Chùa Cổ Thạch và Bãi đá 7 màu biển Bình Thạnh
Từ Lê Hoàng Hải' Blog, chợt nhớ về quê ngoại!
http://vietnamscene.blogspot.com/2013/02/phan-ri-chua-co-thach-va-bai-7-mau-bien.html
http://vietnamplants.blogspot.com/
Chùa Cổ Thạch
(còn gọi chùa Đá Cổ, hay chùa Hang) tọa lạc ở xã Bình Thạnh, huyện Tuy
Phong (Bình Thuận). Chùa là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan
của tỉnh Bình Thuận. Chùa có hơn 100 năm tuổi, là một di tích, thắng
cảnh cấp quốc gia được công nhận vào năm 1993 của tỉnh Bình Thuận cách
Phan Thiết 95 km và cách thị trấn Liên Hương 10 km từ quốc lộ 1A. (theo Wikipedia)
Nghe giới thiệu du lịch về chùa Cổ Thạch thấy cũng hay nhưng khi đã tìm đến nơi thì cũng hơi thất vọng, ngôi chùa hiện nay không có vẽ cổ kính gì cả mà lại được trang trí khá loè loẹt, cải lương; còn chung quanh chùa thì các mõm đá, tảng đá nào cũng được dựng lên những pho tượng lộn xộn rối rắm, không được qui hoạch xếp đặt theo 1 trật tự thẩm mỹ nào cả. Sau đây là một số hình ảnh chọn lọc sau chuyến đi của tôi năm 2012 để giới thiệu vài hình ảnh về ngôi chùa này.
#1. Trước tiên bước đến là gặp ngôi chùa ngoài.
#2.
Theo 1 con đường nhỏ dẫn lên núi thì sẽ đến ngôi chùa bên trong nhỏ hơn, nơi này mới chính thức là ngôi chùa đã có từ xưa.
#3. Đường vào
#4. Cổng Tam quan
#5. Chánh điện
#6. Gác chuông
#7. Một vài điện thờ được xây dựng chen giữa những tảng đá
#8. Tượng Phật Quan âm
#9. Bảo tháp
#10. Cảnh quan biển Bình Thạnh nhìn từ chùa Cổ Thạch
Từ chùa đi xuống bãi biển lại gặp được cảnh quan tuyệt vời, biển trong xanh với các ngọn sóng đập vào các tảng đá tung bọt trắng xoá
#11.
#12.
#13.
#14. Đi dọc theo bờ biển ta sẽ đến bãi đá Cà Dược 7 màu
#15.
#16. Nơi đây đầy những hòn sỏi, hòn đá cuội to nhỏ đủ cở với nhiều màu sắc
#17. Những viên đá này có màu sắc tươi tắn và đẹp như những viên ngọc khi nằm ở ở mép nước và được tưới tắm bởi giòng nước mẹ đại dương
----------------------
http://haitrinh.com/2013/11/28/bo-anh-co-thach-dep-cua-andre-luu/
Nguon-nuoc-khoang-nuoc-nong
http://maxreading.com/sach-hay/cac-nguon-nuoc-khoang-nuoc-nong-viet-nam/nguon-song-long-song-24949.html
Nghe giới thiệu du lịch về chùa Cổ Thạch thấy cũng hay nhưng khi đã tìm đến nơi thì cũng hơi thất vọng, ngôi chùa hiện nay không có vẽ cổ kính gì cả mà lại được trang trí khá loè loẹt, cải lương; còn chung quanh chùa thì các mõm đá, tảng đá nào cũng được dựng lên những pho tượng lộn xộn rối rắm, không được qui hoạch xếp đặt theo 1 trật tự thẩm mỹ nào cả. Sau đây là một số hình ảnh chọn lọc sau chuyến đi của tôi năm 2012 để giới thiệu vài hình ảnh về ngôi chùa này.
#1. Trước tiên bước đến là gặp ngôi chùa ngoài.
#2.
Theo 1 con đường nhỏ dẫn lên núi thì sẽ đến ngôi chùa bên trong nhỏ hơn, nơi này mới chính thức là ngôi chùa đã có từ xưa.
#3. Đường vào
#4. Cổng Tam quan
#5. Chánh điện
#6. Gác chuông
#7. Một vài điện thờ được xây dựng chen giữa những tảng đá
#8. Tượng Phật Quan âm
#9. Bảo tháp
#10. Cảnh quan biển Bình Thạnh nhìn từ chùa Cổ Thạch
Từ chùa đi xuống bãi biển lại gặp được cảnh quan tuyệt vời, biển trong xanh với các ngọn sóng đập vào các tảng đá tung bọt trắng xoá
#11.
#12.
#13.
#14. Đi dọc theo bờ biển ta sẽ đến bãi đá Cà Dược 7 màu
#15.
#16. Nơi đây đầy những hòn sỏi, hòn đá cuội to nhỏ đủ cở với nhiều màu sắc
#17. Những viên đá này có màu sắc tươi tắn và đẹp như những viên ngọc khi nằm ở ở mép nước và được tưới tắm bởi giòng nước mẹ đại dương
----------------------
Bộ ảnh Cổ Thạch đẹp của Andre Luu
Cổ
Thạch thuộc huyện Tuy Phong, cách Phan Thiết khoảng 100km, là vị trí
đắc địa cho các hoạt động tham quan du lịch của tỉnh Bình Thuận nhờ vào
cảnh quan phong phú. Lượn lờ flickr với 500px thấy bộ ảnh về Cổ thạch
của anh Andre Luu quá đẹp nên chia sẻ với bà con.
