thành. Lâu nay người ta vẫn biến nó thành đường dân sinh, thậm chí cả quốc lộ cũng có thời kỳ chạy qua đó. Đáng mừng là cách đây vài tháng, Bộ Giao thông đã đầu tư cho một con đường uốn mãi phía ngoài thành, tránh cho những bức tường khỏi rung lên sau mỗi chuyến xe hàng lớn ầm ầm chạy qua.
Nhiều đoạn thành bị sụt, nghiêm trọng nhất là ở phía đông bắc. Nơi đây thành gần như không còn chiều cao vốn có. Các kiến trúc gờ cuốn không còn, các cửa thành bằng gỗ bị nước mưa rò rỉ. Như để điểm thêm một nét đặc tả vào bức tranh hoang phế đó, cây cối mọc lan trên nhiều đoạn mặt thành.
Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN, đành rằng ở VN có nhiều công trình không được nghiên cứu cơ bản một cách bài bản; nhưng cũng không thể kéo dài việc này, nếu có, đến 20 năm. Bởi vì bảo vệ những kết quả khai quật đã được phát lộ là việc rất khó thực hiện ở nước ta. Riêng đối với Thành nhà Hồ, hiện dân đã cư trú trong thành, đất canh tác trong nội thành thậm chí đã được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ. Điều đó không những phương hại trực tiếp, mạnh mẽ đến di tích mà còn rất phiền phức cho công việc giải phóng mặt bằng sau này khi chúng ta bắt tay vào khai quật và bảo tồn.
Trong viễn cảnh ấy, trước mắt thành nhà Hồ cần được giữ gìn, bảo vệ nghiêm ngặt như một báu vật quốc gia bởi theo các nhà khoa học, trong lòng đất dưới di sản này còn chứa đựng trong đó một kho hiện vật khổng lồ liên quan đến nhà Hồ - một triều đại còn rất nhiều bí ẩn cần được nghiên cứu trong tương lai.
Trong thành nay vẫn còn nhiều hiện vật: những viên gạch đất nung dùng để xây dựng đoạn tường gạch bên trên tường thành bằng đá xếp, nhằm tạo độ cao để từ trong thành dễ quan sát bên ngoài; các viên bi đá được dùng kết hợp với con lăn để vận chuyển những khối đá lớn khi xây tường thành; những viên ngói đầu đao, đầu rồng với hoa văn tinh xảo dùng để trang trí bộ mái cung điện bên trong thành; cùng nhiều đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh đóng thuyền... và các đồ gốm gia dụng.


Thành Thọ Hạc - Xây dựng theo kiến trúc Vauban phòng ngự lợi hại
14:50 - 3/3/2012   |  311 Lượt xem  |  1  Bình chọn
Vị trí trên bản đồ
NTO - Hạc thành hay thành Thọ Hạc, còn gọi là Trấn thành Thanh Hóa, là trấn lị của trấn Thanh Hóa thời nhà Nguyễn. Nay tọa lạc ngay trung tâm thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh HóaViệt Nam.
Năm 1804, vua Gia Long hạ chiếu chỉ di dời lị sở của trấn Thanh Hóa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa đến làng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn (nay thuộc phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa), đồng thời tiến hành xây dựng thành trấn lị. Trấn thành Thanh Hóa hình lục lăng, có chu vi 630 trượng (gần 2,6km), cao 1 trượng (khoảng 4,7m), có hào bao quanh mặt ngoài. Thành mở 4 cửa: Cửa tiền phía Nam, cửa hậu phía Bắc, cửa tả phía Đông Nam, cửa hữu phía Tây Nam. Trong Thành là nơi ăn ở, trị vì của các quan đầu tỉnh.
