http://www.pdfcari.com/Design-Guidelines-Kicking-Horse-Mountain-Resort.html#
TOÅNG QUAÙT
Nguyên tắc chỉ đạo thiết kế này được soạn thảo bởi Công ty ......... để thiết lập một đặc tính thiết kế thống nhất và độc đáo cho khu nghỉ dưỡng, sử dụng chừng mực ngôn ngữ huyền thoại của thiết kế kiến trúc, tăng cường ý niệm của một khu nghỉ dưỡng miền núi hấp dẫn; một sự trốn tránh cái ồn ào náo nhiệt của đời sống đô thị.
Mục đích là cho mỗi công trình và những đặc điểm nhân tạo khác góp phần tạo dựng đặc tính của khu vực để cho có được hình ảnh của một khu nghỉ dưỡng miền núi độc đáo thay vì là một tập hợp rời rạc các thành phần riêng biệt đầy tranh chấp. Kiểu thức kiến trúc được vẽ từ những ví dụ tốt nhất của những nhà nghỉ, khách sạn, những nhà nhỏ miền núi ở trong vùng.
Phần lớn những ví dụ thực sự thành công và nổi tiếng của kiến trúc miền núi là những công trình kiến trúc Pháp có mặt trước năm 1945. Tính chất của kiểu thức kiến trúc cũng được tìm thấy ở những bố cục hình khối lớn, khung cảnh rừng thông và vật liệu thô sơ. Gỗ thô nặng và đá thiên nhiên kết hợp với phần mái lợp bắt nguồn từ kiến trúc lãng mạng và ngoạn mục thời kỳ đầu của thế kỷ 20. Kiến trúc này mang đến câu trả lời chân thực với những điều kiện tự nhiên của cảnh quan miền núi và đã tạo thành một truyền thống đơn giản phù hợp với môi trường thiên nhiên.
ĐẶC TÍNH.
Khái niệm thiết kế sẽ lấy nguồn cảm hứng từ truyền thống kiến trúc địa phương miền núi của Đà Lạt, kiến trúc thô sơ của cư dân bản địa. Nó sẽ nhấn mạnh kiểu mái dốc nghiêng, sử dụng gỗ và đá và sử dụng nhiều vật liệu thiên nhiên- Gỗ thô và đá thiên nhiên địa phương...
Thiết kế vì sự bền vững của cấu trúc và đặc tính cố hữu cũng sẽ là những thành phần có tính bắt buộc.
(Tham khảo Master Plan- Section 2; Khuyến cáo Bảo vệ phòng chống cháy rừng…)
Mục đích của Hướng dẫn này là nhận diện một vài đặc điểm chủ yếu của kiểu thức kiến trúc miền núi, để nó có thể tái hiện trong những bố cục riêng lẻ với đặc tính vừa độc đáo vừa phù hợp với cái chung. Mục tiêu là sáng tạo những đặc điểm đầy ấn tượng thô mộc và ấm cúng, tương tự như truyền thống thẩm mỹ địa phương.
Một thiết kế thành công phải đáp ứng đầy đủ với cả 2 yếu tố tinh thần và ý tưởng của hướng dẫn này.
Chất lượng thiết kế trong tỷ lệ hình khối và ngôn ngữ kiến trúc sẽ là nguyên tắc căn bản để đạt được một sản phẩm sẽ có mặt trên bản đồ du lịch của vùng.
Bảng hướng dẫn này được hoạch định để khuyến khích thiết kế kiến trúc đảm bảo được khung cảnh thiên nhiên của khu vực, và sự kiểm soát kiến trúc đảm bảo rằng những sự phát triển trong tương lai sẽ tuân theo chủ đề kiến trúc ban đầu và sự tôn trọng không gian trống. Bảng hướng dẫn thiết kế được cung cấp để những khái niệm kiến trúc và sự thực hiện những công trình được gìn giữ trong khuôn khổ hình ảnh mong muốn cũng như theo đúng quy hoạch chung của khu vực.
Đặc tính và kiểu thức kiến trúc đích thực sẽ bắt nguồn từ kiểu thiết kế truyền thống rất thành công của kiến trúc miền núi và sẽ phản ảnh giá trị di sản đã được thừa nhận và truyền thống địa phương miền núi. Bảng hướng dẫn được mô tả sau đây sẽ nhấn mạnh cách sử dụng gỗ thô, vật liệu hoàn thiện có tính ấm cúng và thiên nhiên, và không gian nội thất rộng thoáng để kết hợp thành một bầu không khí miền núi ấm cúng đầy ấn tượng. Tính chất chân thực sẽ được nhấn mạnh bằng sự thô sơ giản dị và bằng sự né tránh những đặc điểm thêm vào dư thừa không cần thiết.
NHỮNG YÊU CẦU XEM XÉT & PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ.
HỌA ĐỒ ĐỊA ĐIỂM VÀ SƠ ĐỒ THIẾT KẾ
Mỗi thành phần công trình phải được thiết kế phù hợp trong khuôn khổ những chỉ định trong Master Plan/OCP và phân khu và phải tuân theo yêu cầu của tài liệu Master Plan/OCP và tài liệu phân khu khác.
Những yêu cầu xem xét và phê duyệt thiết kế- sẽ có trách nhiệm xem xét thiết kế và sắp xếp làm đúng theo Hướng dẫn này và tài liệu đề ra trong Master plan/ OCP và phân khu và những thỏa ước đăng ký sử dụng đất.
Họa đồ mô tả mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, mặt bằng mái, Phần hoàn thiện, màu sắc, cảnh quan và cảnh quan đường phố phải được đệ trình với cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt sơ bộ cho khu Resort trước khi áp dụng để được phép phát triển và xây dựng công trình.
Tóm tắt những nguyên tắc chính:
. Hình ảnh của khu nghỉ mát sẽ dựa trên kiểu thức kiến trúc miền núi đầy lãng mạng của Đà Lạt và kiểu kiến trúc truyền thống của địa phương trong khung cảnh thiên nhiên hiện hữu.
. Kiến trúc sẽ kết hợp thành khối lớn và vật liệu thô mộc như là gỗ thô và đá thiên nhiên.
. Các công trình kiến trúc phải phù hợp với Mặt bằng Quy hoạch tổng thể của khu nghỉ mát.
Đơn vị thiết kế công trình, bảng hiệu, và những thành phần phát triển phụ thuộc phải đệ trình: một họa đồ vị trí, họa đồ khái niệm công trình, sơ đồ màu, và tất cả những thông tin thiết kế cần thiết cho cơ quan chức năng thẩm định trước khi trình hồ sơ bản vẽ để xin phép xây dựng phát triển. Trong lúc xét duyệt, cơ quan thẩm định sẽ cung cấp văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng Dự án xin phép phù hợp với Bản hướng dẫn Tổng mặt bằng. Chủ đề để thỏa thuận với OCP và quy định phân khu, Tiêu chuẩn xây dựng và những văn bản pháp luật có liên quan của địa phương, Chính quyền sẽ xem xét và phát hành Giấy phép cho phát triển và Giấy phép xây dựng.
Tóm tắt những nguyên tắc chính:
v Hình ảnh của khu nghỉ mát sẽ dựa trên kiểu thức kiến trúc miền núi đầy lãng mạng của Đà Lạt và kiểu kiến trúc truyền thống địa phương trong khung cảnh thiên nhiên hiện hữu.
v Kiến trúc sẽ kết hợp thành khối lớn và vật liệu thô mộc như là gỗ thô và đá thiên nhiên.
v Các công trình kiến trúc phải phù hợp với Mặt bằng Quy hoạch tổng thể của khu nghỉ mát.
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TRÌNH
Như đã trình bày ở trên, khái niệm thiết kế sẽ lấy nguồn cảm hứng từ kiểu kiến trúc truyền thống của địa phương. Những ý tưởng này khuyến khích sử dụng mái dốc, gỗ khối lớn hay gỗ tròn, nền đá và sử dụng các loại vật liệu thiên nhiên phong phú ở địa phương. Thiết kế bền vững cho kết cấu và đặc tính cố hữu cũng sẽ là những thành phần bắt buộc.
· Mái
o Một trong những thành phần đặc trưng nhất của kiểu kiến trúc lãng mạn miền núi là mái dốc đứng. Mái có vai trò vô cùng quan trọng trong cảnh quan tầm nhìn thấy của khu nghỉ dưỡng từ trên cao. Mái dốc và độ vươn xa của mái là những yêu cầu bắt buộc của công tác thiết kế tất cả công trình.
o Hình dáng của mái.
o Mái là thành phần cần thiết của cảnh quan tầm nhìn thấy của phần dưới thấp khu nghỉ dưỡng dành cho biệt thự. Mái dốc sẽ được khuyến khích. Độ dốc tối thiểu là 4/6 và được thiết kế che chắn tốt.
o Ống khói lò sưởi, những yêu cầu thông thoáng và cơ khí của công trình phải được trình bày trong thiết kế sơ bộ với việc xừ lý thiết kế tương đối chính xác. Sự biến dạng của mái do sự tích tụ và chuyển động của nước.
--------------------------------------------
ĐI TÌM PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH NGHĨA VÀ TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC
Trong khi những khu thiên nhiên hoang dã cuối cùng đang bị bao vây bởi lối canh tác nông nghiệp ì ạch và đôi khi bất hợp lý, thì các phương tiện du lịch sinh thái, trạm nghiên cứu thực địa, và các trung tâm nghiên cứu môi trường đang mở ra rầm rộ nhằm tìm kiếm các cơ hội để tìm hiểu giá trị của những khu thiên nhiên hoang dã độc đáo này.
DANH MỤC CHO VIỆC TRIỂN KHAI PHƯƠNG TIỆN DU LỊCH SINH THÁI
Những tiêu chuẩn được khái quát dưới đây được coi như là một nguyên tắc chỉ đạo cho các tiêu chuẩn cụ thể hơn liên quan đến các vấn đề địa phương dụ thể và đặc tính sinh thái của một khu vực nhất định. Trừ một vài ngoại lệ, các tiêu chuẩn và qui tắc được thể hiện này cũng có thể áp dụng cho các loại hình phát triển khác. các tiêu chuẩn được đề ra với chủ ý như một hướng dẫn chung và không nên coi các tiêu chuẩn này là một danh mục đầy đủ hoặc một thay thế cho hiểu biết chuyên môn.
VẤN ĐỀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG
· Mặt bằng xây dựng và kết cấu phải tránh việc cắt các cây to và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác.
· Sử dụng các cây đổ tự nhiên khi có thể (chẳng hạn như cây đổ do tác động cảa gió hoặc các nguyên nhân tự nhiên khác).
· Hệ thống đường mòn cần chú ý tôn trọng sự đi lạivà nơi ở của các động vật hoang dã.