Xem thêm hình ảnh của anh Andre Luu: Facebook | 500px
http://haitrinh.com/2013/11/28/bo-anh-co-thach-dep-cua-andre-luu/
Xem thêm hình ảnh của anh Andre Luu: Facebook | 500px
http://haitrinh.com/2013/11/28/bo-anh-co-thach-dep-cua-andre-luu/
Nguon-nuoc-khoang-nuoc-nong
http://maxreading.com/sach-hay/cac-nguon-nuoc-khoang-nuoc-nong-viet-nam/nguon-song-long-song-24949.html
86. Nguồn Sông Lòng Sông
Vị trí. Thôn Tuy Tịnh, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong. Từ quốc lộ 1 tại huyện lỵ Tuy Phong rẽ về phía tây theo một con đường rải đá khoảng 8 km đến ga Sông Lòng Sông trên đường sắt xuyên Việt. Tiếp tục đi theo đường mòn độ 300m đến một bãi trống thuộc thôn Tuy Tịnh là nơI hành lễ an táng của người Chăm thì đến.
j =11015’30"; l =108040’10".
Dạng xuất lộ. Nước lộ ra từ các khe nứt của đá phun trào đacit dưới chân một ngọn đồi thấp thành nhiều mạch nhỏ làm lầy hoá một diện tích chừng vài chục m2 . TạI đây dân đã xây một giếng nổi cao 0,4m, sâu 1,5m. Nước chảy qua một lỗ ở thành giếng với lưu lượng 0,2l/s. NK cũng được phát hiện bởi một lỗ khoan do Đoàn 705 thi công bên cạnh nguồn (LK706).
Lịch sử. Nguồn nước đã được nêu trong công trình "Nghiên cứu về các thành tạo kiềm ở miền Trung Việt Nam" của M.Aubert năm 1971 (1). Trước đó, năm 1956, Viện Pasteur SàI Gòn đã lấy mẫu phân tích. Kết quả được công bố trong công trình của H.Fontaine (14). Sau năm 1975 nhiều đơn vị địa chất đã đến khảo sát. Trong những năm 1986_1990 đoàn khoan một lỗ khoan bên cạnh lộ, bơm thí nghiệm và lấy mẫu phân tích..........
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam
http://maxreading.com/sach-hay/cac-nguon-nuoc-khoang-nuoc-nong-viet-nam/nguon-vinh-hao-24946.html
Nguồn Vĩnh Hảo
TỈNH BÌNH THUẬN
183. Nguồn Vĩnh Hảo
Vị trí. Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong. Từ huyện lỵ Tuy Phong theo quốc lộ 1 đI về phía bắc độ 7 km, sau khi vượt đčo yên ngựa qua núi Tào thì rẽ trái theo con đường nhánh đi khoảng 1,5 km thì sẽ đến Nhà máy nước suối Vĩnh Hảo. Nguồn nước nằm ngay trong khuôn viên nhà máy.
j = 11016’25" ;l = 108044’02".
Dạng xuất lộ. Nguồn nước được khai thác lộ bởi một chùm 3 lỗ khoan nông đặt cạnh nhau ký hiệu VH1 với lưu lượng tự chảy khoảng 3m3/h. NK cũng được phát hiện trong một số lỗ khoan thăm dò ở cách giếng khai thác 200 _ 1000m về phía đông và đông nam.
Lịch sử. Từ thời xa xưa dân bản địa (người Chăm) đã biết đến nguồn nước này và dùng nó vào việc thờ cúng thần linh. Dưới thời Pháp thuộc, năm 1910 bác sĩ người Pháp Gabriel Lambert đã lấy mẫu phân tích khá toàn diện và kết luận: đây là nước khoáng bicarbonat natri, có thể uống chữa bệnh giống như nước khoáng Vals và Vichy của Pháp (2).
Năm 1928 Công ty nghiên cứu nước khoáng Vĩnh Hảo được thành lập và bắt đầu xây dựng nhà máy đóng chai NK ở đây (chính 3 lỗ khoan khai thác kể trên đã được thi công từ thời kỳ đó). Nhưng đến năm 1932, khi nhà máy mới khai trương thì liền bị một cơn bão lớn phá huỷ hoàn toàn. Mãi đến năm 1937 Công ty vô danh khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo mới đầu tư xây dựng lại cơ sở đóng chai và trong khoảng thời gian 1937 _ 1943 đã đưa ra thị trường mỗi năm từ 25.000 đến 93.000 lít. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 _ 1954) việc khai NK bị đěnh đốn hoàn toàn. Sang năm 1956 Viện Pas teur Sài Gòn mới trở lại lấy 3 mẫu phân tích để chuẩn bị cho Công ty hợp doanh Vĩnh Hảo khôI phục lạI nhà máy vào năm vào năm 1958. Nhưng việc sản xuất cũng chỉ kéo dài đến năm 1972, sau đó phải đěnh chỉ do chiến tranh ngày càng ác liệt.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giảI phóng Xí nghiệp quốc doanh suối khoáng Vĩnh Hảo được thành lập và bắt tay vào việc phục hồi cơ sở đóng chai. Trong thời gian đầu xí nghiệp sản xuất được từ 0,5 đến 2 triệu lít/năm, về sau tăng lên 3 triệu (1994) và 9 triệu l/năm (1995). Đồng thời với việc đóng chai, nguồn nước còn được sử dụng để nuôi tảo Spirulina platensis, đạt sản lượng 2_3 nghìn kg/năm (sản phẩm khô).