NTO.vn - Thành Thọ Hạc - Xây dựng theo kiến trúc Vauban phòng ngự lợi hại
Về Hạc Thành, Đồng Khánh dư địa chí viết: Thành tỉnh ở địa phận xã Thọ Hạc huyện Đông Sơn. Thành xây bằng gạch đá, chu vi 630 trượng (khoảng 2.960m), cao 1 trượng (khoảng 4,7m), có 4 cửa, hào rộng 9 trượng 3 thước (khoảng 43,7m) sâu 7 thước (khoảng 3,3m). Các vệ Tuyên Vũ, Hùng Vũ, Nhuệ Vũ bao vòng phía trước; Quảng Vũ, Nghĩa Vũ bao vòng phía sau; Túc Vũ, Công Vũ bao vòng bên trái; Trang Vũ, Kiện Vũ, Cương Vũ bao vòng bên phải. Đồn thủy quân ở địa phận Nam Ngạn, hai vệ Tả, Hữu đóng ở đây. Đàn Xã tắc ở phía tây bắc thành. Đàn Tiên Nông ở phía đông nam thành. Đàn Sơn xuyên ở phía tây nam thành. Văn miếu ở phía đông bắc thành. Miếu Hội đồng ở phía nam thành. Vũ miếu ở phía tây thành. Học xá ở phía nam thành. Trường thi ở phía đông bắc thành.
Giống như các hào lũy xây dựng đầu triều Nguyễn Gia Miêu, thành có kiến trúc Vauban. Kiểu cấu trúc phòng ngự lợi hại, từng được thử thách ở Diên Khánh trước quân Tây Sơn (và ở Quy thành Sài Gòn trước chính quân đội Nguyễn).
Thời thuộc Pháp, tỉnh Thanh Hóa thuộc quản lý của triều đình Huế, có dinh công sứ Pháp bên ngoài Hạc Thành, trong thành có các chức quan đầu tỉnh là tổng đốc, bố chánh và án sát.
Ngày nay, các đường phố ở khu vực Hạc Thành gồm có:
* Đường xuyên tâm: Đường Hạc Thành chạy theo hướng Bắc - Nam, đại lộ Lê Lợi chạy theo hướng Đông - Tây.
* Đường theo chu vi: nửa phía đông của cửa Tiền nay là phố Cửa Tiền; cửa tả (phía đông nam) nay là một phần phố Lê Hồng Phong; cửa hậu nay gồm phố Hàng Đồng (phía đông bắc), một phần phố Triệu Quốc Đạt (phía bắc). Các phần chu vi còn lại của thành nay nằm giữa các khu dân cư.
* Các đường phố khác: phố Cửa Tả chạy theo hướng đông đông nam giao với phố Lê Hồng Phong tại vị trí Cửa tả cũ; phố Cửa Hữu chạy theo hướng tây từ điểm giao với đường Dương Đình Nghệ đến vị trí Cửa hữu cũ rồi chạy tiếp đến điểm giao với đường Hạc Thành.
Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Thành Thọ Hạc - Xây dựng theo kiến trúc Vauban phòng ngự lợi hại14:50 - 3/3/2012
Lũy Đào Duy Từ - Hệ thống thành mang tính chất phòng ngự ở Thanh Hóa
16:20 - 9/8/2011   |  834 Lượt xem  |  3  Bình chọn
NTO - Lũy Thầy (còn gọi là lũy Đào Duy Từ) gắn liền với nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ. Ông là người xã Hoa Trai, huyện Tỉnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lũy Thầy được ông hiến kế xây dựng bằng tất cả tài năng và tâm huyết của mình, nó là một hệ thống thành lũy mang tính chất phòng ngự được hình thành trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII) gồm các lũy: Trường Dục, Nhật Lệ, Trường Sa thuộc thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh.
1. Phòng tuyến Trường Dục
Được xây dựng vào năm 1630, bắt đầu từ núi Thần Đinh men theo bờ sông Long Đại, qua các làng Xuân Dục, Trường Dục, Cổ Hiền vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá băng ra đến đầu phá Hạc Hải. Lũy được đắp bằng đất sét dài 10km, cao 3m, chân lũy rộng 6m. Lũy được xây dựng theo kiến trúc chữ Hồi, có tác dụng ngăn chặn quân Trịnh đánh phá phía Đàng Trong.
