Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2024

QUY HOẠCH DALAT- NHỮNG KHÁM PHÁ ĐẦU TIÊN

 

NHỮNG KHÁM PHÁ ĐẦU TIÊN-

2011

https://quyhoachdalat.com/about.html#gsc.tab=0

 

Ngày 21 tháng 6 năm 1893, bác sĩ Yersin đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên đã linh cảm được tương lai vùng này. Cuối năm 1897, ông đã góp ý kiến cho toàn quyền Paul-Doumer về việc thiết lập một trung tâm dưỡng sức cho công chức Pháp tại đây. Đà Lạt đã được khai sinh từ đó.

Danh từ Dalat được giải thích qua hai giả thuyết:

  • Giả thuyết thứ nhất: Da lat có hai câu thơ hồi văn bằng tiếng La-Tin: “Dat aliis laotitiam, aliis temperiem” có nghĩa là “cho người này niềm vui, cho người (kẻ) khác sức khỏe” ghép các chữ đầu của hai câu thơ hồi văn;
  • Giả thuyết thứ hai: Đa là ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số cũng có nghĩa là nước, suối, sông … Lat là tên một bộ tộc thiểu số sống ở đây.

Theo giả thuyết thứ nhì này, Dalat có nghĩ là suối của người Lat, hay là xứ của người Lat, nếu hiểu Da là nước hay quốc gia.

Dòng suối Da Lat mang tên là Cam Ly ngày nay.

Ý kiến thành lập một trung tâm nghỉ dưỡng trên cao nguyên Langbian đã được Toàn quyền Doumer chấp thuận.

Tháng 10 năm 1897, Toàn quyền P. Doumer cử một phái đoàn quân sự dưới sự hướng dẫn của Đại úy pháo binhThouard và ông Cunhac, phụ tá trắc địa, với nhiệm vụ tìm kiếm và nghiên cứu những con đường xâm nhập vào cao nguyên dễ dàng nhất.

Phái đoàn Thouard từ Sài Gòn cập bến Nha Trang vào cuối tháng 10 năm 1897 và bắt đầu công việc thám sát ở thượng lưu sông Nha Trang. Sau một tháng khó khăn, cực nhọc để thiết lập những kết quả trắc địa trong một vùng núi chỉ có vài bộ lạc hiếu chiến, phái đoàn tới thung lũng sông Đa Nhim, mạng thượng Đơn Dương, ở một xứ của bộ lạc Loupah. Từ đó, phái đoàn men theo hữu ngạn thung lũng, đi dọc lên dòng DaTam, một chi lưu của sông Đa Nhim, tới thác Prenn và sau cùng đền vùng Đà Lạt.

Phái đoàn ngừng lại ít lâu trên bờ suối Cam Ly rồi lại cắm lều ở Dankia. Nơi đây chỉ có một bộ lạc khá quan trọng, khắp vùng còn lại đều vắng vẻ.

Công cuộc nghiên cứu của phái đoàn kết thúc tháng 9 năm 1898, kéo dài 11 tháng. Sau đó phái đoàn trở về Sài Gòn. Cuối năm 1898, Toàn quyền P. Doumer lại cử thêm một phái đoàn khác dưới quyền điều khiển của Đại úy kỵ binh Guynet. Ông Cunhac trong phái đoàn với tư cách thư ký riêng của Đại úy  Guynet và có trách nhiệm nghiên cứu, thiết lập một con đường mòn từ chân Trương Sơn đến cao nguyên Lâm Viên, một con đường cho xe đi được nhưng không trải đá, con đường này đi từ Phan Rang và hướng về phía Bắc tới tận chân Trường Sơn.

Ngoài ra cũng phải thiết lập một con đường mòn với độ dốc 8 độ đi từ chân Trường Sơn đến cao nguyên Lâm Viên. Đường mòn này bắt đầu từ làng Xom-Gom trên sông Phan Rang, ngang qua Bà Ban trên sông Pha (Krongpha). Từ đó lên dần tới Lâm Viên,sau khi ngang qua vùng Đơn Dương (Dran) và Trạm Hành (Arbre-Broyé).

Năm 1899, Toàn quyền P.Doumer đích thân lên quan sát tại chỗ và đã chấp nhận tức khắc những ngân quỹ cần thiết. Bắt đầu từ năm này, Đà Lạt dần dần hình thành.