Cũng từ sau ngày giải phóng nhiều đơn vị địa chất, y tế trong nước và nước ngoài đã đến nghiên cứu khá thường xuyên. Trong những năm 1986 _ 1990 Đŕon 705 đã khoan 2 lỗ khoan tìm kiếm số 711 (sâu 71 m) và 711A (51,55m) nhằm đánh giá trữ lượng mỏ NK phục vụ yêu cầu mở rộng công suất khai thác của nhà máy đóng chai và phát triển cơ sở nuôi tảo. Cả 2 lỗ khoan đều gặp NK với nhiệt độ 31,50C, độ khoáng hoá 2,9 _ 3,8g/l, thành phần bicrbonat natri. Kết quả bơm nước thí nghiệm ở 2 lỗ khoan đạt tỉ lưu lượng 0,0012 _ 0,0013 l/sm. Năm 1989 Xí nghiệp nước suối Vĩnh Hảo yêu cầu khoan thêm 3 lỗ khoan khai thác VH2 (20m), LK 1 (20m) và 711B (30m). Năm 1998 trên cơ sở tài liệu quan trắc động thái và phân tích mẫu nước từ các lỗ khoan khai thác, Công ty cổ phần nước suối Vĩnh Hảo đã lập báo cáo đánh giá trữ lượng mỏ NK trình Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà nước xét duyệt. Kết quả được duyệt là: cấp B = 108,7m3/ng; cấp C1 = 78 m3/ng..............
=======================Cá voi nặng 7 tấn dạt vào biển Bình Thuận.
Ngày 16/9, xác con cá voi dài trên 12 m, nặng trên 7 tấn trôi dạt vào gần cửa biển thuộc khu phố 13, thị trấn Liên Hương (Tuy Phong, Bình Thuận).
http://news.zing.vn/xa-hoi/ca-voi-nang-7-tan-dat-vao-bien-binh-thuan/a273954.html
Ngư dân đầu tiên phát hiện ra “ông Nam Hải” là ông
Nguyễn Văn Thọ (trú khu phố 13, thị trấn Liên Hương) - chủ tàu BTH khi
đang hành nghề đánh bắt ở ngoài khơi thuộc vùng biển Liên Hương, cách bờ
khoảng 7 hải lý.
Lần đầu tiên người dân tại thị trấn Liên Hương, Tuy Phong được nhìn thấy cá ông Nam Hải nặng 7 tấn |
“Hôm 14/9, trong lúc đánh bắt cá xa bờ tôi phát hiện ra
một con cá to khủng nổi trên mặt nước như một chiếc tàu ngầm nhưng
không biết nó là cá gì. Thân cá bị trầy xướt nhiều chỗ. Một con sóng dữ
bất ngờ đánh vào mạn thuyền, cá khủng vướng vào sợi dây neo
khiến tôi hoảng sợ vì hình hài cá quá to quá sức tưởng tượng. Thấy vậy,
tôi cắt dây neo, nổ máy chạy vào bờ”, ông Thọ kể.
Phải dùng xe cẩu mới có thể nâng cá ông lên đưa vào bờ chôn cất |
Khi biết chính là cá voi mà ngư dân thường gọi là ông
Nam Hải đã chết, đang trôi dạt vào bờ ông Thọ vội vã huy động thêm tàu
bạn ra khơi hỗ trợ cứu ông Nam Hải vào bờ để lo chôn cất theo nghi lễ
thờ cúng của ngư dân.
Đến chạng vạng chiều 16/9, cá voi mới được đưa vào bờ. “Do cá khủng
nặng, ước chừng 6-7 tấn, chính quyền địa phương phải nhờ đến xe xúc cát
đến đưa xác “ông” vào bờ, đến nơi chôn cất”, ông Huỳnh Em, Phó Chủ tịch
UBND thị trấn Liên Hương, cho biết.
Cận cảnh cá ông |
Tối cùng ngày, Ban quản lý Vạn lăng Ông Nam Hải của thị
trấn tiến hành các nghi lễ truyền thống, sau đó an táng xác cá gần khu
vực trên, cách xa dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo bà con ngư dân ở khu phố 13 thì đây lần thứ ba ông
Nam Hải trôi dạt ở cửa biển Liên Hương nhưng đây là lần thấy cá voi
nhất.