2. Phòng tuyến Nhật Lệ
Sau khi đắp xong lũy Trường Dục, đến năm 1631 chúa Nguyễn lại tiếp tục cho xây lũy Nhật Lệ. Lũy cao 1 trượng 5 thước (6m), dài hơn 3000 trượng (12km), ngoài được đóng cọc bằng gỗ lim. Lũy Nhật Lệ được chia làm hai đoạn: Đoạn thứ nhất chạy từ núi Đầu Mâu về Cầu Dài, thiết lập ở bờ Nam sông Long Đại. Đoạn thứ hai từ Cầu Dài chạy về đến cửa Nhật Lệ. Lũy nay thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, các xã Phú Hải, Đồng Phú, Hải Thành (thành phố Đồng Hới).
3. Lũy Trường Sa
Được xây dựng vào năm 1633, sử cũ không nói rõ lũy này dài bao nhiêu trượng, cao rộng bao nhiêu thước mà chỉ nói là lũy chạy dọc theo ven biển xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, từ cửa biển Nhật Lệ cho đến xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh.
NTO - Lũy Đào Duy Từ - Hệ thống thành lũy mang tính chất phòng ngự ở Thanh Hóa
Trên chiều dài 3000 trượng (12km) của lũy từ Đầu Hâu đến cửa Nhật Lệ hiện nay chỉ còn lại 3 cửa:
- Cửa Tấn Nhật Lệ.
- Cửa Lý chính Đại quan môn, sau đổi là Võ Thắng Quan, còn gọi là cổng Thượng.
- Cửa vào Dinh Quảng Bình còn gọi là Quảng Bình Quan.
Cùng kết hợp với ba phòng tuyến trên, Quảng Bình Quan được xây dựng nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho phòng tuyến, giao thông đi lại cho nhân dân trong thành. Quảng Bình Quan được vua Minh Mạng cho xây dựng lại bằng gạch đá vào năm 1825. Cổng có kích thước dài 2 trượng 1 thước (8,4m), rộng 2 trượng 5 thước (10m), cao 5 thước (2m), thành ngoài hộ vệ cửa quan dài 14 trượng 6 thước (58,4m), cao 3 thước (1,2m). Ngày nay Quảng Bình Quan đã được trùng tu tôn tạo lại đẹp đẽ, uy nghi ngay cạnh quốc lộ 1A cách Cầu Dài chừng vài trăm mét về phía Bắc.
Trong suốt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn, lũy Đào Duy Từ phải chống đỡ với rất nhiều cuộc tấn công của quân Trịnh, nhưng chưa bao giờ bị thất thủ mà ngược lại đã giáng cho quân Trịnh nhiều đòn đau. Năm 1633 Trịnh Tráng kéo quân đến cửa biển Nhật Lệ dàn trận đánh quân Nguyễn, bị quân Nguyễn đánh cho tơi bời, quân Trịnh vứt bỏ xe pháo mà chạy không dám ngoái đầu lại. Năm 1648 quân Trịnh tấn công quân Nguyễn tại lũy Trường Dục nhưng chẳng những không đạt được mục đích của mình mà còn thiệt hại nghiêm trọng: 3000 lính cùng với 3 tướng lĩnh cao cấp bị bắt làm tù binh. Đến năm 1672 quân Trịnh với lực lượng hùng hậu đã tiến đánh vào lũy Nhật Lệ và đây là lần giao tranh ác liệt nhất trong lịch sử cuộc nội chiến với 6 lần liên tục tấn công vào mặt lũy nhưng vẫn không được. Cuối cùng quân Trịnh phải ôm hận rút lui và không cách nào hạ được lũy.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc quân sự, lũy Đào Duy Từ đã được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia.
Hiện nay, tuy lũy Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn có một số đoạn còn lưu giữ được đấu tích, rõ nét nhất là đoạn lũy sát cửa sông Nhật Lệ hiện còn vết tích là một gò cao, cây cối mọc xanh tươi, góp phần tạo cảnh quan cho thị xã hay đoạn lũy Trường Dục ngày nay đã được nhân dân trồng cây chắn gió góp phần hạn chế thiên tai.
Đến với Quảng Bình ngày nay du khách có thể qua những dấu tích đó để phần nào hình dung được dáng vẻ xưa của nó và chiêm nghiệm được những điều mà sử sách đã ghi chép. Du khách sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn về một công trình kiến trúc quân sự, một tuyến phòng thủ có quy mô lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến nước ta. Nó cũng thể hiện được một tài năng quân sự, một tầm nhìn chiến lược của nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ.
Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn đã lùi xa hơn ba thế kỷ, lũy Đào Duy Từ cũng có nhiều đoạn hiện mất dấu xưa, nhưng những ảnh hưởng, những vết tích văn hóa của thời kỳ đó vẫn đang còn tồn tại trên đất Quảng Bình. Điều đó được thể hiện qua một số lễ hội hiện có tại đây như: Lễ hội cướp cù ở làng Trấn Ninh (nay là phường Đồng Phú) vốn là một môn thể thao trong quân lính nhà Nguyễn thời bấy giờ hay lễ hội bơi trãi hiện nay của cư dân năm làng quanh Đồng Hới cũng vậy, nó vốn có nguồn gốc từ các đội thủy quân nhà Nguyễn xưa kia.
Ngày nay lũy Đào Duy Từ đang cùng với các điểm du lịch khác như động Phong Nha, bãi biển Nhật Lệ, thành Đồng Hới... tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu và từ đó tạo ra những lợi ích về kinh tế góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế du lịch tỉnh nhà ngày một phát triển hơn.
Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Thanh Hóa.
(NTO.vn tổng hợp)

  - Đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai hay còn gọi là núi Ải, nằm sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137km.
NTO - Đền thờ bà Triệu - Tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng
Đền thờ bà Triệu
Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu với lòng kính cẩn, nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ III. Hiện nay, nơi núi Tùng, vẫn còn di tích lăng mộ của bà.
NTO - Đền thờ bà Triệu - Tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng
Lăng tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm, qua cổng là hồ sen, bốn bề kè đá. Tiếp theo là nhà Tiền đường gồm 5 gian, cột đá mài vuông cạnh, sau nhà Tiền đường là một khoảng sân nhỏ, hai bên tả hữu là nhà tiếp khách và sửa lễ. Cuối sân là 3 gian hậu cung, dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi.
NTO - Đền thờ bà Triệu - Tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng
Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp. Hằng năm, vào ngày 21/2 âm lịch, người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà.
Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Làng Phú Điền, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa
(NTO.vn tổng hợp)
http://www.nto.com.vn/vn/kham-pha-va-trai-nghiem/den-tho-ba-trieu-tuong-niem-vi-nu-tuong-anh-hung-1458.html


Kưu di tích Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh, nơi gìn giữ miếu tường của Nhà Lê, nằm ở phía Tây, cách thành phố Thanh Hoá hơn 50km. Với diện tích rộng khoảng 30ha, gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, xa xa là núi Chúa, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương. Khu hoàng thành, cung điện và Thái miếu được bố trí xây dựng theo trục Nam Bắc, trên một khoảng đất đồi gò có hình dáng giống chữ Vương trong chữ Hán, 4 mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, thành phía Bắc xây phình ra thành hình cánh cung với bán kính 164m, thành dầy trên 1m.
NTO - Khu di tích Lam Kinh - Nơi gìn giữ lăng miếu của Nhà Lê
Khu di tích Lam Kinh
Mặt trước ngoài hoàng thành khoảng 100m còn lại dấu vết của cổng vào rộng trên 6m, hai bên có xây 2 bức tường thành hình cánh cung kéo dài đến sát bờ sông Ngọc, móng tường thành còn lại dầy 1,08m, qua cổng thành khoảng 10m đến một con sông đào có tên là sông Ngọc. Sông này bắt nguồn từ Tây Hồ, chạy vòng qua trước thành và điện Lam Kinh. Trên sông có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung, còn có tên gọi là Cầu Bạch, trên cầu có nhà, thành dáng Thượng gia hạ kiều, qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ.
Trước kia dưới giếng còn thả sen để giữ cho nước mát trong những ngày hè nóng nực, bờ giếng phía Bắc có lát bậc đá lên xuống, gọi là bến nước. Trước Ngọ môn có hai con nghê đá đứng canh. Nền Ngọ môn rộng 11m dài 14,10m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6m, cửa hai bên rộng 2,74m và được bố trí ở hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là rất lớn, đường kính chân tảng đo được 78cm. Ngọ môn 3 gian, bước gian giữa rộng 4,60m, bước gian bên rộng 3,50m.