· Cần phải có kiểm soát xói mòn đối với tất cả các công trình xây dựng và đường mòn.
· Phải thoát nước ra khỏi các lối mòn và đường đi tránh việc nước tích tụ thành dòng lớn có thể gây xói mòn.
· Không nên phá bỏ thảm thực vật trên bờ ao hồ sông suối và bờ biển.
· Hạn chế các điểm đường mòn cắt sông, suối.
· Duy trì các thảm thực vật gần hồ, ao, suối quanh năm, và suối theo mùa để chúng gạn lọc và giảm tối đa cặn lắng.
· Các công trình xây dựng phải tương đối cách xa nhau để đảm bảo cho sự đi lại của động vật hoang dã và sự tăng trưởng cùa rừng.
· Hạn chế dùng phương tiện gắn máy và các phương tiện đi lại khác.
· Thiết lập các biển báo ở đấu đường mòn để đề cao ý thức về môi trường thiên nhiên và xác định rõ ràng nội qui hành vi. Cũng nên có các luật riêng cho các nhà khách.
· Ghi tên cụ thể từng loại cây ở xung quanh khu ăn nghỉ để khách làm quen với các loài mà họ có thể gặp xung quanh và trong vùng bảo tồn.
· Sử dụng các kỹ thuật phát triển mặt bằng tác động thấp, chẳng hạn như hành lang nổi, thay vì sử dụng đường mòn lát hoặc không lát khi có thể.
· Các bãi cỏ và bãi chăn thả gia súc cần được đặt sao cho không làm ô nhiễm các nguồn nước và lưu vực.
· Xem xét lại các nguồn âm thanh và mùi vị liên quan đến việc xây dựng có thể làm tổn hại đến môi trường hoặc làm phiền cho khách.
· Thiết kế cần phản ánh sự thay đổi theo mùa chẳng hạn như mùa mưa và góc độ mặt trời.
· Hạn chế hoặc tránh sử dụng chiếu sáng khu vực du lịch để không ảnh hưởng đến chu kỳ ngày đêm của động vật hoang dã.
Cần có sự thận trọng đặc biệt trong việc thiết kế những tuyến đường mòn qua những khu còn hoang sơ. Nên thuê một nhà tự nhiên học để giúp xác định hệ thống đường mòn để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống hoang dã và hệ sinh thái thực vật. Cần chú ý đến các sinh vật sống trên các cây được dùng để làm hành lang treo. Thận trọng cũng không bao giờ thừa trong việc đặt các tuyến đường tiếp cận đối với khu vực được xây dựng. Phương triện đi lại bằng xe cơ giới nên được hạn chế nếu không thể tránh hoàn toàn. Cần có sự tham gia của một kỹ sư xây dựng trong việc thiết kế các đường mòn nơi có thể xảy ra xói mòn nghiêm trọng. Cơ hội cho những người tàn tật nên được dự trù khi có thể.
VẤN ĐỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH.
· Thiết kế công trình phải tận dụng kỹ thuật xây dựng, vật liệu và giá trị văn hoá địa phương nếu hợp với môi trường.
· Hình dáng và vẻ ngoài của công trình phải hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. Nên thiết kế dựa trên tiêu chuẩn môi trường lâu dài chứ không nhất thiết phải căn cứ vào tiêu chuẩn vật chất trước mắt.
· Cần ưu tiên chú ý đến sự duy trì hệ sinh thái hơn việc phô trương mỹ thuật thiết kế.
· Cung cấp các phương tiện phục vụ cho các hoạt động hỗn độn. Việc bố trí chỗ cạo ủng, vòi tắm hoa sen ngoài trời… đã trở thành những điều kiện thiết yếu cho sự thành công ở một số khu vực
· Nên tính đến việc sử dụng tán cây để che phủ bớt các đường mòn được sử dụng nhiều giữa các khu nhà để giảm thiểu xói mòn và cung cấp chổ trú khi trời mưa.
· Nên có một kiến trúc hoà hợp với các triết lí môi trường và mục đích khoa học. Trách sự đối nghịch.
· Nên trang bị các kho chứa hợp lí cho đồ dùng của khách như ba lô, ủng và các dụng cụ cắm trại.
· Nên sử dụng các giải pháp với kĩ thuật đơn giản khi có thể.
· Nên sử dụng các biện pháp gây chú ý đối với khách tham quan và nhân viên đối với các qui tắc môi trường.
· Cung cấp cho khách du lịch sinh thái các tài liệu tham khảo tại chỗ cho việc nghiên cứu môi trường.
· Thiết bị và đồ dùng nội thất phải làm từ nguyên liệu địa phương, trừ khi nguyên liệu cho các vật dụng phục vụ cho các mục đích đặc biệt không có ở địa phương.
· Phương tiện phục vụ nên tận dụng vật liệu, thợ thủ công và nghệ nhân địa phương khi có thể.
· Tránh sử dụng các vật liệu tiêu thụ nhiều năng lượng hay nguy hiểm.
· Công trình xây dựng phải tôn trọng các tiêu chuẩn văn hoá và đạo đức địa phương. Cần khuyến khích sự tham gia của nhân dân địa phương trong việc cung cấp đầu vào cho nhà thiết kế cũng như tạo ra sự chấp nhận cam giác sở hữu trong nhân dân địa phương.
· Xác định các khu khảo cổ ở những nơi có thể.
· Cần phải hết sức chú trọng đến việc kiểm soát các loại côn trùng bò sát và gặm nhấm trong thiết kế. Những cách thức thiết kế nhạy cảm phải giảm thiểu sự xâm nhập của các sinh vật hơn là phải giết chúng.
· Phương tiện cho những người tàn tật nên được cung cấp khi có thể. Tuy vậy cần chú ý rằng bản chất gian truân của các khu du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học góp phần loại trừ sự lui đến của một số ngưòi tàn tật. Phải ưu tiên đặc biệt trong việc cung cấp các tiếp cận bình đẳng đối với phương tiện giáo dục cho người tàn tật.
· Dự kiến cho sự phát triển trong tương lai của thiết bị nhằm giảm tối đa các lãng phí do phaỉ huỷ bỏ hoặc phế loại. Cần qui hoạch cho sự phát triển tăng trưởng trong tương lai để giảm thiểu sự huỷ bỏ và phí phạm trong tương lai.
· Các vần đề cụ thể trong trương trình phải phản ánh mối quan tâm về môi trường trên phương diện sử dụng gỗ và các vật liệu xây dựng khác. Nên tham khảo cuốn ”First cut: A Primer on Tropical Wood use and Conservation” (những đề cập sơ qua về việc sử dụng và bảo tồn gỗ nhiệt đới) của liên minh rừng nhiệt đới (Rainforest Alliance).
· Cũng phải xem xét các vấn đề điạ chấn trong thiết kế.
VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
· Các yếu tố cảnh quan phải được tính đến để củng cố sự thông thoáng tự nhiên của các phương tiện và tránh việc tiêu dùng năng lượng không cần thiết.
· Nên cân nhắc sử dụng năng lượng mặt trời ( chủ động hoặc thụ động), năng lượng gió ở những nơi có thể.
· Bố trí các đường ống nước sao cho hạn chế sự tổn hại đến đất, tốt nhất là bố trí liền kề đường mòn khi có thể.
· Nên tận dụng thuỷ điện với tác động tối thiểu lên môi trường.
· Đối với những nơi cần có sự điều chỉnh về độ ẩm và nhiệt độ như phòng máy tính dùng cho nghiên cứu, cũng nên hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ, Phương pháp thiết kế cần tận dụng kỹ thuật thông thoáng tự nhên trong việc đảm bảo cho sự thoải mái của con người.
VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI
· Bố trí các phương tiện hợp lý về sinh thái để thu gom rác ở đầu các đường mòn cho khách sử dụng.
· Các bãi chăn thả ngựa và gia súc cần được bố trí sao cho không làm ô nhiễm nguồn nước hoặc lưu vực.
· Cung cấp các phương pháp giải toả rác thải hợp môi trường.
· Bố trí thùng chứa rác để tránh côn trùng và súc vật.
· Cung cấp các phương tiện phục vụ tái chế.
· Xử dụng các công nghệ thích hợp để xử lí chất thải hữu cơ như Compốt hoá, hố rác tụ hoại, bể khí sinh học.
· Xem xét các phương pháp tái chế nước thải và xử lí nước bẩn trước khi chúng trở lại với môi trường thiên nhiên.
ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG TIỆN DU LỊCH SINH THÁI:
THẺ BÁO CÁO XANH
_________________________________________
Mặc dù việc thiết lập các qui tắc đạo đức môi trường là rất quang trọng đối với sự phát triển nhạy cảm của các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái được đặt ngay trong thiên nhiên, chúng ta cũng không nen quá nên mù quáng tuân theo những qui tắc đó. Một cách tiếp cận tuyệt đối thường có xu hướng phân cực giữa phát triển và các quan tâm về môi trường. Một cách giải quyết có hiệu quả hơn có lẽ là thiết lập một hệ thống xếp hạng các cung cấp cho các nhà phát triển du lịch một thẻ ghi điểm để thông báo cho các tổ chức môi giới du lịch và khách tham quang về tính nhạy cảm với môi trường của một cơ sở du lịch nào đó. Khi đó áp lực thị trường sẽ tạo ra một cách tiếp cận trách nhiệm hơn trong phát triển du lịch.
Trong khi tạo ra “thẻ báo cáo xanh” để đánh giá các phương tiện du lịch sinh thái , người viết không có dự định dừng lại ở chổ phán xử cái gì là phù hợp hay không phù hợp đối với các nhà điều hành du lịch sinh thái .Mà dự định chính là nêu cao tính nhạy cảm của các nhà diều hành cũng như khách tham quan. Các tiêu chuẩn dưới đây hướng chủ yếu vào các cơ sở vật chất và đánh giá sự thành công từ quang điểm định hướng thiết kế.
· Liệu qui mô phát triển có phù hợp với cộng đồng đại phương và khả năng của môi trường trong việc chứa chấp các phương tiện hay không?
· Các thành viên của cộng đồng địa phương có tích cực tham gia vào quá trình qui hoạch và cây dựng các phương tiện phục vụ không?
· Các thành viên của cộng đồng địa phương có tham gia vào vận hành phương tiện du lịch hằng ngày không?
· Phương tiện du lịch có là một phát triển giai đoạn không?Nếu có,các giai đoạn đó có được thiết kế để giảm thiểu các ảnh hưởng lên môi trường và các phương tiện hiện có không?
· Thiết kế của các phương tiện đã sử dụng dáng dấp của các công trình văn hoá truyền thống và vật liệu địa phương chưa?
·Liệu kiểu thiết kế có khuyến khích khách du lịch nhìn thế giới thiên nhiên theo một cách mới không?