Theo Người Lao Động
--------------------
--------------------
Những khu phố cổ ở thị trấn Liên Hương
BT- Từ quốc lộ 1A theo đường 17/4 là
vào đến trung tâm thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong. Diện mạo thị trấn Liên
Hương những ngày này có nhiều thay đổi. Đường sá giao thông thuận lợi... Cửa
tiệm, hàng quán dọc hai bên đường nói lên đời sống kinh tế của người dân đã khá
hơn nhiều. Qua các con phố Nguyễn Huệ, Võ Thị Sáu… chúng tôi cũng bắt gặp những
hình ảnh tương tự. Hình ảnh khu thương mại và chợ Liên Hương nhộn nhịp đông
người qua lại càng tạo thêm sự phấn khích, khi mà ở đó, bạn có thể mua bất kỳ
món hàng gì mà bạn cần. Đó là Liên Hương ngày nay. Còn Liên Hương ngày xưa thế
nào? Câu hỏi ấy thúc bách chúng tôi đi tìm câu trả lời.
Đúng như người ta nói, khi qua khỏi
những con phố sầm uất của thị trấn, trước mắt chúng tôi hiện lên một quang cảnh
khác. Những dãy nhà xưa nằm san sát. Lối kiến trúc nửa ta, nửa Tây vào cuối thế
kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Nổi bật nhất là khu phố xưa nằm đối diện miếu Thanh
Minh. Nhiều ngôi nhà cao lớn, mang nét rêu phong, như thách thức với thời gian.
Liên Hương còn những khu phố cổ. Ảnh: N.Vui. |
Theo chỉ dẫn của những người đi
đường, chúng tôi đi thêm một đoạn đến miếu Lớn nằm sau miếu Thanh Minh. Ông
Nguyễn Văn Hảo – Phó Ban quản lý đình làng Long Hương (tức là miếu Lớn) mở đầu
câu chuyện lịch sử: “Long Hương là tên xưa của đất này, còn Liên Hương là do chế
độ Sài Gòn đặt lại vào năm 1956”.
Long Hương từ một vùng đất ven biển
ngập mặn, hoang vắng, nhanh chóng trở thành thôn ấp trù phú, kinh tế phát triển.
Long Hương được chọn làm lỵ sở của nhiều thời kỳ lịch sử là vì có được ba yếu
tố: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”.
Từ thời Minh Mạng, Long Hương đã có
chợ. Chợ được xây dựng ở gần miếu Thanh Minh và đình làng. Ban đầu, chợ lộ thiên
có nhiều khum nhỏ, quầy hàng kết bằng tre lá theo kiểu mỏ quạ. Thời Pháp thuộc,
năm 1910 chợ có diện tích 800m2, có hai gian, mái che 400m2 xây theo lối song
hành. Sân trước, sân sau chợ đều lót gạch. Dọc hai bên đường lớn có khoảng mười
tiệm tạp hóa của người Hoa. Phố chợ bán đủ mặt hàng từ cá khô, nông sản cho đến
hàng mỹ nghệ... Những dãy phố sầm uất mà chúng tôi đi qua cũng được hình thành
từ thời xa xưa ấy. Những gia đình làm ăn khá giả người Việt lẫn người Hoa đã
chọn những vị trí đẹp gần chợ để xây cất nhà cửa.
Ngày nay khi đến Liên Hương, càng đi
sâu vào khu trung tâm huyện lỵ cũ, chúng ta không khó nhận ra quang cảnh sầm uất
của thời điểm lịch sử vài trăm năm trước. Những ngôi nhà cổ được xây từ cuối thế
kỷ XIX - đầu thế kỷ XX với ngói âm dương, bây giờ đã ngả màu. Nhưng kiến trúc
vẫn còn nguyên vẹn. Con cháu của họ vẫn còn gìn giữ và coi đó như là di tích của
gia tộc cho đến ngày nay. Điều ấy đáng quý vô cùng.
NGUYỄN VUI
http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=580&news_id=50351
Ecole primaire officielle de Long Huong-1936.- Trường Tiểu học Long Hương.
http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/notice?id=FR%20CAOM%2030Fi112/6
Infirmerie de Long Huong-1936. Bệnh xá Long Hương
http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/notice?id=FR%20CAOM%2030Fi110/87
Marché de Long Huong-1936- Chợ Long Hương
http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/resultats?bqid=sommaire&type=Photographie&mode=list&Submit=Afficher
Biển Long Hương- Xuân 1960
2019
Một mái nhà xưa-
Ecole primaire officielle de Long Huong-1936.- Trường Tiểu học Long Hương.
http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/notice?id=FR%20CAOM%2030Fi112/6
Infirmerie de Long Huong-1936. Bệnh xá Long Hương
http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/notice?id=FR%20CAOM%2030Fi110/87
Marché de Long Huong-1936- Chợ Long Hương
http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/sdx/ulysse/resultats?bqid=sommaire&type=Photographie&mode=list&Submit=Afficher
Biển Long Hương- Xuân 1960
2019
Một mái nhà xưa-
Cổng cổ.
Cổng cổ bên ngoài
Chi tiết trang trí
Chi tiết trang trí
Từ trong nhìn ra.
Mái nhà xưa
Mái nhà xưa ngoài lộ
sườn nhà gỗ lợp ngói
Bản đồ tham khảo vị trí Long Hương- Tuy Phong- Bình Thuận; Chùa Hang- Bình Thạnh; Nhà máy nước Khoáng Vĩnh Hảo; Núi Tàu- Phước Thể; Cà Ná; Cù lao Hòn....
Đập Lòng Sông tỉnh Bình Thuận. [19/5/07]
ĐẬP LÒNG SÔNG
Đập được xây dựng trên sông Lòng Sông tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đập Lòng Sông là đập trọng lực bằng bê tông truyền thống cao nhất nước ta (48m).