NTO - Khu di tích Lam Kinh - Nơi gìn giữ lăng miếu của Nhà Lê
Rồng đá thời hậu Lê
Căn cứ vào chiều rộng của nền Ngọ môn và xét về tỷ lệ quy mô các công trình kiến trúc toàn khu cung điện, các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ đã đi đến đoán định, Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng. Qua sân rồng đến khu chính điện, gồm 3 toà điện lớn xây trên nền đất rộng, cao 1,80m so với sân rồng, bề ngang 38m, chiều sâu 46m. Mặt bằng của điện bố trí hình chữ công. Điện phía trước gọi là điện Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là điện Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là điện Diên Khánh.
Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện. Đây là công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn, hàng cột cái của cả 3 điện có đường kính 62cm. Căn cứ vào chiều rộng của nền điện, khoảng cách của hai hàng cột cái thì cung điện nay có 2 tầng mái. Kiến trúc ba toà chính điện Lam Kinh có giá trị đặc biệt quan trọng về nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ.
NTO - Khu di tích Lam Kinh - Nơi gìn giữ lăng miếu của Nhà Lê
Từ sân rồng lên chính điện là thềm rộng lớn, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên, có chiều rộng không bằng nhau, lối giữa rộng 1,80m, lối bên rộng 1,21m. Hai bên lối giữa trang trí hình rồng tạc tròn, thân uốn khúc, trên thân khắc hoa văn hình ngọn lửa trên sóng xoắn, trên đầu thể hiện một bờm, mép rồng trang trí hình râu xoắn, dưới cằm có râu dài xoắn hình vặn thừng, tay rồng giống bàn tay người nắm gọn râu phần dưới đặt trên một viên ngọc. Cửa giữa sau điện Diên Khánh có hai lan can đá mỗi lan can tạc một con rồng có thân và đuôi hình con sóc.
Từ trên điện đi xuống thềm là khu sân Thái miếu. Sau sân gồm 9 toà Thái miếu thờ Thái hoàng Thái phi, mỗi nền Thái miếu có kích thước gần bằng nhau, dài 16m, với diện tích 200m², tổng diện tích của 9 nền thái miếu là 1.800m². Gạch lát nền là gạch vuông lát chéo, giữa các Thái miếu có một lối đi lát gạch rộng khoảng 4m. Lối đi này có thêm tác dụng thoát nước, nền Thái miếu cao so với sân 90cm.
NTO - Khu di tích Lam Kinh - Nơi gìn giữ lăng miếu của Nhà Lê
Trước mỗi Thái miếu đều có một lối lên 5 bậc, hai bên lan can tạc hai rồng uốn khúc bằng cả một phiến đá dày nguyên khối, rồng ở đây nhỏ hơn rồng ở thềm trước chính điện nhưng hình dáng và phong cách giống nhau. Sau khu Thái miếu khoảng 50m là tường thành phía Bắc, xây theo hình vòng cung, có đường kính 165m, ôm bao bọc toàn khu cung điện và Thái miếu mặt Bắc.
Ngoài các công trình quan trọng như chính điện Thái miếu ra, trong khu hoàng thành còn nhiều công trình khác. Trong khu Sơn Lăng của triều Lê Sơ ở Lam Kinh gồm có 8 lăng của các Vua và Hoàng Hậu, trong đó lăng của Lê Thái Tổ mai táng ở điểm huyệt quan trọng và thần diệu nhất. Lăng của các vua kế nghiệp và Hoàng Hậu mai táng ở hai phía Đông và Tây.
