Đà Lạt những lần đến và đi … Đại Học Kiến Trúc Saigon đến Đà Lạt… những ngày xa xưa. By duongtiden.
https://dhkt6.wordpress.com/2013/01/12/da-lat-nhung-lan-den-va-di-dai-hoc-kien-truc-saigon-den-da-lat-nhung-ngay-xa-xua-by-duongtiden/#comment-68
.
Lần đầu tiên tôi đến Đà Lạt bằng
chiếc máy bay quân sự DC3, Dakota, hay C47. Tiếng bánh xe chạm vào phi
đạo Cam Ly, rồi lại tưng lên bay tiếp… trong lòng tầu rung bần bật nhồi
lên xuống, mũi nở bong bóng… Tôi mới 14 tuổi. Viên phi công Mỹ đi ra…
We go back to SG, I cannot land it !….. năm đó, hình như 1967. Tôi học
sinh ngữ Anh là chính, nên nghe cũng đủ hiểu. Mấy chục đứa con nít, phần
đông là con gái ngơ ngác nhìn ông phi công Mỹ, ông này giơ tay làm dấu
hiệu đáp máy bay, rồi xua tay lắc đầu.
.
.
.
.
Lúc mới lên máy bay từ căn cứ quân sự
trại Phi Long, thiệt là thỏa chí tò mò của tôi, tha hồ nhìn máy bay đủ
loại, chạy trên sân phi đạo, được lại gần một hàng DC3, rờ máy bay thiệt
là đã. Chúng tôi gồm mấy chục cô con nít nữ Hướng Đạo thiếu đoàn Âu Cơ,
và chừng bẩy tám tên con giai, một đội nam Hướng Đạo, đội Ó của Thiếu
Đoàn Lê văn Duyệt, đuợc đi cắm trại ké theo đoàn nữ HĐ này tại Đà Lạt
nhờ quen biết, tên đội trưởng của tôi là em của chị Trưởng Thiếu Đoàn
Nữ. Đi cắm trại bằng máy bay riêng thật là le lói. Xốc ba lô lên vai,
tên con nít tôi háo hức bước lên cái thang nhôm chui vào lòng máy bay,
toàn là nhôm, ghế ngồi là miếng nhôm hõm xuống, lạnh ngắt, phải lót áo
lạnh xuống cho khỏi lạnh cái bàn tọa.
.
Phi hành đoàn bay bởi hai phi công
Mỹ, hai người phụ trong máy bay là VN. Một người Mỹ nhắc bổng một cậu
lên, bỏ xuống, rồi lại nhắc một cô nhỏ lên, bỏ xuống, coi chừng nặng cỡ
bao nhiêu, rồi ông ta đi đếm một vòng bao nhiêu người, tính toán sơ sơ
trọng tải của máy bay.
.
Tui thì thấy rất là vui thú, ngồi
trong lòng máy bay với tên bạn, hai đứa ham sưu tầm máy bay kiểu nhỏ, mê
máy bay lắm nên mở to mắt ra, quan sát đủ thứ, thôi thì khi lên cao,
nhìn ra các lỗ hổng nhỏ trên thân tầu, trùi trụi chỉ có khung sắt nhôm,
bọc nhôm mỏng, mấy đưá ăn kẹo cao su rồi tìm lỗ hổng đút dán vào, đút
mạnh ra bên ngoài thì gió bên ngoài hút mạnh bật văng mất cục cao su
luôn.
.