Hồ Lòng Sông chứa 36,9 triệu m3 nước có nhiệm vụ:
- Tưới cho 4260ha trong đó 4000 ha tự chảy,
260 ha được tạo nguồn tưới.
- Cấp nước sinh hoạt cho hơn 5 vạn dân.
- Cải tạo môi trường , chống cát bay, sa mạc hoá khu vực
- Giảm nhẹ lũ lụt vùng hạ du
Tại đỉnh, đập có chiều dài là 246 m, bề rộng 6m. Phần tràn ở giữa đập có 6 khoang, mỗi khoang có cửa rộng 8m×6m
Thời gian xây dựng đập 2000÷2004.
Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi 1 thiết kế.
Công ty Xây dựng 47 thi công đạt chất lượng cao.
Được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính Phủ./.
Tuy Phong lắm nghề nổi tiếng
Lúc đầu, huyện Tuy Phong đóng huyện lỵ ở thôn Thái
Hòa, xã Xuân Long; năm 1835 dời đến địa phận xã Vĩnh Giang; năm 1889 dời
về xã Long Hương tức thị trấn Liên Hương ngày nay.
Năm 1886, triều đình Huế trích 2 tổng Truy Tĩnh và La Bá cho thuộc vào huyện Hòa Đa Thổ, năm 1888 tách tiếp 7 xã, thôn (Phú Quí, Từ Sơn, Từ Thiện, Sơn Hải, Nho Lâm, Thạnh Đức, Lạc Nghiệp) của huyện Tuy Phong đưa vào phủ Ninh Thuận sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa. Lúc bấy giờ, huyện Tuy Phong còn 2 tổng Bình Thạnh, Tuy Tịnh thuộc về phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận quản lý.
Dưới thời Pháp thuộc, huyện Tuy Phong có thêm tổng đảo Phú Quí nằm giữa biển gồm 3 làng Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải. Ở đất liền, 2 tổng Bình Thạnh, Tuy Tịnh gồm 13 làng : Vĩnh Hảo, Long Phước, Đại Hòa, Long Hương, Tuy Tịnh, Long Tỉnh, Bình Thạnh, Vĩnh Giang, Xuân Long, Hạnh Lâm, Thuận Long, Phú Điền, Lạc Trị.
Thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, những năm đầu chuyển hướng chiến lược đấu tranh, huyện Bắc Bình - chia làm 4 miền, mỗi miền có ban cán sự Đảng phụ trách, 3 xã Liên Hương, Bình Thạnh, Vĩnh Hảo của Tuy Phong là miền 1 nằm ở phía Bắc sông Lòng Sông. Năm 1966, huyện Bắc Bình giải thể, cùng với Hòa Đa, Phan Lý, huyện Tuy Phong trở về với địa giới cũ của mình. Tháng 4/1967, để phù hợp với tình thế chiến trường, Khu 6 lập tỉnh Bắc Bình. Huyện Tuy Phong nằm trong tỉnh mới thành lập. Tháng 8/1968, tỉnh Bắc Bình giải thể cùng với 2 huyện bạn Hòa Đa, Phan Lý, huyện Tuy Phong trở lại trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Về phía địch, đến cuối cuộc chiến tranh, ngụy quyền chia huyện Tuy Phong thành 4 xã : Bình Long, Liên Hương, Phước Thể, Vĩnh Hòa. Tổng Phú Quí trở thành Nha phái viên hành chính trực thuộc quận Hàm Thuận.
Sau giải phóng 30/4/1975, dân một số xã bị dồn trở về quê cũ, một số ở lại Long Hương. Để ổn định cuộc sống nhân dân sau chiến tranh, huyện Tuy Phong phân chia thành các xã Vĩnh Hảo, Phước Thể, Bình Thạnh và thị trấn Liên Hương. Thời kỳ tỉnh Thuận Hải, những năm 1976 - 1983, 4 huyện Hòa Đa, Phan Lý, Hải Ninh, Tuy Phong hợp thành huyện Bắc Bình như trước. Đến ngày 24/4/1983, thực hiện quyết định của Hội đồng Bộ trưởng phân lại ranh giới một số huyện, xã, huyện Tuy Phong lại tách khỏi huyện Bắc Bình, trở về địa giới cũ và được nhập thêm thị trấn Phan Rí Cửa và các xã Chí Công, Hòa Minh, Hòa Phú nên địa phận có rộng hơn. Ngày 30/12/1987, huyện Tuy Phong thành lập thêm xã kinh tế mới Phong Phú.
Huyện Tuy Phong nằm trên một vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu đi lại buôn bán với các tỉnh miền ngoài cũng như các tỉnh trong Nam bằng cả 3 tuyến đường sắt, đường bộ và đường biển. Đường sắt và quốc lộ 1A chạy suốt huyện theo hướng Đông - Tây. Đường biển với các cửa biển nổi tiếng một thời như Bình Thạnh, Duồng, Phan Rí Cửa ngày xưa đã có phương tiện vận tải biển là ghe bầu trọng tải cả trăm tấn, vận chuyển hàng hóa ra Bắc vào Nam.