· Trong phương tiện phục vụ có xuấtt hiện mâu thuẫn nào giữa du lịch sinh thái và bảo tồn không?
· Liệu tuyến du lịch có mang tính tưởng tượng hay các đặc điểm đặc biệt thể hiện các đặc tính độc đáo của địa phương của địa phương cũng như các vùng lân cận không?
· Các phương tiện như thư viện,phòng thí nghiệm hay các khu vực thử nghiệm khác , kiệu có cung cấp cho khách các cơ hội trau dồi kiến thức không?
·Nguồn năng lượng có hợp lí về môi trường và bền vững không?
·Các vật liệu xây dựng có chứa các độc tố hay các thành tố không phân huỷ không?
· Các công nghệ xử lí nước thải có phù hợp không?có tiến hành tái chế không?
·Các cấu trúc xây dựng và khu vực được lát có được bố trí để phòng chống xói mòn không?
· Các đồ nội thất và các thiết bị nhà ở khác có phù hợp với chủ đề kiến trúc và các thông số môi trường không?
· Có xây dựng chổ ở cho người già và từng người tàn tật không?
--------------------------------------------------
THƯỞ HỒNG HOANG CỦA RESORT
1. NHỮNG BỒN TẮM LA MÃ
Từ thời La Mã, hình thức khởi thủy của những resort được xây dựng hoàn toàn dành cho mục đích thư giãn và tắm công cộng. Vào buổi ban đầu, các resort tọa lạc ở Rome và gần các điểm như là Ostia chỉ để phục vụ những người lính Lê dương và sĩ quan của họ đóng quân dọc theo vùng duyên hải các nước Bắc Phi, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Baden – Baden ở miền Nam của nước Đức và vùng Thánh Moritz ở Thụy Sỹ, sau đó resort chu du sang nước Anh và cuối cùng hiện diện ở xứ Bath và Buxton của đất nước này.
Tham quan các bồn tắm là một cuộc thư giãn thú vị mà hầu hết các tầng lớp xã hội thời La Ma ưa thích. Thời đó tắm tập thể rất phổ biến bởi vì đó là những nhu cầu cần thiết của con người. Một hồ tắm công cộng kết hợp với tiện nghi bơi lội, thể dục và trung tâm hoạt động cộng đồng, sự thư giãn và trao đổi khi tắm sẽ làm thoải mái con người hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Các bồn tắm ngày càng hấp dẫn hơn vì khi tham gia mọi người còn được phục vụ thức ăn, thức uống bên trong những cơ sở tiện nghi. Phí vào cổng không đáng kể cho cá nhân vào với mục đích tắm và còn mở rộng ra cho cả một nhóm người. Tuy nhiên, dấu hiệu hiếu khách là điều kiện thiết yếu cần có, những dấu hiệu này được xem như thể thức đầu tiên kiểm soát sự đánh giá của khách.
Vào thế kỷ thứ 2 tr. CN, một hồ tắm công cộng thường rất nhỏ, trang trí
khiêm tốn và có mục đích đầu tiên là phục vụ lợi ích thiết thực cho nhu
cầu của mọi người. Các bồn tắm được xây dựng chia ra làm hai loại:
loại cho đàn ông và loại cho đàn bà sau đó có tu sửa lại cho rộng hơn,
thiết kế hấp dẫn hơn bằng sự khảm đá quý (cẩm thạch. Ở các bồn tắm
trung tâm (Rome) tắm chung dường như là một một mode mặc dù trong thời
kỳ này các hoàng đế như Hadrian, Marcus Aurelius ngăn cấm.
Các chuyên gia thời cổ đại ở Ostia đã cung cấp những mô tả về bồn tắm ở Neptune:
Những bồn tắm ở Neptune được xây dựng trên một phác đồ vuông, mỗi cạnh đo được khoảng 67 mét. Bồn tắm được phát triểu từ nam đến bắc, bắt đầu từ phía đông của tòa nhà là Frigidarium (bồn tắm lạnh), kế đến là Tepidaria (một loạt những phòng sưởi), Caldarium (bồn tắm nóng), trung tâm của toà nhà là Palaestra (trường dạy võ) mà ở đó việc tập luyện có thể thực hiện trước hoặc sau khi tắm. Phía nam và đông của trường dạy võ là một số phòng dùng cho việc vui đùa (nhiều bồn tắm dùng cho tiệc cưới, yến tiệc, những cuộc vui như điên được tổ chức bên trong các phòng, một phần của nhà tắm hoặc được thiết lập phục vụ cho họ). Toà nhà không có mặt tiền trên Decumanus, phía trước là một dãy các cửa hiệu mở hướng ra mái cổng và ở phía nam và tây là một cầu thang rắn chắc dẫn từ ngoài đường tới các căn hộ ở bên trong. Những bồn tắm này dù rằng thấp nhỏ được thiết lập bởi các hoàng đế ở ROME rộng rãi cho Ostia và chúng được thiết kế một cách hào phóng đẹp mắt.
Phác đồ của các nhà tắm ở Neptune (H.1) được minh họa và chỉ ra các yếu tố xây dựng resort xuất hiện vào thời điểm đó và được duy trì ở những thế kỷ sau đó, cấu trúc của kiến trúc có một cửa với những hoạt động ngoài trời trãi rộng ra bên cạnh những tiện nghi thể thao, nhà hàng, chỗ lưu trú và các cửa hàng.
Ở vùng xa xôi hẻo lánh, các nhà tắm thường tọa lạc ở vùng có suối nước nóng. Giá trị thật sự mang lại của các suối nước nóng là sự phục hồi sức lao động điều này đã được biết từ rất sớm. Người Hy Lạp kết nối các suối nước nóng với thượng đế và xây dựng ở vùng này trở thành thánh địa nơi đó có các bệ thờ nước sẽ phun trào ra. Ơ các vùng thánh địa phun trào này, các bồn tắm thỏa mãn nhu cầu của lính Lê dương La Ma, phát triển chậm hơn Ơ Anh, nước nóng xứ Bath nổi tiếng, chúng được xem như là kỳ quan thứ tám của thế giới cổ xưa.
Khi triều đại các hoàng đế La Mã suy yếu và lính lê dương rút khỏi Anh vào khoảng năm 410 sau CN, xã hội ở Bath và Buxton cũng suy tàn mãi đến thế kỷ thứ 17 khi mà đường xá ở London được cải thiện, những sáng kiến tái hiện lại nhu cầu này trên sân khấu và lặp tức sự vui thích được thực hiện trong các chuyến lữ hành. Trong thời trung đại, du lịch đảm nhận chính cho các mục đích kinh doanh và tôn giáo.
2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC RESORT SPAS THỜI CỰU LỤC ĐỊA.
Thời cựu lục địa tức vào khoảng TK 14, Bỉ đã thiết kế chương trình vật lý trị liệu ở resort rất nổi tiếng. Vùng đất được khai phá vào năm 1326 bởi một người thợ gang người Bỉ tên Colin Le Loup. Do bị bệnh, ông phải điều trị trong thời gian dài bên dòng nước giàu chất sắt ở gần Liege. Tri ơn cho đợt trị bệnh của mình, ông xây dựng vùng đất trở nên phổ biến. Vài năm sau đó, một thị trấn của người Bỉ mọc lên ngay suối nước nóng, nó trở thành điểm hấp dẫn chính trong khu vực.
Thời kỳ Phục hưng, sự phát triển của Spa ở Anh làm phục hồi lại các resort truyền thống của Anh. Sau cuộc chiến dài và ảnh hưởng từ sự hạn chế của Thanh giáo, con người lấy lại quân bình, sẵn sàng mua sự vui vẻ (Vua Charles II đã thường xuyên đến các resort nổi tiếng của thời kỳ này: Tunbridge Wells, Harrogate, Bath and Buxton). Các bác sĩ, người thiết lập các tính chất cảm ứng trong việc điều trị bệnh ở những dòng suối khác nhau, bắt đầu từ việc đẩy mạnh dòng nước của Tunbridge Wells như là một được phẩm kích thích tình dục.
Ở xứ Bath, câu chuyện về kích thích tình dục được tin tưởng hơn bởi vì các bồn tắm ở đó thường nóng và luôn luôn được liên kết với nhà thổ. Catherine of Braganza, vợ của Vua Charles có một cuộc viếng thăm các nơi này trong một nỗ lực trị bệnh không con của bà nhưng vô hiệu.
Nữ hoàng Catherine lưu trú trong một ngôi nhà thuê của một Bác sĩ vùng Mount Ephraim, thuê bởi Sir Edmund King, đoàn tùy tùng của bà cắm trại và nghỉ ở vùng lân cận. Mỗi buổi sáng họ lao xuống các dòng suối vẫy vùng thỏa thích trong làn nước và đua nhau cười vang….
Lịch sử hình thành và phát triển resort trên thế giới là một quá trình dài và nhiều biến đổi. Bắt đầu từ những bồn tắm công cộng ở La mã cổ đại nhằm tạo ra sảng khoái cho lính Lê dương và sĩ quan của họ. Những hình thái phát triển cao hơn được định hình ở các thời điểm sau đó, tùy theo đặc điểm của văn hóa bản địa mà các resort hình thành truyền thống mang phong cách riêng của Châu Au hay của Châu Mỹ. Những thể thức đó vẫn được duy trì và còn được ứng dụng cho đến ngày nay.
Người ta ví rằng, sự phát triển resort là một bức tranh nhiều màu sắc. Bức tranh đó không chỉ phản ánh lịch sử phát triển của resort mà nó còn phản ánh được văn minh phát triển của ngành giao thông vận tải và du lịch lữ hành trên thế giới. Tàu thủy, xe ngựa, tàu hỏa, ô tô, máy bay và phản lực … tất cả những thứ đó đều ảnh hưởng đến sự tiến triển của resort. Ở Châu Au và Châu Mỹ, những resort sớm nhất được xây dựng quanh những suối nước khoáng. Việc cải thiện đường xá và giao thông đã thúc đẩy sự phát triển của các resort miền duyên hải và miền núi. Do sự bùng nổ du lịch lữ hành vào những thập niên cuối TK 20 và đầu TK 21 mà nhiều resort diễm lệ, sang trọng cũng đã được xây dựng khắp mọi nơi thậm chí ngay cả vùng hẻo lánh nhất của thế giới.
Truyền thống của resort là phát triển theo mùa vụ, resort hoạt động 4 mùa là một thể thức mà người ta nhắm đến trong đời sống kinh doanh hiện đại. Dưới áp lực kinh tế, hoạt động mùa vụ không còn phù hợp, thị trường khách hàng, sự thay đổi xu hướng nghỉ ngơi, giờ lao động được rút ngắn, thời gian thư giãn gia tăng, sự hoàn thiện của giao thông vận tải… các nhân tố này cũng là những nguyên nhân thúc đẩy resort chuyển hướng hoạt động.