QUY HOẠCH ĐÀ LẠT THEO THỜI GIAN

Họa đồ đô thị đầu tiên do KTS. Hébrard thiết lập (1923) và sau này vào năm 1942, một kiến trúc sư khác ông Lagisquet có sữa lại đôi chút họa đồ này nhưng vẫn giữ nguyên những nét chính.

https://qhdl.github.io/assets/images/posts/do-an-quy-hoach.jpg

Ðồ án quy hoạch của Hebrard với ý tưởng hình thành một chuỗi hồ nhân tạo trên dòng suối Cam Ly, với hồ chính là Hồ Lớn (tiền thân của hồ Xuân Hương ngày nay) kết hợp với sân Cù (golf) tạo thành một không gian xanh trung tâm, phân định rõ các khu chức năng gồm: các khu ở, khu hành chính, khu bệnh viện của người Pháp và người Việt…

Ðồ án chỉnh trang của Lagisquet chú trọng xây dựng cấu trúc đô thị theo mô hình thành phố vườn, tạo tầm nhìn cảnh quan về núi Lang Biang ở hướng Bắc, tạo không gian thoáng, rộng với các khu vực chức năng, có mật độ thưa, thấp tầng như: sân bay, công viên, khu du lịch và mở rộng Ðồi Cù như ngày nay; ngoài ra còn có các khu khách sạn, casino, bảo tàng dân tộc học, khu cư xá, biệt thự …

https://qhdl.github.io/assets/images/posts/quy-hoach-chinh-trang.jpg

Các công trình xây dựng theo thời gian:

  • Năm 1907 xây dựng “Hotel du lac” bằng gỗ;
  • Năm 1916 khởi công xây cất khách sạn Palace;
  • Năm 1918 nhà máy điện được thiết lập;
  • Năm 1920 nhà máy nước bắt đầu hoạt động; Con đường đi từ Phan Rang qua đèo Ngọan mục (Belle-Vue) đã tới Đà Lạt;
  • Năm 1926, trường trung học Yersin khởi công xây cất (hiện nay là Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt);
  • Năm 1931 xây cất nhà thờ lớn và được hoàn thành năm 1942;
  • Năm 1932 đường đi từ Sài Gòn lên Đà Lạt ngang qua đèo Bảo Lộc được mở;
  • Năm 1933 đường sắt răng cưa bắt đầu thi công từ năm 1920 được hoàn thành; Năm 1938 khánh thành nhà ga xe lửa;
  • Năm 1937 - 1939 nhiều khu biệt thự do những tư nhân cũng bắt đầu tạo dựng để bán hoặc cho thuê như:  những cư xá Chi Lăng (Saint-Benoit), cư xá Belle-Vue, cư xá khu Vạn Kiếp (Cité des Pisques);
  • Năm 1940 trường Sacré-Coeur bắt đầu xây cất, nay là trường Thăng Long.

Sau năm 1975, Ðà Lạt tiếp tục được xác định là Thành phố- Tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Ðồng mới. Ranh giới Ðà Lạt được mở rộng ra vùng ven, gồm khu vực Thái Phiên và các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung. Việc quy hoạch Ðà Lạt tuy được nhanh chóng triển khai và giữ nguyên tính chất du lịch nghỉ dưỡng, nhưng các đồ án quy hoạch của Trung ương (1977) và địa phương (1983) chưa đủ sức thuyết phục để được phê duyệt.

Đến năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 620/TTg ngày 27/10/1994 phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố Ðà Lạt và Vùng phụ cận đến năm 2010 đã kết thúc gần 20 năm sau ngày giải phóng, trải qua quá trình phát triển đô thị và quản lý xây dựng thiếu định hướng quy hoạch chung.

https://qhdl.github.io/assets/images/posts/QH-2010.jpg

Năm 2002, điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Ðà Lạt và Vùng phụ cận đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 409/QÐ-TTg ngày 27/5/2002.

Năm 2011, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 443/QĐ-UBND ngày 14/02/2011 Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020.

Và đến nay là Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (xem quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030).