Thông tin địa danh:
Địa chỉ: Xã Xuân Lam, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa
(NTO.vn tổng hợp)

http://www.nto.com.vn/vn/kham-pha-va-trai-nghiem/khu-di-tich-lam-kinh-noi-gin-giu-lang-mieu-cua-nha-le-1453.html

Các điểm tham quan gần thành nhà Hồ



Lời mở
Ngày 27/6, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Sau sự kiện ấy thì rất nhiều đài báo nói đến địa chỉ này, nên tôi không cần nhắc đến nữa. Điều quan trọng là nếu bạn từ xa đến mà chỉ mỗi chiêm ngưỡng cái thành đá không thì buồn lắm dù giá trị lịch sử của tòa thành là khỏi bàn cãi. Tôi đã cố gắng khảo sát thực tế để đưa ra một chuỗi bài viết  định hướng cho các bạn những nơi nào nên đi tiếp theo sau khi thăm thành. Trước đây về Thanh Hóa người ta hay nói đến Sầm Sơn và sự chặt chém, nói đến rừng quốc gia Bến En, đến động Từ Thức chiếu Nga Sơn, hay phủ Trịnh... rồi nem, rồi bánh gai... Nhưng khi thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa, có nghĩa địa điểm này là trọng tâm du lịch của xứ Thanh và hệ thống những địa danh vệ tinh sẽ được tôi định hướng theo đúng 4 hướng của thành (Đông - Bắc -Tây - Nam), tức là sẽ có 4 entry để sâu chuỗi những địa danh như Đền Phố Cát, hang con Moong, thác Voi, khu nhà sàn cổ Thạch Lâm, suối cá cẩm Lương, Lam Kinh, chùa Giáng, động Tiên Sơn, chùa Thông (với 14 bức Phù điêu khắc trên vách đá và bàn cờ tiên), phủ Trịnh, Ly cung nhà Hồ... Chắc chắn bạn sẽ hài lòng và dễ dàng định hướng cho chuyến đi của mình. Bạn hãy yên tâm với những nơi này vì chưa có nạn chặt chém những đồ ăn thức uống. Và trong chuỗi bài này tôi cũng nói rõ là vẫn phải xin tài liệu của bạn bè và từ internet.
1 - Chúng ta bắt đầu từ cửa Đông của thành
Những địa điểm nằm hoặc liên quan theo chuỗi từ hướng này sẽ là những địa điểm xuất phát theo hướng Bắc. Chủ yếu nằm trên huyện Thạch Thành - trước đây Thạch Thành và Vĩnh Lộc là một huyện: Đền Phố Cát, đền Bùi, thác Voi, hang con Moong, khu nhà sàn cổ, chiến khu Ngọc Trạo và tỉnh vành đai Ninh Bình với chùa Bái Đính,Cúc Phương...).
Nếu bạn đi từ Hà Nội vào thì có 4 đường để tới thành. Hướng từ quốc lộ 1A đi theo quốc lộ 217 từ thị trấn Hà Trung ngược lên, hoặc từ quốc lộ 45 chạy qua Ninh Bình vào, và từ đường Hồ Chí Minh theo lối Cẩm Thủy chạy xuôi,cũng có thể bạn đi theo tuyến quốc lộ 10 qua nhà thờ đá Kim Sơn - Ninh Bình, qua Nga Sơn ngắm đền thờ Mai An Tiêm rồi thăm động từ thức rồi lên quốc lộ 1A và lên Thạch Thành...
Đền Phố Cát - Đền Bùi - đền Thượng - Thác Voi (cách thành khoảng 22km - Cách Cúc Phương và chùa Bái Đính đều khoảng 22km) được coi là tổ hợp du lịch sinh thái kết hợp tâm linh, rất hay cả 4 địa điểm trên đều nằm ở Phố Cát - xã Thành Vân giao thông rất thuận tiện (bạn đi từ 4 hướng đều tới được đây). Ngoài giá trị văn hóa  đền chính thờ một trong Tứ bất tử của văn hóa Việt là bà chúa Liễu Hạnh cộng với giá trị lịch sử đền được xây từ thế kỉ XVI với cổng tam quan, vọng lâu, cầu cong bắc qua suối, phố Cát còn có thác Voi và đền Bùi có phong cảnh rất đẹp.
Cầu Cổ
Cổng Tam Quan
Thác Voi
Từ Phố Cát đi ngược hướng Tây 13km là tới xã Thành Yên nơi có hang con Moong. Nơi được coi là ngôi nhà lớn của người tiền sử. Nơi này cũng đang được hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Đi ngược hơn 10km nữa, băng qua đường Hồ Chí Minh ) là xã Thạch Lâm với 2 ngôi làng Đăng và Thượng có hơn 300 trăm ngôi nhà sàn cổ, có dòng suối với những ngọn thác đẹp hoang sơ cùng hệ thống ruộng bậc thang không kém phần thơ mộng.