Sẽ học được gì từ viễn cảnh và sự phân hóa của resort trong lịch sử phát triển của nó? Bài học đầu tiên là, ước muốn đi du lịch nhằm thư giãn đã ăn sâu vào tâm khảm của con người (trong mỗi con người đều có dòng máu du lịch chu chuyển) khi chưa đủ điều kiện, nhu cầu du lịch vẫn tiềm ẩn chờ đợi và khi điều kiện chín muồi thì nhu cầu du lịch bộc phát, thúc đẩy chúng ta phải đi nhằm thỏa mãn thị hiếu. Dòng máu đó, nhu cầu đó chính là thị trường tiềm năng lớn lao đối với các resort nghỉ dưỡng, đây cũng là bài học thứ hai mà các nhà marketing và quản lý resort lưu ý. Bài học thứ ba cũng rất đáng quan tâm: những giới hạn về thị phần của resort, sự thay đổi của các yếu tố xã hội, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi về nhân khẩu học, các tiêu chuẩn thiết lập của chất lượng và dịch vụ nơi đến, quan niệm về truyền thống mới, sự cạnh tranh, nét hấp dẫn của resort, sự tăng giảm khách hàng, co giãn dân số… là những yêu cầu kỹ thuật quan trọng của người kinh doanh resort. Cải tiến quản lý, tái thiết và tăng vốn đầu tư, phòng chống những hình ảnh cũ kỹ và ô nhiễm môi trường dường như đấy chính là chìa khóa duy trì sự tồn tại lâu bền cho vòng đời sản phẩm.
Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, du lịch hiện đại đã mang đến cho resort một quan niệm thị trường khách mới. Các nhà quản lý resort xây dựng phương thức kinh doanh và chọn cho mình mục tiêu tiếp thị mới, mục tiêu khách hàng trọng tâm của chiến lược là các gia đình, các nhóm khách đặc biệt của gia đình,…. Các loại tour nghỉ dưỡng trọn gói cho gia đình, tour cho nhóm khách đặc biệt với những tiện ích cao cấp không theo thể thức thông thường là những tour sẽ đáp ứng cho thị trường khách này. Các nhà điều hành resort đã có cái nhìn xuyên suốt vào thị trường rộng lớn với nỗ lực quyết tâm khai mở thị trường tiềm năng này.
Resort tạo ra môi trường làm tăng cảm giác hạnh phúc và hưởng thụ thông qua việc cung cấp nơi cư trú sang trọng, thức ăn thức uống ngon miệng, vui chơi giải trí phù hợp bên cạnh những thiết bị cao cấp tương xứng, kết hợp với các vùng giải trí lân cận thân thiện và cao hơn là lòng hiếu khách của con người. Việc gia tăng sự giàu có trong xã hội và gia tăng thời gian giải trí dẫn đến các nhu cầu cho thư giãn tăng lên. Sự phát triển của resort vẫn còn ở phía trước mà các nhà quản lý cần phải xác định: nghiên cứu hiện tượng này để truyền bá ảnh hưởng của resort trong vài thập niên nữa sẽ là điều chắc chắn.
Như một xu hướng, góp phần mở rộng quan niệm resort để từ đó nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nghỉ dưỡng mới, nghỉ dưỡng chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại.
Link:
http://vietnamarchitecture-nguyentienquang.blogspot.com/2011/09/luoc-su-phat-trien-resort.html
---------------
Câu
chuyện về những resort ở Việt Nam gần đây đang nóng lên như một chủ đề
mang tính thời sự. Nhiều bài báo, nhiều dư luận đang quan tâm lo lắng về
hiện tượng “dịch resort ” bùng nổ tại các bãi biển đẹp nước ta. Có vẻ
như nhà nhà đều làm resort, từ những khu đất tư nhân ven biển nhỏ hẹp
1000 – 2000 m2 của chủ đất địa phương đến những siêu quần thể resort
hàng trăn hecta công bố rầm rộ tại nhiều tỉnh thành duyên hải miền
Trung.
Ở góc độ quy hoạch vùng du lịch, trong chiến lược phát triển du lịch các địa phương, nhiều nơi công bố những đồ án quy hoạch tổng thể hết sức “hoành tráng” với các cụm từ “khu du lịch nghỉ dưỡng biển quốc tế”, tổng số phòng dự kiến từ 20.000 – 30.000 phòng, có tổng cộng gần một chục khu du lịch (KDL) vĩ mô như thế, liệt kê ra đây có thể kể đến : vùng Hạ Long – Cát Bà; KDL Cảnh Dương – Lăng Cô; Thừa Thiên Huế; Bãi biển từ Đà Nẵng – đến Cửa Đại, Hội An; KDL Phương Mai – Núi Bà, Bình Định; Vùng du lịch biển Khánh Hòa bao gồm Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh; Vùng du lịch biển Phan Thiết – Vũng Tàu và tham vọng thiên đường du lịch đảo Phú Quốc…chưa kể tất cả các tỉnh thành ven biển đều có nhiều bãi biển lớn dài từ 5-10km là bình thường! Nếu theo phép cộng đơn giản, kết quả khiến chúng ta có thể lầm tưởng đến năm giai đoạn 2015 -2020, Việt Nam sẽ là thủ đô Resort của thế giới với công suất du lịch biển cao nhất toàn cầu!
Mặt khác, những thực trạng đáng buồn của nhiều dự án resort đã làm (manh mún nhỏ lẻ, chất lượng kém) và sự đe dọa mất đất cho những dự án “xí phần” sắp tới cũng làm cho dư luận có phần phân vân và do dự, chưa hiểu rõ về mô hình du lịch nghỉ dưỡng mang tính xu thế mới này tại Việt Nam.
Trong phạm bài viết, chúng tôi cố gắng phân tích và dẫn giải một số giá trị trong công tác thiết kế cảnh quan và kiến trúc các resort nghỉ dưỡng biển tại Việt Nam và Thế giới. Dưới góc độ nghề quy hoạch & kiến trúc, Resort là một trong những loại hình công trình có nhiều cảm hứng sáng tác nhất với những ý tưởng xuất phát từ những giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn nơi công trình tồn tại.
Tất cả kiến trúc gỗ đều được cắm cọc tạo thành sàn trên mặt nước khách nghỉ đêm này
cảm nhận tiếng sóng ì oạp nhè nhẹ vỗ dưới chân
Vùng biển phẳng lặng với hòn đảo nhỏ ở giữa chỉ là nơi tập kết của resort để các mái nhà
nghỉ vươn mình ra ngoài khơi trong làn nước trong xanh của đại dương
Đây là spa độc nhất trên thế giới có thể chiêm ngưỡng các chú cá đầy màu sắc bơi lội
tự nhiên trong vùng biển san hô
Đa số cho thấy, những resort thành công là những công trình mọc lên một cách hợp lý như “hơi thở”, là sự thăng hoa từ những giá trị của cảnh quan thiên nhiên, của môi trường sinh thái, của đời sống cộng đồng và bản sắc văn hóa địa phương. Kết quả của một quá trình tìm tòi thiết kế đôi lúc sẽ cho ra đời những tác phẩm có cảm giác như không thể hợp lý hơn, duyên dáng hơn và tự nhiên như chính bối cảnh vùng đất chứa đựng công trình. Ngược lại, sự thành công của resort, tồn tại song hành sau đó sẽ đem lại một bộ mặt cảnh quan mới, sức sống mới cho vùng đất, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của các mảng cây xanh hoặc các khu rừng bảo vệ nguyên vẹn vành đai xung quanh tạo sự kết nối tinh tế giữa khu resort với đời sống truyền thống cộng đồng và môi trường sinh thái khu vực
Có rất nhiều mối liên hệ giữa giá trị tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn tác động vào hình thái resort, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 mối liên hệ chính, cũng là các cảm hứng sáng tác quan trọng nhất khi thiết kế tổng thể cảnh quan và kiến trúc công trình trong một tổng thể resort :
Các Bungalow hình thành cây vuôn ra trên mặt biển tĩnh lặng với tầm nhìn
về đỉnh núi lửa hùng vĩ
Mặt nước hồ bơi phẳng lặng giao hòa cùng mặt vịnh
Địa hình đặc biệt - 2 loại bãi biển của đảo Bora Bora - Polynésie thuộc Pháp
THIẾT KẾ QUY HOẠCH VÀ CẢNH QUAN KHAI THÁC - THỂ HIỆN CÁC GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỊA HÌNH
Các quần đảo – rặng san hô tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Khách
du lịch tại các resort biển thường chọn lựa những phòng nghỉ càng gần
biển càng tốt, sự quyến rũ của biển bắt buộc du khách phải chi trả nhiều
hơn để có tầm nhìn biển hay tốt nhất là các bungalow, villa sát bãi
cát. Thiết kế quy hoạch vì thế thường xuyên phân lớp và chia giá trị cao
cấp của các loại phòng tùy theo mức độ gần và sở hữu tầm nhìn biển.
Nhưng một số nới trên thế giới, tại các quần đảo san hô hay những hòn
đảo được bao bọc bởi răng đá ngầm chắn sóng, các đầm nước phẳng lặng
thiên nhiên là nơi lý tưởng nhất để du khách không chỉ gần nước mà còn
được ngự nằm trên tiếng sóng rì rào dưới chân nhà sàn. Loại hình Resort
đảo có thể thấy rất nhiều tại Seychelles (Ấn Độ Dương), Maldives (Ấn Độ
Dương) và Tahiti (Thái Bình Dương)
Malidves nổi tiếng với nhiều khu nghỉ dưỡng (resort) tuyệt đẹp nằm rải rác trên hàng chục hòn đảo san hô (tổng cộng có 1192 hòn đảo, tất cả đều nhỏ dưới 5km2). Năm 2006, Madives có 92 resorts và đến năm 2007 thì có thêm 11 khu resorts khác, trong đó phải kể đến ba khu ở Kuramathi, hai khu ở Veligandu, “đảo dã ngoại” Dhoni Mighili và Làng Equator ở Gan, tất cả resort này đều cao cấp từ 4 sao trở lên và chỉ tiếp cận bằng tàu cao tốc hoặc thủy phi cơ từ sân bay quốc tế ở Thủ Đô Male.