 


Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

1901-1902

 

Deux ans chez les Moïs
par le Capitaine Baudesson 1901 / 1902
http://belleindochine.free.fr/DeuxAnsChrzLesMois.htm


La revue Tour du Monde publie en 1909 le récit de voyage du Capitaine Baudesson, venu avec ses hommes pour renforcer la mission du Lang Biang, chargée d'étudier le terrain en vue de la construction du chemin de fer devant relier la future ville de Dalat, situé à 1500 métres, jusqu'à la ligne de chemin de fer "Transindo-chinois" reliant Hanoi à Saigon. Ces travaux font suite au vote de la "loi d'emprunt de 200 millions" votée en 1898, sous l'impulsion de Paul Doumer.

Le recit sera ajouté ultérieurement

Le récit complet est disponible sur le site de la Bibliothéque Nationale de France. 

 - Tạp chí Tour du Monde xuất bản năm 1909 bài tường thuật chuyến du lịch của Đại úy Baudesson, người cùng người của mình đến tăng cường sứ mệnh Lang Biang, chịu trách nhiệm nghiên cứu vùng đất nhằm xây dựng tuyến đường sắt nối thành phố Đà Lạt tương lai, cách đó 1.500 mét, đến tuyến đường sắt xuyên Đông Dương nối Hà Nội với Sài Gòn. Công trình này diễn ra sau cuộc bỏ phiếu về “luật cho vay 200 triệu” được thông qua năm 1898, dưới sự lãnh đạo của Paul Doumer.


Câu chuyện  sẽ được bổ sung sau


Toàn bộ câu chuyện có sẵn trên trang web của Thư viện Quốc gia Pháp.


Carte éthnographique des ois et secteur de la mission d'études.

 



 


 


La mission d'Etudes du chemin de fer du Lang Biang

 Le plateau Lang Bian 1901 - 1902 - Groupe du Capitaine Baudesson dans la mission d' Etude du Chemin de fer Lang Biang 1901 - 1902 Photo Groupe Colons.


La vaccination. Pour pénétrer dans l'intimité des indigénes, nous soignons leurs maladies.

 


 


Avec un madrier comme table d'opération, je pose des ventouses.

 


Au  marché, les vendeuses d'abritent sous d'immenses abat jour en paille

 



Dans les mortiers de bois de fer, des femmes décortiquent le paddy pour le repas du soir

 

 


 


 























Mi [le fidéle serviteur] se débarasse de ses hardes, se ceint les reins de son ancienne ficelle

 


Le pholy est un homme intélligent, civilivé par les annamites

 

 

Déformation de la machoire. Les Moïs se font limer les incisives à la pierre ponce

 

 

Une jeune fille Moï

 

Funérailles. Les femme de chefs font de longs déplacements et apportent des offrandes

 


 

Dans un tronc évidé repose le défunt, entouré de gris-gris, de mais et de fruits

 

 


Repos du convoi mortuaire

 


 

Tombeau Moi

 

 


 

Un Moï allume le feu au moyen d'un systéme aussi rustique qu'ingénieux

 

 


 

Le chef du village apporte le "Ternum" ou vin de riz dans un récipient hermétiquement bouché à la glaise

 

 

 


 

Ce ne fut pas sans difficultés qu'on parvint à hisser les pesantes pièces de fonte.

 

 


 

Nous formons un groupe près d'une pagode au portique assez joliment sculpté.

 

 


 

La veillé du mort, s'acompagnant sur des gongs, deux enfants entonnent un chant funébre

 

 


 

Un musicien entonne sur un mode mineur une harmonie étrange au charme pénétrant

 

 


 

Sacrifice du buffle

 

 


 

Jarres et poteries remplacent souvent la monnaie pour les échanges

 

 


 

La fête des morts : au pied de chaque mat est amené un jeune buffle

 

 


 

Dès que l'enfant Moï peut porter un poids, il prend sur son dos une petite hotte ou un de ses petits frêres

 

 


 

Quatre esclaves. Presque tous nos coolies sont esclaves pour dettes.