Nhà sàn Thạch Lâm
Thác Thạch Lâm
Vẫn Trục hướng này còn có chiến khu Ngọc Trạo cách Thành nhà Hồ khoảng 35km, thuộc xã Ngọc Trạo - Thạch Thành, nơi này được coi là cái nôi cách mạng của Thanh Hóa.

Nhà tưởng niệm khu di tích Ngọc Trạo
Nói chung để đi hết trục vệ tinh này 2 ngày là không đủ nếu bạn muốn qua Cúc Phương và chùa Bái Đính.
http://yume.vn/news/cate/subcate/cac-diem-tham-quan-gan-thanh-nha-ho.35A93593.html 

Những bí ẩn chưa lời giải về thành nhà Hồ

 - Thời gian, kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá bị mất đầu và ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao…là những bí ẩn chưa lời giải của thành nhà Hồ.
 
Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây vào mùa xuân năm 1397, còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407.
Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho quan Thượng thư Bộ Lại kiêm Thái sử lệnh Đỗ Tĩnh đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng thành trì, chuẩn bị cho việc định đô. Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng người trong thiên hạ xa lánh, đoạn tuyệt với nhà Trần.
 Cổng Nam thành nhà Hồ, đây là cổng chính, lớn nhất dẫn vào Hoàng thành. Ảnh: Lê Hoàng.
Vùng đất được chọn có địa thế hiểm yếu, có đường đi từ Bắc vào Nam và sang Lào. Xung quanh được án ngữ bởi nhiều ngọn núi cao, hai mặt nam, bắc có sông Mã và sông Bưởi chảy qua. Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành. Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu. Theo sử sách ghi lại trong thành có nhiều công trình như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu... rất nguy nga, tráng lệ chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Tuy nhiên, trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại với rất nhiều tác động của thiên nhiên và con người, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của Thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất. Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Điều đặc biệt là công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà quá trình xây dựng chỉ vỏn vẹn ba tháng (từ tháng 1/1397 đến tháng 3/1397). Thời ấy chưa có công nghệ vận chuyển hay ghép đá gắn xi măng, vậy làm sao để những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay? Điều gì đã giúp người thợ xưa với công cụ thô sơ lại có thể vận chuyển và xây nên tường thành bằng những phiến đá khổng lồ? Câu trả lời được hé lộ phần nào khi người ta tìm thấy hàng trăm viên bi đá lớn (bằng quả bóng đá), nhỏ (bằng quả cầu mây) trong nhiều lần khai quật khảo cổ.
Việc tìm thấy những viên bi đá này giúp củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành hàng chục km). Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá lên cao để xây thành. Ngoài kỹ thuật xây thành, đôi rồng đá mất đầu cũng là câu hỏi hiện chưa có lời giải thỏa đáng. Nằm ở trung tâm tòa thành, hai con rồng mất đầu nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Nhà Hồ thất thủ, đôi rồng đá mất tích bí ẩn. Năm 1938, tượng rồng đầu tiên được một nông dân phát hiện khi đang cày ruộng trong thành. Cho rằng đã là tượng rồng ở cung vua thì nhất thiết phải có cặp nên các chức dịch trong làng đã cho đào bới khắp vùng mới tìm được tượng rồng đá thứ hai.
 Đôi rồng đá bị mất đầu hiện được đặt ở trung tâm tòa thành. Hai con rồng nằm song song hai bên đường đi xuyên qua thành nối từ cổng Nam lên cổng Bắc. Ảnh: Lê Hoàng. 
Cặp rồng được chạm khắc rất tỉ mỉ. Thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Rồng có bốn chân, mỗi chân ba móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn phần bờm dài lượn chín nếp. Các khoảng trống dưới bụng và ô tam giác ghép thành bậc đều được chạm hoa cúc và móc hoa lượn mềm. Theo nhiều nhà nghiên cứu điêu khắc, đôi rồng này là loại được chạm khắc trên thềm bậc của các cung điện như hiện thấy ở điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa). Ai đã chặt đầu rồng, câu hỏi này có nhiều lý giải. Người cho rằng sau khi xâm lược, quân Minh đã chặt đầu rồng, biểu tượng quyền lực của nhà Hồ để thể hiện sự diệt vong của vương triều này. Lại có người cho rằng việc này là do những người bất đồng chính kiến với nhà Hồ gây ra. Lại có ý kiến rằng thời kỳ mới chiếm đóng Việt Nam, người Pháp bắt dân trong vùng hàng tháng, hàng năm phải trải chiếu hoa trên con đường dẫn tới đôi rồng đá.