Gần tới Đà Lạt thì mây mù mưa rơi, ảm
đạm, bay quá cao, chẳng thấy gì, lắc lư, ai nấy đều mệt nhoài, bánh xe
máy bay hình như lại chạm đất rung chuyển rồi lại lắc lư, cứ thế mấy đứa
nhỏ cũng tựa nhau ngủ vùi. Tới lúc mở mắt ra, phi cơ chạy vào cuối phi
đạo trời sáng chang chang, khô ráo, có vẻ nóng, nhìn ra ngoài thì thấy
ngay mấy cái cột sắt truyền tin cao ngệu, mấy đài ra đa, đúng là căn cứ
Tân Sơn Nhất rồi. Máy bay đến Đà lại đáp xuống phi trường quân sự Cam
Ly, ít ra hai lần, không được, phải quay về lại Saigon. Như vậy là ngày
cắm trại đầu tiên là trên DC3, bay tới khi gần hết xăng thì đáp xuống
lại … tại chỗ cũ.
.
.
Thế là mấy đứa con trai được chở vào
trường tiểu học trong trại Phi Long, cắm trại qua đêm, ngủ trong phòng
học, sau khi ký giấy tờ rằng Không Quân sẽ không chịu trách nhiệm nếu có
tai nạn gì xẩy ra trong căn cứ quân sự, cho dù chúng tôi chưa đứa nào
trên 18 tuổi hết. Lúc này nhớ tới năm 1966, tôi cũng cắm trại HĐ tại sân
vận động gần đó, có chiếc Skyraider biểu diễn nhào lộn, táp đầu cột đèn
cách chỗ tôi đứng gần Nguyễn cao Kỳ, bà Mai, Lưu kim Cương không xa,
sau đó lao vào khu gia cư gần trường học bốc cháy, khói và hơi nóng còn
đủ gần tỏa vào mặt tôi, còn nhìn thấy xe chở những người bị cháy đi. Ông
phi công hình như tên là Phan Khôi … Nên phải ký giấy không thưa kiện
Không Quân vì máy bay có thể rơi, bị pháo kích có thể bị bắn hỏa tiễn từ
bên ngoài vào đây.
.
.
.
.
.
Ngày hôm sau, nắng lên đẹp đẽ, ra phi
đạo lên máy bay cũng C47 nhưng của không đoàn VN, hai ông phi công,
không cao lắm vui vẻ đùa giỡn mấy đứa con nít chúng tôi khi được hỏi tại
sao không kiểm soát đếm người tính trọng tải trước khi bay như phi công
Mỹ làm ngày hôm qua. Ông ta chỉ cười, Mỹ làm rồi ngày hôm qua, mấy chú
ngày hôm nay trông ốm hơn hôm qua vì say máy bay nên khỏi tính lại. Máy
bay cứ thế tà tà bay dọc theo quốc lộ đường lên Đà Lạt, bay thấp chứ
không bay cao an toàn như hai phi công Mỹ ngày hôm qua, tha hồ ngắm cảnh
qua cửa sổ nhỏ, rồi đáp xuống phi trường Liên Khương, chứ không phải
Cam Ly Đà Lạt, vì thời tiết ở đây luôn trong sáng hơn ĐL mây mù sương.
Đây cũng là phi trường của Air Vietnam bay lên ĐL. Từ LK phải lấy xe đi
vào thĩ xã ĐL cách đó vài chục cây số.
.
Lũ con trai mấy đứa tui đi trước,
hình như qúa giang xe jeep mượn đươc của mấy ông không quân VN cũng vào
ĐL chơi trước khi bay về lại SG. Bỏ chúng tôi trước chợ Hoà Bình ĐL. Sau
khi liên lạc với anh Trưởng quen của Đạo Lâm Viên đã hẹn trước, chúng
tôi được trao chìa khóa trụ sở Đạo Quán, Đạo Lâm Viên ngay bên bờ hồ
Xuân Hương để ngủ ở đó trong suốt thời gian cắm trại ở ĐL. Nhà này bây
giờ vẫn còn, đối diện với nhà Thủy Tạ bên bờ hồ bên kia. Trước Đạo Quán
lúc đó là sân “cù” golf. Chỉ có mấy người thuê ngựa cho du khách cưỡi
chơi trên đồi này. Tụi nhóc chúng tối ngủ trong nhà trống, ban ngày dấu
đồ xuống dưới lỗ trống dưới sàn nhà rồi đi chơi lung tung trong ĐL.