Với bờ biển dài trên 50 km có nhiều bãi nhỏ như bãi Đá Chẹt (Vĩnh Hảo), bãi Đầm (Phước Thể), bãi Trọ (Bình Thạnh), bãi Bủn, bãi Dẻ (Chí Công..., các vịnh nhỏ như Bình Thạnh, Chí Công, Phan Rí Cửa thuận lợi cho các loại hải sản sinh sôi, Tuy Phong được quy hoạch là một trong 4 vùng kinh tế biển trọng điểm của tỉnh. Cù Lao Câu, một hòn đảo nhỏ cách đất liền hơn 1 cây số cũng được quy hoạch là một vùng nuôi trồng thủy đặc sản. Nhất là nuôi trai lấy ngọc đầy triển vọng.
Ngư trường Tuy Phong có đủ loài cá nổi, cá đáy với 300 chủng loại khác nhau sinh sôi trên một môi trường nhiều sỏi rạn, nên có nhiều cá ngon, có giá trị kinh tế cao. Các loài hải đặc sản như: điệp, sò, dòm… quần tụ dày đặc, sản lượng khai thác lớn so với trong vùng. Một số hải sản quý : cá ngựa, hải sâm, tôm hùm, mực... số lượng nhiều có thể khai thác gần như quanh năm. Cần nhắc đến con mực vùng biển Tuy Phong thịt dày, thơm ngon, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Nghề đánh bắt cá phát triển đã kéo theo một số ngành nghề khác. Từ xa xưa Tuy Phong đã bán ra ngoài tỉnh cá hấp, cá khô, cá kho, mắm mòi. Về nước mắm, nước mắm La Gàn, Phan Rí được xếp vào loại nước mắm ngon của Bình Thuận. Hàng năm các thương quán Phong Thạnh, Đông Thạnh, Hiệp Thạnh (La Gàn), Hưng Tân (Phan Rí Cửa) và các nhà hàm hộ lớn đã đưa ra thị trường một lượng nước mắm gần bằng một nửa sản lượng toàn tỉnh. Trong các loại mắm tiêu dùng ở địa phương như mắm nêm, mắm ruốc, mắm dòm..., phải nói đến mắm ruốc. Với món ăn "bánh tráng quệt mắm ruốc", ai đã thưởng thức ở ngã ba Phan Rí Cửa khó mà quên được.
Nghề làm muối cũng là một thế mạnh của vùng biển Tuy Phong. Từ lâu đời, muối Duồng đã có mặt trên thị trường ngoài tỉnh, nay có thêm muối công nghiệp xuất khẩu Vĩnh Hảo gần 300 ha và có dự án phát triển thêm diện tích đem lại nguồn lợi không nhỏ cho địa phương.
Một nghề truyền thống nổi tiếng khác gắn với nghề làm biển của địa phương là nghề đóng ghe thuyền. Ở 2 thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa và các xã dọc biển Phước Thể, Chí Công, Hòa Phú... Thời kỳ Mỹ - ngụy, xưởng đóng thuyền Phan Rí Cửa là xưởng lớn nhất so với các xưởng ở Phan Thiết, Hàm Tân... Nghề đóng thuyền ở đây nổi tiếng, nhiều khách hàng ngoài tỉnh cũng đến đặt đóng.
ở Tuy Phong, một bộ phận dân cư không nhỏ (chiếm 24,4% dân số) sinh sống bằng nghề nông. Nhưng Tuy Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt khô hạn. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 - 800 mm thấp nhất nước. Huyện có 2 con sông chính chảy qua là sông Lòng Sông và sông Lũy. Hai con sông này vào loại sông ngắn, hẹp, độ dốc cao, lưu vực nhỏ mùa nắng thì khô cạn, mùa mưa lớn nước tràn sinh lũ quét. Diện tích nông nghiệp phần lớn là đất cát. Điều kiện tự nhiên đó hạn chế rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, nhưng thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày có giá trị kinh tế cao như : dưa lấy hạt, đậu các loại, bông và một số cây dược liệu : dâm bụt, dừa cạn,... nhất là cây thuốc lá sợi vàng Vĩnh Hảo nổi tiếng từ thời Pháp thuộc. Gần đây, cây nho tuy mới xuất hiện, nhưng chất lượng khá tốt so với cây nho trồng ở các vùng khác.
Trên địa bàn huyện Tuy Phong còn có ngành công nghiệp nước khoáng đóng chai mang nhãn hiệu “nước suối Vĩnh Hảo" có tiếng từ trước đến nay; tảo Spirulina có giá trị dinh dưỡng cao; cát lồi cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất.
Tuy Phong có tập quán hằng năm cứ đến ngày 14/4 - 16/4 âm lịch, trước khi bước vào vụ sản xuất chính nghề cá, tổ chức ngày hội vui chơi giải trí. Đảo Lao Câu, chùa Cổ Thạch, miệt vườn dọc biển Bình Thạnh là những tụ điểm tập trung hàng ngàn người. Thời Pháp thuộc, Tuy Phong còn có một tụ điểm sinh hoạt văn hóa nâng cao dân trí, truyền bá tin tưởng yêu nước như nhà sách Hạnh Lan Đường ở Bình Thạnh, Hội bình thơ ở Duồng, nhà đọc sách ở Phan Rí Cửa.