 

 




 

Eléphant accroupi. Le cornac porte un chapeau plat en rotin tressé

 

 


 

Le pachyderme sort de l'eau avec l'appréhension manifeste d'attraper un rhume

 

Sommaire

 


1927-

 


Les fameux hôtels du plateau du Lang-bian, à Dalat, la station balnéaire du sud de l'Indochine.

site Internet de l'hôtel (exploité par le groupe Accor)

502PubDalatPalace

DA LAT 1927 SUR CPA LA POSTE DALAT 



Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2024

1900 DALAT

 1900 DALAT

Sự ra đời của Đà Lạt (bài viết trên tuần san Indochine xuất bản năm 1944)

Tác giả: A. Baurit – Tuần san Indochine Số 180, Ra ngày 10/2/1944

https://chuyenxua.net/su-ra-doi-cua-da-lat-bai-viet-tren-tuan-san-indochine-phat-hanh-nam-1944/#google_vignette


 Người dịch: Đông Kha

Ngày nay, khi mà quy hoạch thành phố Đà Lạt đã trở nên hỗn loạn, nhiều người vẫn thường hay nhớ về thời vài chục năm trước và nuối tiếc cho một thành phố đã từng thơ mộng và lãng mạn. Để hiểu hơn về sự ra đời của Đà Lạt, mời các bạn đọc lại bài báo được in năm 1944, cách đây gần 80 năm, vào thời điểm Đà Lạt được ví như là một “ngôi sao mới” ở Đông Dương.

 Trước khi thời gian còn chưa kịp xóa đi những ký ức, tôi nhận thấy việc vạch ra những nét chính về hoàn cảnh ra đời và phát triển của thành phố Đà Lạt là một việc khá lý thú.

 Để có được thành quả nghiên cứu, không gì chắc chắn hơn là hỏi chuyện người đàn ông lớn tuổi ở thành phố cao nguyên này, ông (Élie Joseph Marie) Cunhac, người sáng lập và cũng là vị quan chức đầu tiên của thành phố này.

 Ông Cunhac rất muốn kể cho độc giả của tuần san Indochine những kỷ niệm mà ông đã lưu giữ suốt nửa thế kỷ qua, cùng bộ sưu tập ảnh đồ sộ của ông, những chứng vật của một thời kỳ, những bức ảnh thời nguyên sơ của điểm nghỉ mát xinh đẹp trên cao này.

Trước tiên, tôi hỏi ông Cunhac đã tới đây khi nào và trong trường hợp nào.

 Câu trả lời của ông chính là câu chuyện về sự thành lập của Đà Lạt: 

– Cao nguyên Đà Lạt được bác sĩ Yersin phát hiện vào năm 1893 sau nhiều lần thực hiện những cuộc thăm dò trong dãy Trường Sơn. Năm 1897, ông báo cáo những phát hiện của mình cho Toàn quyền Paul Doumer, khi đó đang dự định thành lập ở Đông Dương một trạm nghỉ mát trên cao cho người Châu Âu. Tháng 10 năm đó, một đoàn quân được thành lập với mục đích tìm ra con đường dễ nhất từ Nha Trang lên cao nguyên Langbian. Đại úy pháo binh Thouard được chỉ định làm chỉ huy trưởng, trung úy lính thủy đánh bộ Wolf làm phó chỉ huy. Thành viên đoàn gồm có: viên đội Cunhac với nhiệm vụ làm trợ lý đo vẽ địa hình; hạ sĩ Abriac chịu trách nhiệm về đội culi và vận chuyển; lính thủy đánh bộ Missigbrod (người vùng Poméranie) vốn là lính lê dương và là hầu cận của viên trung úy (Wolf), một tay rất tháo vát; cuối cùng là hai hay ba người lính An Nam và một người dẫn đường; người dẫn đường này chính là người lính bốn năm trước đã cùng bác sĩ Yersin lên cao nguyên. 

Chuyến đi như thế nào, chắc là nhiều khó khăn lắm? 

– Đoàn rời Sài Gòn, tới Nha Trang vào cuối tháng 10-1897 và chỉ ít lâu sau liền di chuyển lên vùng phía trên của lưu vực sông Nha Trang. Sau khoảng một tháng thám hiểm địa hình vô cùng khó khăn và nặng nhọc ở vùng núi nơi chỉ có một vài bộ lạc sống rải rác và chưa hàng phục, thậm chí là thù địch, đoàn tới được thung lũng Đa Nhim, thượng lưu sông Dran, ở xóm Loupah của người Thượng. Từ đây, đoàn men theo bờ phải của dòng sông tới Finnom (Phi Nôm), rồi vượt sông Datam (Đạ Tam) – một nhánh của sông Đa Nhim. Đi ngược theo dòng sông này (Datam), đoàn tìm tới gờ phía nam của cao nguyên, qua thác Prenn và cuối cùng dừng chân tại Đà Lạt, tại nơi mà nay là nhà nghỉ Auberge Savoisienne.