.
Thế là tưởng le đi cắm trại ĐL bằng
máy bay nhanh lắm, té ra chuyến đi lên, mất hai ngày mới tới, còn thua
xe đò, tuy nhiên đuợc cắm trại trên máy bay và trong trại Phi Long cũng
rất là thích thú thỏa mãn nhiều tò mò. Còn nguyên Thiếu Đoàn nữ Âu Cơ mà
chúng tôi đuợc đi theo ké, thì hình như họ cắm trại ngủ trong trường
Bùi thị Xuân. Mấy đứa con trai nhỏ chúng tôi tách riêng, tự lo lấy,
không ai kiểm soát.
.
Chiếu về múc nước hồ nấu cơm, nấu
nước uống, dơ thiệt, miễn nấu sôi là được. Còn thì đa số đi lên chợ ăn
tiệm, lúc đó tiền bạc mang theo khá dồi dào nên thích đi ăn tiệm dọc
theo mấy kios đường lên dốc từ cấu lên đến đĩnh trung tâm thành phố. Có
quen mấy bạn Thiếu, Hướng Đạo cùng tuổi tại ĐL (còn nhớ tên một bạn hình
như tên Tuấn, nhà là tiệm may Đoàn Mừng trên đường Phan đình Phùng) nên
có đi chơi chung, làm hướng dẫn viên cho chúng tôi, chỉ đường đi xe lam
trong thành phố. Tuy nhiên mỗi ngày trở về Đạo Quán lại thấy mất vài
món đồ nhỏ, trong ba lô, chúng tôi biết bị lục đồ ăn cắp nên mỗi khi rời
nhà đều mang đồ có giá trị đi theo. Nhà Đạo Quán này còn có được xử
dụng bới mấy người nài ngựa cho thuê ngựa, họ cũng để đồ tại đây, chỉ có
không ngủ lại buổi tối. Thế là chúng tôi có chương trình đối đầu với
mấy tên nài ngựa ăn cắp đồ này.
.
.
.
.
.
.
Khi đến Trại Hầm, gặp mấy người Cảnh
Sát Dã Chiến đi ngoài đường, một ông đến hỏi thăm, đeo lon sĩ quan, cho
biết là có đi Hướng Đạo ngày xưa, đưa ru lô cho chúng tôi hỏi có thích
bắn súng không? chúng tôi trả lời không, anh này móc súng ra nhắm bắn
mấy bóng đèn đường. Tôi hỏi, anh đi Hướng Đạo rồi tại sao bắn phá bóng
đèn đường là của chung được. Anh này trả lời, cột đèn dây điện đứt hết
trơn rồi, bóng dèn cũng hư, nên bắn chơi. Thật là hết ý kiến. Anh ta
thân mật làm quen, còn rủ mấy đứa uống nước, và dò hỏi chúng tôi chắc là
con ông cháu cha vì được đi cắm trại bằng máy bay lận. Trả lời là đi ké
với mấy cô nữ HĐ vì máy bay còn trống nhiều chỗ, có thể mấy cô nữ HĐ là
con ông cháu cha thiệt.
.
.
Tự dưng nẩy ý nhờ anh sĩ quan CSDC
này dậy cho mấy tên nài ngựa một bài học, nên nói nhờ anh đến dậy cho
mấy người nài ngựa ăn cắp đồ của chúng tôi bài học. Vậy là qua ngày hôm
sau, trưa chúng tôi sẽ rời ĐL ra Liên Khương, sẽ đi thăm thác U GHA và
chờ máy bay lên ngày hôm sau đón về SG. Trưa đó anh sĩ quan tự xưng là
cựu HĐ này dẫn hai ba đệ tử ra gặp chúng tôi trước sân Cù nơi mấy nài
ngựa to lớn đang cho thuê ngựa. mấy anh CSDC, lùa hết mấy tay
du đãng nài ngựa lại hỏi tại sao ăn cắp đồ của mấy đứa nhỏ chúng tôi,
anh này móc súng ru lô ra làm mấy nài ngựa sợ quá chừng, bạt tai đánh
mấy nài ngựa, lột áo lạnh bluson , lột nón làm chiến lợi phẩm, anh ta
bắt mấy người này xin lỗi chúng tôi, rồi đuổi đi, còn nói, lần sau đừng
để tao thấy mặt, bắn chết hết à nha. Rồi cùng mấy đưá nhỏ đòi đeo ba lô
dùm, đi bộ ra bến xe ĐL sau chợ, từ gĩa chúng tôi lên xe ra phi trường
Liên Khương, còn mua ít qùa bánh cho mang theo nữa. Thiệt là ưu ái.