Tuy Phong là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa như các đền tháp cổ của người Chăm, các chùa Cổ Thạch, Linh Sơn; có sơn phòng núi Kên Kên xã Phong Phú, ải phòng ngự xã Bình Thạnh của nghĩa quân Cần Vương xây dựng để chống Pháp và triều đình Huế; chùa Phước An, nơi nuôi giấu anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chủ tịch) trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước đầu thế kỷ thứ 20; và một loạt thắng cảnh khác đang chờ sự đầu tư phát triển ngành du lịch.
Năm 1886, triều đình Huế trích 2 tổng Truy Tĩnh và La Bá cho thuộc vào huyện Hòa Đa Thổ, năm 1888 tách tiếp 7 xã, thôn (Phú Quí, Từ Sơn, Từ Thiện, Sơn Hải, Nho Lâm, Thạnh Đức, Lạc Nghiệp) của huyện Tuy Phong đưa vào phủ Ninh Thuận sáp nhập với tỉnh Khánh Hòa. Lúc bấy giờ, huyện Tuy Phong còn 2 tổng Bình Thạnh, Tuy Tịnh thuộc về phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận quản lý.
Dưới thời Pháp thuộc, huyện Tuy Phong có thêm tổng đảo Phú Quí nằm giữa biển gồm 3 làng Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải. Ở đất liền, 2 tổng Bình Thạnh, Tuy Tịnh gồm 13 làng : Vĩnh Hảo, Long Phước, Đại Hòa, Long Hương, Tuy Tịnh, Long Tỉnh, Bình Thạnh, Vĩnh Giang, Xuân Long, Hạnh Lâm, Thuận Long, Phú Điền, Lạc Trị.
Thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, những năm đầu chuyển hướng chiến lược đấu tranh, huyện Bắc Bình - chia làm 4 miền, mỗi miền có ban cán sự Đảng phụ trách, 3 xã Liên Hương, Bình Thạnh, Vĩnh Hảo của Tuy Phong là miền 1 nằm ở phía Bắc sông Lòng Sông. Năm 1966, huyện Bắc Bình giải thể, cùng với Hòa Đa, Phan Lý, huyện Tuy Phong trở về với địa giới cũ của mình. Tháng 4/1967, để phù hợp với tình thế chiến trường, Khu 6 lập tỉnh Bắc Bình. Huyện Tuy Phong nằm trong tỉnh mới thành lập. Tháng 8/1968, tỉnh Bắc Bình giải thể cùng với 2 huyện bạn Hòa Đa, Phan Lý, huyện Tuy Phong trở lại trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Về phía địch, đến cuối cuộc chiến tranh, ngụy quyền chia huyện Tuy Phong thành 4 xã : Bình Long, Liên Hương, Phước Thể, Vĩnh Hòa. Tổng Phú Quí trở thành Nha phái viên hành chính trực thuộc quận Hàm Thuận.
Sau giải phóng 30/4/1975, dân một số xã bị dồn trở về quê cũ, một số ở lại Long Hương. Để ổn định cuộc sống nhân dân sau chiến tranh, huyện Tuy Phong phân chia thành các xã Vĩnh Hảo, Phước Thể, Bình Thạnh và thị trấn Liên Hương. Thời kỳ tỉnh Thuận Hải, những năm 1976 - 1983, 4 huyện Hòa Đa, Phan Lý, Hải Ninh, Tuy Phong hợp thành huyện Bắc Bình như trước. Đến ngày 24/4/1983, thực hiện quyết định của Hội đồng Bộ trưởng phân lại ranh giới một số huyện, xã, huyện Tuy Phong lại tách khỏi huyện Bắc Bình, trở về địa giới cũ và được nhập thêm thị trấn Phan Rí Cửa và các xã Chí Công, Hòa Minh, Hòa Phú nên địa phận có rộng hơn. Ngày 30/12/1987, huyện Tuy Phong thành lập thêm xã kinh tế mới Phong Phú.
Huyện Tuy Phong nằm trên một vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu đi lại buôn bán với các tỉnh miền ngoài cũng như các tỉnh trong Nam bằng cả 3 tuyến đường sắt, đường bộ và đường biển. Đường sắt và quốc lộ 1A chạy suốt huyện theo hướng Đông - Tây. Đường biển với các cửa biển nổi tiếng một thời như Bình Thạnh, Duồng, Phan Rí Cửa ngày xưa đã có phương tiện vận tải biển là ghe bầu trọng tải cả trăm tấn, vận chuyển hàng hóa ra Bắc vào Nam.
Với bờ biển dài trên 50 km có nhiều bãi nhỏ như bãi Đá Chẹt (Vĩnh Hảo), bãi Đầm (Phước Thể), bãi Trọ (Bình Thạnh), bãi Bủn, bãi Dẻ (Chí Công..., các vịnh nhỏ như Bình Thạnh, Chí Công, Phan Rí Cửa thuận lợi cho các loại hải sản sinh sôi, Tuy Phong được quy hoạch là một trong 4 vùng kinh tế biển trọng điểm của tỉnh. Cù Lao Câu, một hòn đảo nhỏ cách đất liền hơn 1 cây số cũng được quy hoạch là một vùng nuôi trồng thủy đặc sản. Nhất là nuôi trai lấy ngọc đầy triển vọng.