Ngược lại, Polynésie thuộc Pháp là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, nằm ở phía Nam Thái Bình Dương là cụm đảo có dấu tích từ những núi lửa xa xưa, đúng như tên gọi của nó, chủ nhân của nơi đây là người Polinesia sinh sống từ khoảng 300 năm trước CN. Tahiti là khu vực đông dân nhất của nhóm đảo này và đồng thời cũng là thủ đô của vùng lãnh thổ, trong đó đảo Bora Bora có địa hình độc đáo nhất có diện tích khỏang 39 km vuông, được bao bọc bởi đầm nước mặn và một rào chắn bằng đá ngầm. Ngay trung tâm đảo còn di tích của một ngọn núi lửa đã tắt . Bora Bora là thiên đường du lịch với những bãi cát trắng phau ngút tầm mắt, nắng ấm chan hòa và biển xanh như ngọc. Nước biển ở đây trong vắt , nhìn thấu tận đáy, với một hệ sinh vật biển phong phú . Dải vành đai dải đất bao bọc đảo được sở hữu cả hai loại hình bãi biển : Phía trong là nhửng bãi biển yên lành rất thích hợp cho xây dựng các bungalow trên mặt nước đầm phẳng lặng; phía ngoài là những bãi biển cuộn sóng từ đại dương, rất thích hợp với lướt ván, môn thể thao rất được ưa chuộng nơi đây.
Các Bungalow giật cấp phân tán theo sườn đất dốc
Hồ bơi trên sườn núi - được thiết kế các ghế đá thư giãn ngắm biển ngâm trong nước -
tất cả tồn tại trong khung cảnh rừng nguyên vẹn bao quanh
Royal Yatch Club Resort có thiết kế theo dạng công trình giật cấp, các phòng lùi vào
theo độ dốc đồi, tạo ra các terrace riêng tư hướng nhìn ra biển
Resort trên nền đất sườn núi dốc tại Phuket
Đảo Phuket – Thái Lan và vùng đảo nhỏ xung quanh nổi bật như một Vịnh Ha Long của đất nước bạn khi chúng tôi cảm nhận lần đầu qua khung cửa sổ máy bay. Những hòn đảo nhỏ, nhấp nhô và dốc đứng với những vách đá từ sườn núi đổ thẳng xuống biển. Toàn bộ đảo Phuket có nhiều vịnh, hang động, nhiều mũi đá nhô ra biển, chia cắt toàn đảo thành nhiều vịnh nhỏ với các bãi tắm nhỏ hẹp, thường dài từ 2-3km, nhưng rất nổi tiếng bởi sự chen chúc các resort như các bãi Nai Thon, BangTao, Surin và Pansea, Kammala, PaTong, Karon, Kata, Nai Harn, Rawai.
Trong trường hợp này, các KTS đa số là tác người Thái đã rất nhuần nhuyễn trong việc thiết kế các resort với độ dốc lớn, các lớp công trình chồng lên nhau, giật cấp và thuận tiện có được một cảnh quan biển tốt cho mọi góc phòng ở. Các mép nước hồ bơi lơ lửng trên độ cao lưng chừng đồi, du khách vừa có thể thư giãn tầm nhìn bao quát biển vừa cảm nhận cảnh quan thiên nhiên rừng được giữu nguyên trạng bao lấy resort.
Resort nơi cảng trung chuyển quốc tế qua lại tại Sentosa – Singapore.
Đảo Sentosa là đảo du lịch giải trí nổi tiếng Singapore, không chỉ có công viên chuyên đề, các bảo tàng, nhà thủy cung, sân Gofl. mà tại đây còn có 5 khách sạn resort cao cấp. Singapore là quốc gia nổi tiếng về cảng, dịch vụ cảng, thương mại, nhưng các bờ biển không đẹp lắm, phần nhiều là đất lấn biển, vì thế đầu tư một resort là rất đắt tiền và khó khăn trong việc bảo vệ môi trường.
Rasa Sentosa Resort được quản lý bởi tập đoàn khách sạn nổi tiếng Shangrila được xây dựng với quy mô 459 phòng, 5 sao, một khối công trình duy nhất đồ sộ. Thách thức lớn ở đây là sự tác động trực diện của luồng tàu bè qua lại liên tục, các chất thải dầu nhớt cũng ảnh hưởng đến bãi tắm ven bờ. Hai giải pháp nổi trội được thực hiện :
Terrace trải dài và riêng biệt bao gồm phần lộ thiên và có mái che như đóng khung
tầm nhìn từ phòng nghỉ nhìn ra vịnh và mũi núi xa xa
Nhìn từ biển, các villa xen lẫn cùng tảng đá lớn đổ dốc từ cảnh rừng khô
Tầm nhìn từ phong - điểm nhấn thị giác đặc biệt là các đảo nhỏ nhân tạo hết sức xinh đẹp,
vừa là điểm nhấn cảnh quan vừa có tác dụng chắn sóng, giảm thiểu tác động từ tàu bè
đối với bãi biển dành cho du khách bên trong.
Tòa nhà hình cánh cung, giật cấp hai đầu hồi tạo các góc nhìn và terrace đặc biệt rộng mở
cho các phòng suite cao cấp.
Phơi mình trên những tảng đá lớn –Evason Highaway Ninh Vân Resort – Việt Nam
Vị trí địa lý đặc biệt của khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp là sự độc lập hoàn toàn không kết nối giao thông đường bộ tại mũi bán đảo Ninh Vân, nhìn ra vịnh Nha Phu rộng lớn hướng về thành phố Nha Trang, hướng tiếp cận duy nhất đến đây bằng thuyền bởi toàn bộ khuôn viên resort dựa lưng vào sườn núi với rừng nguyên sinh bao quanh.
54 villa độc lập, đều có hồ bơi riêng (bao gồm 6 loại : Beach Pool Villa, Hill Top Villa, Water Villa, Rock Villa, Spa Suite Villa và Presidential Villa ) được bố trí ăn ý với địa hình thiên nhiên. Độc đáo và thú vị khi các tảng đá lớn là cảm hứng cho việc thiết kế các không gian nghỉ dưỡng thư giãn hoàn toàn thuộc về thiên nhiên. Tất cả các căn phòng đều được thiết kế nhìn ra vịnh biển riêng hưởng thụ vẻ đẹp của cát trắng hiền hòa và biển xanh biếc đặc trưng vùng Nha Trang.
Sự bố trí tổng mặt bằng quy hoạch rất thông minh và cá tính: Khu trung tâm đón tiếp và cầu tầu nằm ở vị trí trung tâm vịnh, hai cánh 2 bên là 34 căn beach villa; hai đầu núi đá nhô ra biển kết thúc vịnh là nơi bố trí các villa cao cấp hơn với thiết kế ngẫu hứng tại chỗ dựa vào địa thế từng phiến đá (Hill Top Villa và Rock Villa), hồ bơi riêng được tạo dạng ẩn mình trên sàn gỗ ăn thẳng vào từng phiến đá lớn. Khu Spa lại được bố trí lùi sâu bên trong vào rừng, trên triền núi cao.
http://vn.360plus.yahoo.com/NguyenQuocHoang-Arc/article?mid=10&fid=-1
http://www.for.gov.bc.ca/resort_development/resort_plans/approved/crystal.htm
TỔNG QUÁT- General.
- Tính chất- Character.
- Thanh phần Công trình- Building Elements.
- Những yêu cầu phê duyệt và xem xét thiết kế- Họa đồ bố trí và sơ đồ quan niệm nghiên cứu.
Design Review and Approval Authority Requirements - Site Plan And Conceptual Drawings. ..
ÑAËC TÍNH MAËT NGOAØI COÂNG TRÌNH- Exterior Building Character ...
· Mái- Roofs.
· Kiểm soát trên mái nhà.- Management from Roofs ...
· Ống khói lò sưởi và trang thiết bị cơ khí..- Chimneys and Mechanical Equipment ...
· Cửa sổ- Windows.
· Hoàn thiện tường- Wall Finishes and Forms...
· Màu sắc- Colours ...
· Lối vào- Entry Areas.
· Hình khối công trình và cấu kiện- Building Massing and Components.
· Cảnh quan chung v àcảnh quan đường phố- Landscape & Streetscape.
· Bảng quảng cáo…- Signage ...
· Chiếu sáng.- Night Lighting.
· Thiết kế âm thanh.- Acoustical Design.
· Sử dụng năng lượng hiệu quả.. Energy Efficiency ...
· Che chắn khu phục vụ… Screening and Enclosure of Service Areas ...
NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ THUỘC CHO KHÁCH SẠN- Supplementary Guidelines for Hotels...
· Hình ảnh khách sạn…Hotel Image ...
· Sảnh khách sạn.- Hotel Lobbies ...
· Khu mua sắm tầng trệt. Ground Floor Shopping Areas.
· Sân trời khách sạn.- Hotel Terraces.
· Bao lơn khách sạn .- Hotel Balconies ...
NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ THUỘC CHO DÃY PHỐ.-Supplementary Guidelines for Townhouses .
· Tính chất mặt ngoài công trình.- Exterior Building Character ...
· Hoàn thiện tường và hình khối- Wall Finishes and Forms...
· Không gian bên ngoài- External Spaces ...
· Bãi đỗ xe…- Parking ...
Supplementary Guidelines for Chalets.- Supplementary Guidelines for Chalets .
NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ THUỘC CHO KHÁCH SẠN CÔNG QUẢN VÀ CHUNG CƯ.
· Supplementary Guidelines for Condominiums and Apartments ...
· Sảnh.- Lobbies ...
· Bao lơn.- Balconies ...
· Cơ sở thương mại.- Commercial Bases ...
· Thu gom rác.- Garbage ...
· Hướng dẫn địa điểm.- Siting Guidelines ...
· Khách sạn.For Hotels,
· Khách sạn công quản- Condominiums,
· Chung cư… Apartment Buildings ...
· Dãy phố- For Townhouses ...
· Biệt thự nhỏ- For Chalets,
· Biệt thự - Single Family Dwellings,
· Biệt thự song lập- Duplexes,
· Hoạt động của khách sạn.-
· Bed and Breakfast Operations...
· Bãi đỗ xe trung tâm.- Central Parking Areas ...
· Hoạt động công cộng ngoài trời và không gian trống.- Public Outdoor Activities and Spaces
· Giải thích từ ngữ.- Interpretation ...
Crystal Mountain Ski Resort Expansion Master Plan
- Crystal Mountain Ski Resort Expansion Master Plan
- Appendix A - Environmental
- Appendix B - Traffic
- Traffic Impact Study
- Traffic Impact Study
- Appendix C - Archaeological
- Archaeological Overview Assessment
- Field Reconnaissance
- Archaeological Overview Assessment
- Appendix D - Engineering
- General Servicing
- Road A
- Road B-1
- Road B-2
- Road B-3
- Road C
- Road D-1
- Road D-2
- Road F-1
- Road F-2
- Road-G
- Conceptual Servicing Plan - Sanitary Sewer
- Conceptual Servicing Plan - Storm Sewer
- Conceptual Servicing Plan - Water
- Typical Sections
- General Servicing
- Appendix E - Water
- Appendix F - Chief Eli Letter:
- Chief Eli Letter
- Chief Eli Letter
- Appendix G - Parking/Phasing:
- Cumulative Units
- Cumulative Bed Units
- Bed Unit Phasing Schedule
- Cumulative Units
- Appendix H - Design Guidelines:
- Appendix I - Fire:
- Appendix J - Pocket Plans:
- Resort Base Area
- Resort Core
- Crown Land Purchased and Leased
- Proposed Development Areas
- Existing Ski Runs and Ski Lifts
- Mountain Area Plan
- Schedule "A" Base Area and Controlled Recreation Area
- Schedule "C" Phasing Schedule
- Resort Base Area
Mountain Resort Design Guidelines
NOÄI DUNGTỔNG QUÁT- General.