Không hiểu vì sao anh ta thích bọn nhỏ chúng tôi đến như vậy. Chỉ không
thích khi anh này móc ru lô ra bắn bóng đèn đường ở trại hầm biểu diễn,
không đúng tư cách HĐ một chút nào, theo cảm nghĩ của chúng tôi lúc đó,
nhưng sau này thấy những cái bẩn thỉu của Trưởng HĐ khác, thì thấy anh
ta bắn bóng đèn đường hư rồi là chuyện hổng có gì !!! .
.
.
.
Phi đạo Tân sơn Nhất, 1966.
.
.
Tà tà ra Liên Khương, mấy người
lính đóng ở phi trường còn nhớ mặt lúc đáp máy bay xuống mấy ngày trước.
Xin vô cắm trại trong phi trường, rồi mấy đứa kéo nhau tìm đường đi ra
thác Gougha, không nhớ tên cách viết ra sau nữa ..
.
Đi hỏi ông Trung đội trưởng Nghĩa
quân là ra thác cắm trại gần đó có gì mất an ninh hay nguy hiễm không? .
Ông ta dẫn cả lũ ra chỗ thác chơi, chỉ nơi cắm trại được, chỉ qua mái
nhà gần đó, nói đừng có lạng quạng vào đó nhe. Tụi tui hỏi sau vậy, ông
ta cười: mấy cái nhà đó là động chơi bời, mấy chú còn nhỏ quá chưa được
vào. sau này đọc hồi ký mấy ông bạn của Trịnh công Sơn, dậy học ở Bảo
Lộc, Blao, hay lên chỗ đó chơi bời cùng với TCS, cũng khoảng năm đó
1967.
.
Ông sĩ quan này còn hẹn, nếu muốn,
tối nay theo mấy ông đó đi săn, ông ta sẽ đến vào buổi tối. Đến tối,
mang đèn đeo trên trán và súng carbine, dẫn mẫy đứa đi săn, chỉ cách đeo
đèn, rọi coi mắt thú, mắt bò, trâu là mầu xanh, đừng bắn bậy, mắt thú
rừng là mầu đỏ, coi phản chiếu lại, nhắm vào gìữa hai đốm đỏ của mắt mà
bắn. Đi lung tung cả tiếng, chẳng thấy cặp mắt đỏ nào, nên tụi tui bỏ về
đi ngủ, mặc cho mấy ông lính đi săn tiếp.
.
Sáng ngày ra, lội bộ vào phi trường,
chơi đá banh trên phi đạo, cho tới khi bị lính ra biểu thôi vì máy bay
sắp đáp xuống. Thiếu đoàn nữ Âu Cơ cũng đi xe đò từ Đà lạt xuống buổi
sáng. Chiếc C47 hay Dakota, bay lên đón, nhưng mấy ông phi công VN muốn
vô Đà lạt chơi vài tiếng, nên tụi tui lại tà tà cắm trại trong phi
trường tiếp cho qua trưa thì bay về Saigon. Xuống phi trường căn cứ trại
Phi Long .. nơi đến và đi của bao nhiêu người trong cuộc chiến tranh
VN, có tên Hướng Đạo con quẩy ba lô đi ra cổng trại Phi Long, ngay Lăng
Cha Cả, đón xe lam đi về nhà .. nay chỗ cổng trại không còn nữa, chỉ còn
trong kỷ niệm một thời dĩ vãng nào đó.