Auberge Savoisienne.
Auberge Savoisienne.

 Khi lên tới cao nguyên, đoàn ở đâu? 

– Sau thời gian dựng lều ở bên bờ sông Cam Ly, đoàn chuyển tới Dankia ở tạm, đây cũng là trung tâm làm việc và tiếp tế. Hơn nữa, nơi này còn có một làng Thượng khá lớn trong khi các vùng xung quanh đều hoang vắng. Về phía Maline cũng chỉ có hai hay ba xóm của người Lát là hết. Trên đó rất nghèo, chính vì thế hầu như không có người ở. Ở Dankia, chúng tôi có lợi thế là ở ngay khu vực trung tâm, vừa dựng được bản đồ vừa dễ dàng đổi đồ vật lấy thực phẩm. Chúng tôi để anh lính Missigbrod ở lại Dankia rồi xuống khỏi cao nguyên di chuyển một chút về phía biển. Anh này ở lại ngay lập tức đã bắt tay vào việc làm một vườn rau và chăn nuôi nhằm cung cấp thực phẩm cho cả đoàn. Đó chính là khởi đầu khiêm tốn của “Trại Dankia” sau này. Sau mười một tháng làm việc, đoàn trở về Sài Gòn vào tháng 9 năm 1898.

 Khi đó bắt đầu xây dựng Đà Lạt à? 

– Chưa! Sau khi tìm ra vị trí, toàn quyền Doumer tiếp tục cử một đoàn quân khác lên đường (1898-1899). Dưới sự chỉ huy của đại úy kỵ binh Guynet, đoàn có nhiệm vụ là vạch ra một con đường cụ thể lên cao nguyên. Trước tiên, đoàn phải làm một con đường không trải đá nhưng xe có thể đi được nối từ Phan Rang đi lên phía bắc tới chân dãy Trường Sơn, sau đó, làm tiếp một con đường có độ dốc trung bình 8% mà lừa có thể đi được, nối lên tới cao nguyên Lang Bian. Là một thành viên của đoàn, đầu tiên tôi đảm nhiệm vị trí thư ký đặc biệt cho viên đại úy, sau đó tôi được trao luôn nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng con đường như dự kiến. Điểm xuất phát của con đường là ở Xóm Gòn, cạnh bờ sông Phan Rang và dưới chân dãy Trường Sơn, nối tới điểm kế tiếp là Đá Bàn (Daban) trên đèo Krompha [Đèo Sông Pha hay Đèo Ngoạn Mục ngày nay], rồi từ Đá Bàn khởi đầu cho con đường leo lên cao nguyên. Để vượt sông Phan Rang, người ta làm một cây cầu nhỏ hai nhịp, loại tháo lắp được của công binh, đặt trên các giá đỡ. Cây cầu khi đó được đặt gần về phía thượng lưu của dòng sông so với vị trí của cây cầu đường sắt hiện nay. 

Con đường mòn lên cao nguyên được mở đi qua Dran và Arbre 

– Broyé [Cầu Đất]. Đoàn quân của đại úy Guynet hoàn thành nhiệm vụ vào thàng 10-1899 (?) 

Lúc đó Đà Lạt trông như thế nào? 

– Vẻ nguyên thủy của Đà Lạt hầu như chỉ bị thay đổi trong những năm gần đây. Tại khu vực hồ trung tâm [hồ Xuân Hương ngày nay] có một con suối nhỏ nằm trong khu vực của bộ lạc Lat được gọi là Da – Lat, sau vì một lý do nào đó người ta đổi tên nó thành Cam Ly (tên theo tiếng An Nam).