- Tính chất- Character.
- Thanh phần Công trình- Building Elements.
- Những yêu cầu phê duyệt và xem xét thiết kế- Họa đồ bố trí và sơ đồ quan niệm nghiên cứu.
Design Review and Approval Authority Requirements - Site Plan And Conceptual Drawings. ..
ÑAËC TÍNH MAËT NGOAØI COÂNG TRÌNH- Exterior Building Character ...
· Mái- Roofs.
· Kiểm soát trên mái nhà.- Management from Roofs ...
· Ống khói lò sưởi và trang thiết bị cơ khí..- Chimneys and Mechanical Equipment ...
· Cửa sổ- Windows.
· Hoàn thiện tường- Wall Finishes and Forms...
· Màu sắc- Colours ...
· Lối vào- Entry Areas.
· Hình khối công trình và cấu kiện- Building Massing and Components.
· Cảnh quan chung v àcảnh quan đường phố- Landscape & Streetscape.
· Bảng quảng cáo…- Signage ...
· Chiếu sáng.- Night Lighting.
· Thiết kế âm thanh.- Acoustical Design.
· Sử dụng năng lượng hiệu quả.. Energy Efficiency ...
· Che chắn khu phục vụ… Screening and Enclosure of Service Areas ...
NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ THUỘC CHO KHÁCH SẠN- Supplementary Guidelines for Hotels...
· Hình ảnh khách sạn…Hotel Image ...
· Sảnh khách sạn.- Hotel Lobbies ...
· Khu mua sắm tầng trệt. Ground Floor Shopping Areas.
· Sân trời khách sạn.- Hotel Terraces.
· Bao lơn khách sạn .- Hotel Balconies ...
NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ THUỘC CHO DÃY PHỐ.-Supplementary Guidelines for Townhouses .
· Tính chất mặt ngoài công trình.- Exterior Building Character ...
· Hoàn thiện tường và hình khối- Wall Finishes and Forms...
· Không gian bên ngoài- External Spaces ...
· Bãi đỗ xe…- Parking ...
Supplementary Guidelines for Chalets.- Supplementary Guidelines for Chalets .
NHỮNG HƯỚNG DẪN PHỤ THUỘC CHO KHÁCH SẠN CÔNG QUẢN VÀ CHUNG CƯ.
· Supplementary Guidelines for Condominiums and Apartments ...
· Sảnh.- Lobbies ...
· Bao lơn.- Balconies ...
· Cơ sở thương mại.- Commercial Bases ...
· Thu gom rác.- Garbage ...
· Hướng dẫn địa điểm.- Siting Guidelines ...
· Khách sạn.For Hotels,
· Khách sạn công quản- Condominiums,
· Chung cư… Apartment Buildings ...
· Dãy phố- For Townhouses ...
· Biệt thự nhỏ- For Chalets,
· Biệt thự - Single Family Dwellings,
· Biệt thự song lập- Duplexes,
· Hoạt động của khách sạn.-
· Bed and Breakfast Operations...
· Bãi đỗ xe trung tâm.- Central Parking Areas ...
· Hoạt động công cộng ngoài trời và không gian trống.- Public Outdoor Activities and Spaces
· Giải thích từ ngữ.- Interpretation ...
TOÅNG QUAÙT
Nguyên tắc chỉ đạo thiết kế này được soạn thảo bởi Công ty ......... để thiết lập một đặc tính thiết kế thống nhất và độc đáo cho khu nghỉ dưỡng, sử dụng chừng mực ngôn ngữ huyền thoại của thiết kế kiến trúc, tăng cường ý niệm của một khu nghỉ dưỡng miền núi hấp dẫn; một sự trốn tránh cái ồn ào náo nhiệt của đời sống đô thị.
Mục đích là cho mỗi công trình và những đặc điểm nhân tạo khác góp phần tạo dựng đặc tính của khu vực để cho có được hình ảnh của một khu nghỉ dưỡng miền núi độc đáo thay vì là một tập hợp rời rạc các thành phần riêng biệt đầy tranh chấp. Kiểu thức kiến trúc được vẽ từ những ví dụ tốt nhất của những nhà nghỉ, khách sạn, những nhà nhỏ miền núi ở trong vùng.
Phần lớn những ví dụ thực sự thành công và nổi tiếng của kiến trúc miền núi là những công trình kiến trúc Pháp có mặt trước năm 1945. Tính chất của kiểu thức kiến trúc cũng được tìm thấy ở những bố cục hình khối lớn, khung cảnh rừng thông và vật liệu thô sơ. Gỗ thô nặng và đá thiên nhiên kết hợp với phần mái lợp bắt nguồn từ kiến trúc lãng mạng và ngoạn mục thời kỳ đầu của thế kỷ 20. Kiến trúc này mang đến câu trả lời chân thực với những điều kiện tự nhiên của cảnh quan miền núi và đã tạo thành một truyền thống đơn giản phù hợp với môi trường thiên nhiên.
ĐẶC TÍNH.
Khái niệm thiết kế sẽ lấy nguồn cảm hứng từ truyền thống kiến trúc địa phương miền núi của Đà Lạt, kiến trúc thô sơ của cư dân bản địa. Nó sẽ nhấn mạnh kiểu mái dốc nghiêng, sử dụng gỗ và đá và sử dụng nhiều vật liệu thiên nhiên- Gỗ thô và đá thiên nhiên địa phương...
Thiết kế vì sự bền vững của cấu trúc và đặc tính cố hữu cũng sẽ là những thành phần có tính bắt buộc.
(Tham khảo Master Plan- Section 2; Khuyến cáo Bảo vệ phòng chống cháy rừng…)
Mục đích của Hướng dẫn này là nhận diện một vài đặc điểm chủ yếu của kiểu thức kiến trúc miền núi, để nó có thể tái hiện trong những bố cục riêng lẻ với đặc tính vừa độc đáo vừa phù hợp với cái chung. Mục tiêu là sáng tạo những đặc điểm đầy ấn tượng thô mộc và ấm cúng, tương tự như truyền thống thẩm mỹ địa phương.
Một thiết kế thành công phải đáp ứng đầy đủ với cả 2 yếu tố tinh thần và ý tưởng của hướng dẫn này.
Chất lượng thiết kế trong tỷ lệ hình khối và ngôn ngữ kiến trúc sẽ là nguyên tắc căn bản để đạt được một sản phẩm sẽ có mặt trên bản đồ du lịch của vùng.
Bảng hướng dẫn này được hoạch định để khuyến khích thiết kế kiến trúc đảm bảo được khung cảnh thiên nhiên của khu vực, và sự kiểm soát kiến trúc đảm bảo rằng những sự phát triển trong tương lai sẽ tuân theo chủ đề kiến trúc ban đầu và sự tôn trọng không gian trống. Bảng hướng dẫn thiết kế được cung cấp để những khái niệm kiến trúc và sự thực hiện những công trình được gìn giữ trong khuôn khổ hình ảnh mong muốn cũng như theo đúng quy hoạch chung của khu vực.
Đặc tính và kiểu thức kiến trúc đích thực sẽ bắt nguồn từ kiểu thiết kế truyền thống rất thành công của kiến trúc miền núi và sẽ phản ảnh giá trị di sản đã được thừa nhận và truyền thống địa phương miền núi. Bảng hướng dẫn được mô tả sau đây sẽ nhấn mạnh cách sử dụng gỗ thô, vật liệu hoàn thiện có tính ấm cúng và thiên nhiên, và không gian nội thất rộng thoáng để kết hợp thành một bầu không khí miền núi ấm cúng đầy ấn tượng. Tính chất chân thực sẽ được nhấn mạnh bằng sự thô sơ giản dị và bằng sự né tránh những đặc điểm thêm vào dư thừa không cần thiết.
CÁC THÀNH PHẦN CÔNG TRÌNH .
Hình dáng
của kiến trúc sẽ được xác định bằng các khối chức năng. Những phần phụ thuộc
giả tạo và những thành phần trang trí kiến trúc không có công năng sẽ không
được phép. Sự trang trí chỉ được áp dụng khi có công năng thực sự. Dự tính rằng
kiểu thức kiến trúc phải thô mộc, cứng cáp và rất thực, với vẻ thanh lịch
tao nhã nhờ tỷ lệ đẹp, hình khối tốt và quan hệ hài hòa với các công trình
khác. Hiệu quả khối công trình từ hình dạng của tường, sàn, mái phải được xử lý
chi tiết thành những thành phần nhỏ để tránh sự thô kệch và quá khổ. Sự trang
hoàng, trang trí sẽ chỉ được khuyến khích theo chiều hướng điêu khắc và hoàn
thiện những thành phần công trình có công năng. Công dụng và vẻ bên ngoài của
những thành phần tự nhiên sẽ được tham khảo.NHỮNG YÊU CẦU XEM XÉT & PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ.
HỌA ĐỒ ĐỊA ĐIỂM VÀ SƠ ĐỒ THIẾT KẾ
Mỗi thành phần công trình phải được thiết kế phù hợp trong khuôn khổ những chỉ định trong Master Plan/OCP và phân khu và phải tuân theo yêu cầu của tài liệu Master Plan/OCP và tài liệu phân khu khác.
Những yêu cầu xem xét và phê duyệt thiết kế- sẽ có trách nhiệm xem xét thiết kế và sắp xếp làm đúng theo Hướng dẫn này và tài liệu đề ra trong Master plan/ OCP và phân khu và những thỏa ước đăng ký sử dụng đất.
Họa đồ mô tả mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, mặt bằng mái, Phần hoàn thiện, màu sắc, cảnh quan và cảnh quan đường phố phải được đệ trình với cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt sơ bộ cho khu Resort trước khi áp dụng để được phép phát triển và xây dựng công trình.
Tóm tắt những nguyên tắc chính:
. Hình ảnh của khu nghỉ mát sẽ dựa trên kiểu thức kiến trúc miền núi đầy lãng mạng của Đà Lạt và kiểu kiến trúc truyền thống của địa phương trong khung cảnh thiên nhiên hiện hữu.
. Kiến trúc sẽ kết hợp thành khối lớn và vật liệu thô mộc như là gỗ thô và đá thiên nhiên.
. Các công trình kiến trúc phải phù hợp với Mặt bằng Quy hoạch tổng thể của khu nghỉ mát.