Người dân bức xúc nên chặt đầu rồng? Còn một cách lý giải lưu truyền trong dân gian rằng có thời kỳ làng Xuân Giai (nằm ở cổng Nam, thuộc xã Vĩnh Tiến) thường xuyên bị cháy nhà. Người dân cho rằng do rồng quay đầu về làng phun lửa gây cháy nên đã chặt đầu rồng. Người dân xứ Thanh còn truyền tai câu chuyện nhuốm màu giang hồ như sau. Nghe đồn trong mắt rồng ở cung cấm thường được vua chúa cho yểm rất nhiều vàng ngọc châu báu, một đêm lợi dụng lúc trời đổ mưa như trút nước, trong thành hoang vắng không bóng người qua lại, hàng chục đạo tặc bí mật chặt đầu đôi rồng mang đi xa đập nát để tìm ngọc quý.
Cũng chẳng ai nhớ đó là năm nào. Tiến sĩ Phạm Văn Đấu (Hội sử học Thanh Hoá) đánh giá đôi rồng đá ở thành Tây Đô thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất hiện còn lại ở Việt Nam. Đôi rồng thể hiện nghệ thuật chạm khắc thời Trần lúc hưng thịnh với đặc điểm khỏe khoắn, đầy đặn. “Sử cũ không ghi chép cũng không ai biết đôi rồng đá bị mất đầu từ bao giờ, nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận”, tiến sĩ Đấu nói. Xung quanh ngôi thành đá hơn 600 năm tuổi vẫn còn vô số bí ẩn đang chờ giải mã. Mới đây nhất, trong quá trình tôn tạo, phục dựng di tích đàn tế Nam Giao thuộc di sản thành Nhà Hồ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ngôi mộ táng khổng lồ, bên trong có bộ xương còn tương đối nguyên vẹn. 
 Mới đây, các nhà khảo cổ còn phát hiện một ngôi mộ táng khổng lồ ở đàn tế Nam Giao, bên trong là bộ cốt trâu còn nguyên vẹn. Ảnh: Lê Hoàng.
Bộ xương ở tư thế nằm ngửa, được đặt trong bia mộ quây bằng đá. Vị trí của ngôi mộ đá này nằm dưới lòng bức tường bao vòng ngoài của đàn tế Nam Giao, sát chân núi Đốn Sơn. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ nhận định, đây là bộ xương trâu. Nhưng vì sao lại mai táng trâu ở vị trí trang trọng là đàn tế, nơi được coi là chốn linh thiêng, thì vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho rằng đối với người phương Đông, quan niệm “tam sinh” (ba vật dùng trong lễ tế thần gồm trâu, dê, ngựa) đã trở thành luật bất thành văn và ăn sâu trong lòng người Việt. Rất có thể trước khi khởi dựng đàn tế, Hồ Quý Ly đã cho cúng trâu để tế thần linh. Mặt khác, xứ Thanh thuộc hạ lưu sông Mã, là vùng canh tác lúa nước màu mỡ phì nhiêu hàng nghìn năm nay, nên con trâu luôn được đánh giá cao. Hồ Quý Ly cho cúng tế thần linh bằng trâu với mong muốn dân được no đủ, mùa vụ bội thu. Hiện ngôi mộ đá táng trâu vẫn nằm nguyên vị trí cũ. Theo kế hoạch tới đây số cốt xương của con trâu được tế lễ hơn 600 năm về trước sẽ được khai quật toàn bộ. Mô hình mộ đá sẽ được dựng lại để đảm bảo thống nhất toàn vẹn của di tích đàn tế trong quần thể di sản Thành nhà Hồ.
Thành nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng. Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.