 Và ông Cunhac cho tôi xem một bức ảnh có một chiếc cầu nhỏ bắc ngang qua một con suối ngay vị trí nó mở rộng ra thành một cái hồ. Sau nhiều lần san lấp suối và đắp đường để băng qua suối, người ta xây một con đập chặn suối Cam Ly ngay phía trước cái ki-ốt ở chân đồi golf. Nhìn vào bức ảnh có thể thấy bên phải là đồi, bên trái là tòa công sứ, phía xa là hai đỉnh núi Lang Bian. Ngày nay, có thể biết được nền hành chính Đà Lạt được khởi đầu như thế nào là một điều khá lý thú, vì trong một thời gian dài, Đà Lạt chỉ là một thành phố triển vọng. Cho tới tận đầu thế kỷ [XX] Đà Lạt vẫn chỉ được xem là một nơi có triển vọng phát đạt trong tương lai, nhưng liệu tất cả chỉ có thế?

 Ông Cunhac nói tiếp: 

– Sau chuyến công tác của đoàn Gyunet, người ta thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province du moi du Haut – Donnai) vào năm 1899 với tỉnh lỵ Djiring; công sứ là ông Ernest Outrey. Công việc chủ yếu của ông công sứ là tuyển nhân công phục vụ cho các đoàn nghiên cứu rải rác từ Biên Hòa qua Tánh Linh tới Djiring. Nhiệm vụ của các đoàn nghiên cứu này là thám sát và nghiên cứu để dựng lên một con đường sắt nối vùng ven biển với cao nguyên. Ngoài Đồng Nai Thượng, Đà Lạt cũng đồng thời nằm dưới quyền quản lý của ông Outrey.

 Năm 1900, ông cho xây dựng ở Đà Lạt một ngôi nhà sàn bằng gỗ lợp tôn tại vị trí nay là Tòa Đốc lý. Năm 1901, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ, Djiring chỉ còn là một đại lý trực thuộc tỉnh Phan Thiết, trong khi Đà Lạt là đại lý trực thuộc tỉnh Phan Rang. Tôi là trưởng đại lý đầu tiên của Đà Lạt; người kế nhiệm tôi là ông Canivey.

 Sau khi rời Đà Lạt, tôi chuyển đến Djring làm trưởng đại lý từ năm 1903 đến năm 1915. Đà Lạt không còn là đại lý từ khi nào? 

– Khoảng tháng 2 – tháng 3 năm 1916 tỉnh Lang Bian được thành lập, với tỉnh lỵ là Đà Lạt. Tôi đồng thời được điều về làm công sứ cho tỉnh mới. Nhưng năm 1920, Đà Lạt lại trở thành một hạt tự trị được giao cho ông [Léon] Garnier làm Tổng ủy viên của Phủ Toàn Quyền. Tuy vậy, tôi vẫn ở lại làm công sứ tỉnh và kiêm nhiệm thêm chức Ủy viên phí cho ông Garnier.

 Lúc đó tòa nhà hành chính đặt ở đâu? 

– Tòa nhà hành chính là một cái nhà gỗ có lầu kiểu nhà ở miền núi Thụy Sĩ. Tôi ở trên lầu còn các văn phòng làm việc thì ở phía dưới. 

Còn nguồn gốc tòa nhà hành chính hiện nay như thế nào? 

– Đó là một cái chòi do thành phố Sài Gòn làm, trên mái hiện nay ta vẫn còn thấy một chữ S to cải bằng ngói đỏ để chỉ Sài Gòn. Ngôi nhà này đã được thành phố Đà Lạt mua lại.

 Thế còn những ngôi nhà khác?

 – Có một cái nhà dã ngoại (Sala) cho những người đi săn ở xa hẹn nhau tới tụ tập.

 Rồi ông cho tôi xem một bức ảnh khác, nhìn vào đó có thể thấy rõ phía trước ngôi nhà là tiền thân của khách sạn Desanti (nay là khách sạn Lac) là một dãy hươu bị bắn hạ nằm trên hàng hiên của khách sạn đầu tiên của Đà Lạt.





 Ông tiếp: – Ngoài ra còn có những ngôi nhà khác nữa mà hiện nay vẫn còn như ngôi nhà nhỏ một tầng nằm trước khách sạn Lac (trên miếng đất chìa ra của sân vận động); từ đèo Prenn đi vào Đà Lạt, ngôi nhà đầu tiên phía bên trái và ngôi nhà đầu tiên phía bên phải là hai ngôi nhà được xây dựng vào thời điểm bùng nổ của Đà Lạt. Về phía người An Nam, họ cũng tới Đà Lạt gần như cùng lúc với người Pháp, họ ở trên đồi phía tây nhìn xuống chợ. 