.
.
.
.
.
Những năm sau có lên Đà Lạt vài lần,
có lần làm negre construction 5, cồng Xanh cho anh Đinh tấn Đệ KT65, đãi
negre, vợ chồng anh cũng dẫn tôi lên ĐL chơi.
.
Qua năm 71, hình như gần cuối năm,
sau khi vừa nộp bài cấp hai đầu tiên xong, là ngày sáng hôm sau qua
Viện Đại Học SG, chờ xe đi lên họp mặt Sinh Viên Liên Viện Đại Học ở Đà
Lạt. Lúc đó hãy còn buồn ngủ, vì tối qua ngủ chưa đủ, gật gù chờ xe. Mấy
trường phân khoa khác dành chỗ chen lấn lên xe trước, vẫn không đủ xe.
SV KT cứ tà tà chờ đợi không thèm chen lấn, ban tổ chức không thể bỏ
chúng tôi lại vì không lo đủ xe, như vậy là tổ chức qúa dở vì đã ghi tên
tham dự từ trước, tụi tui mà ở lại SG vì thiếu xe là btc sẽ bị chửi. Họ
phải kêu thêm xe mới, cuối cùng thì chúng tôi lên chuyến xe chót, lại
rộng rãi vì dư chỗ ngồi, tha hồ ngủ gà ngủ gật.
.
.
Đến Đà Lạt thì cuối buổi chiếu rồi,
tới bữa ăn tối, ban tổ chức tại trường Yersin lại lúng túng nấu ăn không
kịp, không đủ đồ ăn, các phân khoa khác lại tranh dành chen lấn đòi ăn
trước, btc phải chia bớt đồ ăn ra. Còn trường KT cứ tà tà ngồi vòng
ngoài không thèm chen lấn vô ăn, nếu họ không còn đồ ăn, thì chúng tôi
sẽ đi ăn chỗ khác, hay đi mua đồ ăn về, trong đoàn, có anh Lê minh Châu
KT71, con thầy Lắm, lái xe La Dalat riêng từ SG lên, nên chúng tôi coi
như có xe riêng. Sẽ làm mất mặt btc. Cuối cùng ban tổ chức không thể
bỏ đói chúng tôi, họ đi mua thêm đồ ăn về nấu tiếp, lại dư đồ ăn,
mỗi người được nửa con gà, thay vì tranh dành nhau, chỉ được vài miếng
thịt gà như các phân khoa khác. Chỉ có điều phải ăn trễ thôi. Tuy nhiên
vì còn ít người nên lại được lo cho ăn chu đáo hơn vì rộng chỗ, và được
cảm tình mấy người lo chuyện nấu ăn vì chúng tôi không hề than phiền hay
chen lấn.
.
.
.
.
Trong hai hình, kể
tên ra, không theo thứ tự và sẽ không nhớ hết tên mọi người: Lý bửu Lâm,
Trần nguyên Đôn, Nguyễn thanh Cần, Dương minh Mẫn, Dương mạnh Tiến,
Vương thị hoàng Oanh, Nguyễn thị Năng, Nguyễn thị Hải, Diệp ngọc Tiếp,
Nguyễn ngọc Thắng, Nguyễn văn Thảo, Trần anh Tuấn, Phan Liêu, Trần ngọc
Lâm, Nguyễn thanh Sơn, Mai thế Sơn, Nguyễn chí Thành, Mai, Trần văn
Tiếu, Lê minh Châu …
.
.