Ngư trường Tuy Phong có đủ loài cá nổi, cá đáy với 300 chủng loại khác nhau sinh sôi trên một môi trường nhiều sỏi rạn, nên có nhiều cá ngon, có giá trị kinh tế cao. Các loài hải đặc sản như: điệp, sò, dòm… quần tụ dày đặc, sản lượng khai thác lớn so với trong vùng. Một số hải sản quý : cá ngựa, hải sâm, tôm hùm, mực... số lượng nhiều có thể khai thác gần như quanh năm. Cần nhắc đến con mực vùng biển Tuy Phong thịt dày, thơm ngon, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Nghề đánh bắt cá phát triển đã kéo theo một số ngành nghề khác. Từ xa xưa Tuy Phong đã bán ra ngoài tỉnh cá hấp, cá khô, cá kho, mắm mòi. Về nước mắm, nước mắm La Gàn, Phan Rí được xếp vào loại nước mắm ngon của Bình Thuận. Hàng năm các thương quán Phong Thạnh, Đông Thạnh, Hiệp Thạnh (La Gàn), Hưng Tân (Phan Rí Cửa) và các nhà hàm hộ lớn đã đưa ra thị trường một lượng nước mắm gần bằng một nửa sản lượng toàn tỉnh. Trong các loại mắm tiêu dùng ở địa phương như mắm nêm, mắm ruốc, mắm dòm..., phải nói đến mắm ruốc. Với món ăn "bánh tráng quệt mắm ruốc", ai đã thưởng thức ở ngã ba Phan Rí Cửa khó mà quên được.
Nghề làm muối cũng là một thế mạnh của vùng biển Tuy Phong. Từ lâu đời, muối Duồng đã có mặt trên thị trường ngoài tỉnh, nay có thêm muối công nghiệp xuất khẩu Vĩnh Hảo gần 300 ha và có dự án phát triển thêm diện tích đem lại nguồn lợi không nhỏ cho địa phương.
Một nghề truyền thống nổi tiếng khác gắn với nghề làm biển của địa phương là nghề đóng ghe thuyền. Ở 2 thị trấn Liên Hương, Phan Rí Cửa và các xã dọc biển Phước Thể, Chí Công, Hòa Phú... Thời kỳ Mỹ - ngụy, xưởng đóng thuyền Phan Rí Cửa là xưởng lớn nhất so với các xưởng ở Phan Thiết, Hàm Tân... Nghề đóng thuyền ở đây nổi tiếng, nhiều khách hàng ngoài tỉnh cũng đến đặt đóng.
ở Tuy Phong, một bộ phận dân cư không nhỏ (chiếm 24,4% dân số) sinh sống bằng nghề nông. Nhưng Tuy Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt khô hạn. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 500 - 800 mm thấp nhất nước. Huyện có 2 con sông chính chảy qua là sông Lòng Sông và sông Lũy. Hai con sông này vào loại sông ngắn, hẹp, độ dốc cao, lưu vực nhỏ mùa nắng thì khô cạn, mùa mưa lớn nước tràn sinh lũ quét. Diện tích nông nghiệp phần lớn là đất cát. Điều kiện tự nhiên đó hạn chế rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, nhưng thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày có giá trị kinh tế cao như : dưa lấy hạt, đậu các loại, bông và một số cây dược liệu : dâm bụt, dừa cạn,... nhất là cây thuốc lá sợi vàng Vĩnh Hảo nổi tiếng từ thời Pháp thuộc. Gần đây, cây nho tuy mới xuất hiện, nhưng chất lượng khá tốt so với cây nho trồng ở các vùng khác.
Trên địa bàn huyện Tuy Phong còn có ngành công nghiệp nước khoáng đóng chai mang nhãn hiệu “nước suối Vĩnh Hảo" có tiếng từ trước đến nay; tảo Spirulina có giá trị dinh dưỡng cao; cát lồi cung cấp cho ngành công nghiệp hóa chất.
Tuy Phong có tập quán hằng năm cứ đến ngày 14/4 - 16/4 âm lịch, trước khi bước vào vụ sản xuất chính nghề cá, tổ chức ngày hội vui chơi giải trí. Đảo Lao Câu, chùa Cổ Thạch, miệt vườn dọc biển Bình Thạnh là những tụ điểm tập trung hàng ngàn người. Thời Pháp thuộc, Tuy Phong còn có một tụ điểm sinh hoạt văn hóa nâng cao dân trí, truyền bá tin tưởng yêu nước như nhà sách Hạnh Lan Đường ở Bình Thạnh, Hội bình thơ ở Duồng, nhà đọc sách ở Phan Rí Cửa.
Tuy Phong là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa như các đền tháp cổ của người Chăm, các chùa Cổ Thạch, Linh Sơn; có sơn phòng núi Kên Kên xã Phong Phú, ải phòng ngự xã Bình Thạnh của nghĩa quân Cần Vương xây dựng để chống Pháp và triều đình Huế; chùa Phước An, nơi nuôi giấu anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chủ tịch) trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước đầu thế kỷ thứ 20; và một loạt thắng cảnh khác đang chờ sự đầu tư phát triển ngành du lịch.
N.B
(Theo Địa chí Bình Thuận)
(Theo Địa chí Bình Thuận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.