Thế còn Hồ Lac (hồ Xuân Hương), một vòng hoa điểm trang rất đẹp của Đà Lạt, được xây dựng từ khi nào bởi ai? 

– Hồ được hình thành trong thời gian gần đây. Lần đầu tiên hồ được xây dựng là từ đề xuất của tôi vào khoảng năm 1919, người thực hiện là ông Labbé, kỹ sư Sở Công Chính. Từ năm 1921 – 1922, những chỗ san lấp cũ để làm nền đường được nâng cao thêm theo lệnh của Công sứ Garnier.

 Sau đó một năm [1923], người ta tiếp tục xây dựng con đê thứ hai phía dưới hạ lưu con đê thứ nhất để tạo thành hai hồ.



 Hai con đê này đã bị áp lực nước lớn phá vỡ trong một cơn bão vào tháng 5 – 1932. Người ta liền làm hai con đê khác theo thông số cũ. Con đê hiện nay là đê mới bằng đá được xây dựng vào khoảng năm 1924 – 1935, chúng nằm lùi về phía hạ lưu một chút so với những con đê trước.





 Thời điểm Đà Lạt bắt đầu có du khách tới thì họ đi tới bằng đường nào? 

– Họ đi bằng đường từ Phan Thiết và Djiring. Trong 12 năm ở Djiring, với sự giúp đỡ của ông Garnier, khi đó là công sứ Phan Thiết, tôi đã nghiên cứu việc xây dựng một con đường không trải đá dành cho ô tô đi lên cao nguyên. Con đường này bắt đầu từ Gian-mau, cách Phan Thiết 19km, nối tới Djiring từ năm 1914; đoạn Djiring – Đà Lạt thì được xây dựng và hoàn thành trong khoảng từ 1914 – 1915.

 Lúc đó người ta vượt qua sông Đa Nhim như thế nào? 


– Ban đầu thì dùng những chiếc thuyền độc mộc của người Thượng. Sau đó tôi cho làm những chiếc lớn như kiểu phà, bên dưới là những chiếc thuyền độc mộc ghép lại, còn bên trên phủ ván gỗ. Dây cáp kéo phà ban đầu được làm bằng những sợi mây, sau đó bằng da trâu, cuối cùng được thay bằng cáp kim loại. Một thời gian sau, tôi lại thử làm một cây cầu vượt sông bằng cách ghép các thuyền độc mộc lại với nhau. Cuối cùng vào năm 1915, tôi dựng một cây cầu bằng gỗ. Cây cầu được làm bằng gỗ dầu, dài khoảng 100m, cách mặt nước trung bình khoảng 6m và có thể chịu được tải trọng 10 tấn. Do không có kinh phí nên tôi không thể mua được đinh để đóng cầu, đành phải ráp các thanh cầu với nhau bằng những chốt gỗ cứng, dù vậy vẫn rất hữu dụng. Nhớ lại những công trình đầu tiên của mình, ông đồng thời nhắc tới cây cầu hiện nay do công ty Levallois – Perret thực hiện. Rất thật lòng, ông so sánh cây cầu đầu tiên bằng thuyền thô sơ của mình với những công trình lớn hiện đại ngày nay, những thứ có thể chống trọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là một tiến trình tất yếu, nhưng cần phải có ai đó đi trước xẻ đường để những người đi sau qua được dễ dàng hơn. Đà Lạt ngày nay có rất nhiều những dinh thự, khách sạn và biệt thự xinh đẹp, tựa như một góc nhỏ của nước Pháp, mọc lên giữa vùng đất mà một thời từng bị cô lập và thù địch. Để có được những thành quả này, chúng ta cần tri ân ba người: bác sĩ Yersin, người phát hiện ra cao nguyên; Toàn quyền Paul Doumer, người quyết định xây dựng điểm nghỉ mát trên cao nguyên; và ông Cunhac; người đầu tiên thực hiện dự án.


Tác giả: A. Baurit – Tuần san Indochine Số 180, Ra ngày 10/2/1944

Người dịch: Đông Kha

 Danh mục

Đà Lạt xưa.