Cuộc họp mặt cũng vui và thích thú,
được đi thăm trường Võ Bị Quốc Gia Đa Lat, thăm phòng thí nghiệm khoa
học mới xây với sân patio trải đá to trắng. Có đòan SV đâu từ Huế vô,
lúc đó có hai vợ chồng ông Tướng ở vùng 2 bị rớt trực thăng tử nạn, có
một anh SV vùng này, say sưa, hay gỉa bộ say gì đó lên cơn đập bể cái
đàn guitar của Phan Liêu KT. Sau thì PL cho biết đã gặp họ sau và đòi
được tiền bổi thường cho cái đàn ngắn số này.
.
Ngòai ra, không hiểu sau bây giờ tôi
vẫn còn nhớ chuyện anh Lý bửu Lâm KT64, anh ta ngủ gần tôi. Tôi đóng hộp
carton nhỏ, trong đó có mận và dâu mua về làm qùa cho gia đình, anh Lâm
thấy cái hộp gọn gàng, tối ngủ, anh lấy thùng giấy đó của tôi ra gối
đầu ngủ, làm dập mận và dâu bên trong thùng.
.
.
Lần đó là như vậy, Kiến Trúc đi thu
nhặt những vật ngòai đường phần đông là vật thải vứt bỏ, thu nhặt cây
cối chung quanh, trải poncho ra, cột chặt, đổ nước pha mầu vào làm patio
triển lãm với hồ nước trong xanh đó, lạ lùng và không giống phần triển
lãm của các phân khoa, Viện Đại Học khác..
.
.
Giờ thì hình còn đó, nhưng cũng tới ba anh chị đã đi xa lắm, qua bên kia đời rồi.
.
.
.
.
Trường Yersin và
toản cảnh Đà lạt nhìn từ trên cao vào năm 1968. Lúc họp Liên Viện Sinh
Viên ở tại đây 1971, thì Nguyễn hồng Phúc KT72, Nguyễn ngọc Trai KT72
đang học nội trú trung học Yersin tại đây, Trần công Hòa (Hòa đen)
KT73, cũng lớn lên học ở ĐL, và bây giờ cũng đang làm việc và cư ngụ
tại đây.
.
.
.
.
.
Năm 2007, tôi trở lại ĐL, đi bộ một
vòng hồ Xuân Hương, đi qua Đạo Quán HD Lâm Viên vẫn còn đó, ngước nhìn
tháp cao của trường Yersin rọi bóng xuống hồ. Đà Lạt bây giờ không đẹp
như ngày xưa, có cái gì hỗn độn ngập kín trong đó.
.
.
Võ thành Lân KT70, có một trang trại
dưới Bảo Lộc 20 cây số, Tôi làm người rừng ở đây ít tuần, thong thả vác
rựa đi chặt cây bên giòng suối Lu Đu, tính yêu nhau giữa đám rong rêu
bên giòng nước cuốn lêu bêu như lời nhạc của Lê Uyên-Phương, nhưng thấy
nước có vẻ bị ô nhiễm, nhiều chất dơ trong đó, nên thôi… chỉ yêu nhau
gần đó thôi.
.
Những ngày dài nghỉ ngơi thanh thản,
đưa tôi vào rừng, chui vào hang, thấy rắn … đầu óc thanh thản, đi lần
lại những kỷ niệm xưa, ghi lại bằng cảm nghĩ và nét vẽ, có những gì của
Đà Lạt và núi rừng trong đó … .
.
.
.
.
Đà lạt, qua hơn 40 năm rồi, những lần đến … rồi đi … ghi lại xúc động bằng những nét vẽ kiến trúc.
.
.
.
.
.
.
Một mai ta về làm tên tiều phu
già bên rặng núi … nhưng già rồi chắc vung tay rìu lên không nổi nữa …
cành củi khô nhe răng ra chê cuời thôi, thành ra, ta sẽ mở một quán
rừng, bán thịt … thịt khỉ … ôi từ ngày khỉ rừng về thành phố …
.
.
.
.
Xin phep A.Tien, dem bai cua anh ve doc!
thttp://tranconghoa01.wordpress.com/wp-admin/edit.php?post_type=post
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.