Đơn vị thiết kế công trình, bảng hiệu, và những thành phần phát triển phụ thuộc phải đệ trình: một họa đồ vị trí, họa đồ khái niệm công trình, sơ đồ màu, và tất cả những thông tin thiết kế cần thiết cho cơ quan chức năng thẩm định trước khi trình hồ sơ bản vẽ để xin phép xây dựng phát triển. Trong lúc xét duyệt, cơ quan thẩm định sẽ cung cấp văn bản cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng Dự án xin phép phù hợp với Bản hướng dẫn Tổng mặt bằng. Chủ đề để thỏa thuận với OCP và quy định phân khu, Tiêu chuẩn xây dựng và những văn bản pháp luật có liên quan của địa phương, Chính quyền sẽ xem xét và phát hành Giấy phép cho phát triển và Giấy phép xây dựng.
Tóm tắt những nguyên tắc chính:
v Hình ảnh của khu nghỉ mát sẽ dựa trên kiểu thức kiến trúc miền núi đầy lãng mạng của Đà Lạt và kiểu kiến trúc truyền thống địa phương trong khung cảnh thiên nhiên hiện hữu.
v Kiến trúc sẽ kết hợp thành khối lớn và vật liệu thô mộc như là gỗ thô và đá thiên nhiên.
v Các công trình kiến trúc phải phù hợp với Mặt bằng Quy hoạch tổng thể của khu nghỉ mát.
ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA CÔNG TRÌNH
Như đã trình bày ở trên, khái niệm thiết kế sẽ lấy nguồn cảm hứng từ kiểu kiến trúc truyền thống của địa phương. Những ý tưởng này khuyến khích sử dụng mái dốc, gỗ khối lớn hay gỗ tròn, nền đá và sử dụng các loại vật liệu thiên nhiên phong phú ở địa phương. Thiết kế bền vững cho kết cấu và đặc tính cố hữu cũng sẽ là những thành phần bắt buộc.
· Mái
o Một trong những thành phần đặc trưng nhất của kiểu kiến trúc lãng mạn miền núi là mái dốc đứng. Mái có vai trò vô cùng quan trọng trong cảnh quan tầm nhìn thấy của khu nghỉ dưỡng từ trên cao. Mái dốc và độ vươn xa của mái là những yêu cầu bắt buộc của công tác thiết kế tất cả công trình.
o Hình dáng của mái.
o Mái là thành phần cần thiết của cảnh quan tầm nhìn thấy của phần dưới thấp khu nghỉ dưỡng dành cho biệt thự. Mái dốc sẽ được khuyến khích. Độ dốc tối thiểu là 4/6 và được thiết kế che chắn tốt.
o Ống khói lò sưởi, những yêu cầu thông thoáng và cơ khí của công trình phải được trình bày trong thiết kế sơ bộ với việc xừ lý thiết kế tương đối chính xác. Sự biến dạng của mái do sự tích tụ và chuyển động của nước.
--------------------------------------------
MỘT CỬA SỔ HƯỚNG RA THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN:
THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ
DU LỊCH SINH THÁI
Trọng tâm của chương này là thiết kế, phát triển và vận hành các phương
tiện phục vụ thể hiện sự nhạy cảm về môi trường và phát triển bền vững. Trong
nhiều trường hợp, các vấn đề được bàn bạc vượt quá giới hạn các vấn đề phát
triển và kiến trúc thuần tuý. Điều này phản ánh tính phức tạp của hoạt động du
lịch sinh thái và nhu cầu kết hợp việc bảo tồn thiên nhiên và văn hoá địa
phương. Tác giả quan niệm các phương tiện phục vụ như là “Một cửa sổ nhìn ra
thế giới thiên nhiên” và là phương tiện để học hỏi và tìm hiểu. Mặc dù đây chỉ
là một khía cạnh của du lịch sinh thái, việc thiết kế các phương tiện phục vụ
có thể củng cố và tăng cường sự tận hưởng và hiểu biết của khách du lịch sinh
thái đối với khu thiên nhiên. Cung cấp các khu ăn nghỉ thoải mái ít ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái là chìa khoá thành công của các phương tiện phục vụ du
lịch sinh thái, nhưng những phương tiện này cũng phải phục vụ như một cửa sổ hướng
ra thế giới thiên nhiên, hay một phương tiện cho sự học hỏi và tìm hiểu.ĐI TÌM PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH NGHĨA VÀ TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC
Trong khi những khu thiên nhiên hoang dã cuối cùng đang bị bao vây bởi lối canh tác nông nghiệp ì ạch và đôi khi bất hợp lý, thì các phương tiện du lịch sinh thái, trạm nghiên cứu thực địa, và các trung tâm nghiên cứu môi trường đang mở ra rầm rộ nhằm tìm kiếm các cơ hội để tìm hiểu giá trị của những khu thiên nhiên hoang dã độc đáo này.
DANH MỤC CHO VIỆC TRIỂN KHAI PHƯƠNG TIỆN DU LỊCH SINH THÁI
Những tiêu chuẩn được khái quát dưới đây được coi như là một nguyên tắc chỉ đạo cho các tiêu chuẩn cụ thể hơn liên quan đến các vấn đề địa phương dụ thể và đặc tính sinh thái của một khu vực nhất định. Trừ một vài ngoại lệ, các tiêu chuẩn và qui tắc được thể hiện này cũng có thể áp dụng cho các loại hình phát triển khác. các tiêu chuẩn được đề ra với chủ ý như một hướng dẫn chung và không nên coi các tiêu chuẩn này là một danh mục đầy đủ hoặc một thay thế cho hiểu biết chuyên môn.
VẤN ĐỀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG
· Mặt bằng xây dựng và kết cấu phải tránh việc cắt các cây to và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác.
· Sử dụng các cây đổ tự nhiên khi có thể (chẳng hạn như cây đổ do tác động cảa gió hoặc các nguyên nhân tự nhiên khác).
· Hệ thống đường mòn cần chú ý tôn trọng sự đi lạivà nơi ở của các động vật hoang dã.
· Cần phải có kiểm soát xói mòn đối với tất cả các công trình xây dựng và đường mòn.
· Phải thoát nước ra khỏi các lối mòn và đường đi tránh việc nước tích tụ thành dòng lớn có thể gây xói mòn.
· Không nên phá bỏ thảm thực vật trên bờ ao hồ sông suối và bờ biển.
· Hạn chế các điểm đường mòn cắt sông, suối.
· Duy trì các thảm thực vật gần hồ, ao, suối quanh năm, và suối theo mùa để chúng gạn lọc và giảm tối đa cặn lắng.
· Các công trình xây dựng phải tương đối cách xa nhau để đảm bảo cho sự đi lại của động vật hoang dã và sự tăng trưởng cùa rừng.
· Hạn chế dùng phương tiện gắn máy và các phương tiện đi lại khác.
· Thiết lập các biển báo ở đấu đường mòn để đề cao ý thức về môi trường thiên nhiên và xác định rõ ràng nội qui hành vi. Cũng nên có các luật riêng cho các nhà khách.
· Ghi tên cụ thể từng loại cây ở xung quanh khu ăn nghỉ để khách làm quen với các loài mà họ có thể gặp xung quanh và trong vùng bảo tồn.
· Sử dụng các kỹ thuật phát triển mặt bằng tác động thấp, chẳng hạn như hành lang nổi, thay vì sử dụng đường mòn lát hoặc không lát khi có thể.
· Các bãi cỏ và bãi chăn thả gia súc cần được đặt sao cho không làm ô nhiễm các nguồn nước và lưu vực.
· Xem xét lại các nguồn âm thanh và mùi vị liên quan đến việc xây dựng có thể làm tổn hại đến môi trường hoặc làm phiền cho khách.
· Thiết kế cần phản ánh sự thay đổi theo mùa chẳng hạn như mùa mưa và góc độ mặt trời.
· Hạn chế hoặc tránh sử dụng chiếu sáng khu vực du lịch để không ảnh hưởng đến chu kỳ ngày đêm của động vật hoang dã.
Cần có sự thận trọng đặc biệt trong việc thiết kế những tuyến đường mòn qua những khu còn hoang sơ. Nên thuê một nhà tự nhiên học để giúp xác định hệ thống đường mòn để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống hoang dã và hệ sinh thái thực vật. Cần chú ý đến các sinh vật sống trên các cây được dùng để làm hành lang treo. Thận trọng cũng không bao giờ thừa trong việc đặt các tuyến đường tiếp cận đối với khu vực được xây dựng. Phương triện đi lại bằng xe cơ giới nên được hạn chế nếu không thể tránh hoàn toàn. Cần có sự tham gia của một kỹ sư xây dựng trong việc thiết kế các đường mòn nơi có thể xảy ra xói mòn nghiêm trọng. Cơ hội cho những người tàn tật nên được dự trù khi có thể.
VẤN ĐỀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH.
· Thiết kế công trình phải tận dụng kỹ thuật xây dựng, vật liệu và giá trị văn hoá địa phương nếu hợp với môi trường.
· Hình dáng và vẻ ngoài của công trình phải hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. Nên thiết kế dựa trên tiêu chuẩn môi trường lâu dài chứ không nhất thiết phải căn cứ vào tiêu chuẩn vật chất trước mắt.
· Cần ưu tiên chú ý đến sự duy trì hệ sinh thái hơn việc phô trương mỹ thuật thiết kế.
· Cung cấp các phương tiện phục vụ cho các hoạt động hỗn độn. Việc bố trí chỗ cạo ủng, vòi tắm hoa sen ngoài trời… đã trở thành những điều kiện thiết yếu cho sự thành công ở một số khu vực
· Nên tính đến việc sử dụng tán cây để che phủ bớt các đường mòn được sử dụng nhiều giữa các khu nhà để giảm thiểu xói mòn và cung cấp chổ trú khi trời mưa.
· Nên có một kiến trúc hoà hợp với các triết lí môi trường và mục đích khoa học. Trách sự đối nghịch.
· Nên trang bị các kho chứa hợp lí cho đồ dùng của khách như ba lô, ủng và các dụng cụ cắm trại.
· Nên sử dụng các giải pháp với kĩ thuật đơn giản khi có thể.
· Nên sử dụng các biện pháp gây chú ý đối với khách tham quan và nhân viên đối với các qui tắc môi trường.
· Cung cấp cho khách du lịch sinh thái các tài liệu tham khảo tại chỗ cho việc nghiên cứu môi trường.
· Thiết bị và đồ dùng nội thất phải làm từ nguyên liệu địa phương, trừ khi nguyên liệu cho các vật dụng phục vụ cho các mục đích đặc biệt không có ở địa phương.
· Phương tiện phục vụ nên tận dụng vật liệu, thợ thủ công và nghệ nhân địa phương khi có thể.
· Tránh sử dụng các vật liệu tiêu thụ nhiều năng lượng hay nguy hiểm.
· Công trình xây dựng phải tôn trọng các tiêu chuẩn văn hoá và đạo đức địa phương. Cần khuyến khích sự tham gia của nhân dân địa phương trong việc cung cấp đầu vào cho nhà thiết kế cũng như tạo ra sự chấp nhận cam giác sở hữu trong nhân dân địa phương.
· Xác định các khu khảo cổ ở những nơi có thể.
· Cần phải hết sức chú trọng đến việc kiểm soát các loại côn trùng bò sát và gặm nhấm trong thiết kế. Những cách thức thiết kế nhạy cảm phải giảm thiểu sự xâm nhập của các sinh vật hơn là phải giết chúng.
· Phương tiện cho những người tàn tật nên được cung cấp khi có thể. Tuy vậy cần chú ý rằng bản chất gian truân của các khu du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học góp phần loại trừ sự lui đến của một số ngưòi tàn tật. Phải ưu tiên đặc biệt trong việc cung cấp các tiếp cận bình đẳng đối với phương tiện giáo dục cho người tàn tật.
· Dự kiến cho sự phát triển trong tương lai của thiết bị nhằm giảm tối đa các lãng phí do phaỉ huỷ bỏ hoặc phế loại. Cần qui hoạch cho sự phát triển tăng trưởng trong tương lai để giảm thiểu sự huỷ bỏ và phí phạm trong tương lai.
· Các vần đề cụ thể trong trương trình phải phản ánh mối quan tâm về môi trường trên phương diện sử dụng gỗ và các vật liệu xây dựng khác. Nên tham khảo cuốn ”First cut: A Primer on Tropical Wood use and Conservation” (những đề cập sơ qua về việc sử dụng và bảo tồn gỗ nhiệt đới) của liên minh rừng nhiệt đới (Rainforest Alliance).
· Cũng phải xem xét các vấn đề điạ chấn trong thiết kế.
VẤN ĐỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
· Các yếu tố cảnh quan phải được tính đến để củng cố sự thông thoáng tự nhiên của các phương tiện và tránh việc tiêu dùng năng lượng không cần thiết.
· Nên cân nhắc sử dụng năng lượng mặt trời ( chủ động hoặc thụ động), năng lượng gió ở những nơi có thể.
· Bố trí các đường ống nước sao cho hạn chế sự tổn hại đến đất, tốt nhất là bố trí liền kề đường mòn khi có thể.
· Nên tận dụng thuỷ điện với tác động tối thiểu lên môi trường.
· Đối với những nơi cần có sự điều chỉnh về độ ẩm và nhiệt độ như phòng máy tính dùng cho nghiên cứu, cũng nên hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ, Phương pháp thiết kế cần tận dụng kỹ thuật thông thoáng tự nhên trong việc đảm bảo cho sự thoải mái của con người.
VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI
· Bố trí các phương tiện hợp lý về sinh thái để thu gom rác ở đầu các đường mòn cho khách sử dụng.
· Các bãi chăn thả ngựa và gia súc cần được bố trí sao cho không làm ô nhiễm nguồn nước hoặc lưu vực.
· Cung cấp các phương pháp giải toả rác thải hợp môi trường.
· Bố trí thùng chứa rác để tránh côn trùng và súc vật.
· Cung cấp các phương tiện phục vụ tái chế.
· Xử dụng các công nghệ thích hợp để xử lí chất thải hữu cơ như Compốt hoá, hố rác tụ hoại, bể khí sinh học.
· Xem xét các phương pháp tái chế nước thải và xử lí nước bẩn trước khi chúng trở lại với môi trường thiên nhiên.
ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG TIỆN DU LỊCH SINH THÁI:
THẺ BÁO CÁO XANH
_________________________________________
Mặc dù việc thiết lập các qui tắc đạo đức môi trường là rất quang trọng đối với sự phát triển nhạy cảm của các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái được đặt ngay trong thiên nhiên, chúng ta cũng không nen quá nên mù quáng tuân theo những qui tắc đó. Một cách tiếp cận tuyệt đối thường có xu hướng phân cực giữa phát triển và các quan tâm về môi trường. Một cách giải quyết có hiệu quả hơn có lẽ là thiết lập một hệ thống xếp hạng các cung cấp cho các nhà phát triển du lịch một thẻ ghi điểm để thông báo cho các tổ chức môi giới du lịch và khách tham quang về tính nhạy cảm với môi trường của một cơ sở du lịch nào đó. Khi đó áp lực thị trường sẽ tạo ra một cách tiếp cận trách nhiệm hơn trong phát triển du lịch.
Trong khi tạo ra “thẻ báo cáo xanh” để đánh giá các phương tiện du lịch sinh thái , người viết không có dự định dừng lại ở chổ phán xử cái gì là phù hợp hay không phù hợp đối với các nhà điều hành du lịch sinh thái .Mà dự định chính là nêu cao tính nhạy cảm của các nhà diều hành cũng như khách tham quan. Các tiêu chuẩn dưới đây hướng chủ yếu vào các cơ sở vật chất và đánh giá sự thành công từ quang điểm định hướng thiết kế.
· Liệu qui mô phát triển có phù hợp với cộng đồng đại phương và khả năng của môi trường trong việc chứa chấp các phương tiện hay không?
· Các thành viên của cộng đồng địa phương có tích cực tham gia vào quá trình qui hoạch và cây dựng các phương tiện phục vụ không?
· Các thành viên của cộng đồng địa phương có tham gia vào vận hành phương tiện du lịch hằng ngày không?
· Phương tiện du lịch có là một phát triển giai đoạn không?Nếu có,các giai đoạn đó có được thiết kế để giảm thiểu các ảnh hưởng lên môi trường và các phương tiện hiện có không?
· Thiết kế của các phương tiện đã sử dụng dáng dấp của các công trình văn hoá truyền thống và vật liệu địa phương chưa?
·Liệu kiểu thiết kế có khuyến khích khách du lịch nhìn thế giới thiên nhiên theo một cách mới không?
· Trong phương tiện phục vụ có xuấtt hiện mâu thuẫn nào giữa du lịch sinh thái và bảo tồn không?
· Liệu tuyến du lịch có mang tính tưởng tượng hay các đặc điểm đặc biệt thể hiện các đặc tính độc đáo của địa phương của địa phương cũng như các vùng lân cận không?
· Các phương tiện như thư viện,phòng thí nghiệm hay các khu vực thử nghiệm khác , kiệu có cung cấp cho khách các cơ hội trau dồi kiến thức không?
·Nguồn năng lượng có hợp lí về môi trường và bền vững không?
·Các vật liệu xây dựng có chứa các độc tố hay các thành tố không phân huỷ không?
· Các công nghệ xử lí nước thải có phù hợp không?có tiến hành tái chế không?
·Các cấu trúc xây dựng và khu vực được lát có được bố trí để phòng chống xói mòn không?
· Các đồ nội thất và các thiết bị nhà ở khác có phù hợp với chủ đề kiến trúc và các thông số môi trường không?
· Có xây dựng chổ ở cho người già và từng người tàn tật không?
--------------------------------------------------
LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN RESORT
1. NHỮNG BỒN TẮM LA MÃ
Từ thời La Mã, hình thức khởi thủy của những resort được xây dựng hoàn toàn dành cho mục đích thư giãn và tắm công cộng. Vào buổi ban đầu, các resort tọa lạc ở Rome và gần các điểm như là Ostia chỉ để phục vụ những người lính Lê dương và sĩ quan của họ đóng quân dọc theo vùng duyên hải các nước Bắc Phi, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, vùng Baden – Baden ở miền Nam của nước Đức và vùng Thánh Moritz ở Thụy Sỹ, sau đó resort chu du sang nước Anh và cuối cùng hiện diện ở xứ Bath và Buxton của đất nước này.
Tham quan các bồn tắm là một cuộc thư giãn thú vị mà hầu hết các tầng lớp xã hội thời La Ma ưa thích. Thời đó tắm tập thể rất phổ biến bởi vì đó là những nhu cầu cần thiết của con người. Một hồ tắm công cộng kết hợp với tiện nghi bơi lội, thể dục và trung tâm hoạt động cộng đồng, sự thư giãn và trao đổi khi tắm sẽ làm thoải mái con người hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc. Các bồn tắm ngày càng hấp dẫn hơn vì khi tham gia mọi người còn được phục vụ thức ăn, thức uống bên trong những cơ sở tiện nghi. Phí vào cổng không đáng kể cho cá nhân vào với mục đích tắm và còn mở rộng ra cho cả một nhóm người. Tuy nhiên, dấu hiệu hiếu khách là điều kiện thiết yếu cần có, những dấu hiệu này được xem như thể thức đầu tiên kiểm soát sự đánh giá của khách.
Một Bồn tắm thời La mã
Các chuyên gia thời cổ đại ở Ostia đã cung cấp những mô tả về bồn tắm ở Neptune:
Những bồn tắm ở Neptune được xây dựng trên một phác đồ vuông, mỗi cạnh đo được khoảng 67 mét. Bồn tắm được phát triểu từ nam đến bắc, bắt đầu từ phía đông của tòa nhà là Frigidarium (bồn tắm lạnh), kế đến là Tepidaria (một loạt những phòng sưởi), Caldarium (bồn tắm nóng), trung tâm của toà nhà là Palaestra (trường dạy võ) mà ở đó việc tập luyện có thể thực hiện trước hoặc sau khi tắm. Phía nam và đông của trường dạy võ là một số phòng dùng cho việc vui đùa (nhiều bồn tắm dùng cho tiệc cưới, yến tiệc, những cuộc vui như điên được tổ chức bên trong các phòng, một phần của nhà tắm hoặc được thiết lập phục vụ cho họ). Toà nhà không có mặt tiền trên Decumanus, phía trước là một dãy các cửa hiệu mở hướng ra mái cổng và ở phía nam và tây là một cầu thang rắn chắc dẫn từ ngoài đường tới các căn hộ ở bên trong. Những bồn tắm này dù rằng thấp nhỏ được thiết lập bởi các hoàng đế ở ROME rộng rãi cho Ostia và chúng được thiết kế một cách hào phóng đẹp mắt.
Phác đồ của các nhà tắm ở Neptune (H.1) được minh họa và chỉ ra các yếu tố xây dựng resort xuất hiện vào thời điểm đó và được duy trì ở những thế kỷ sau đó, cấu trúc của kiến trúc có một cửa với những hoạt động ngoài trời trãi rộng ra bên cạnh những tiện nghi thể thao, nhà hàng, chỗ lưu trú và các cửa hàng.
Ở vùng xa xôi hẻo lánh, các nhà tắm thường tọa lạc ở vùng có suối nước nóng. Giá trị thật sự mang lại của các suối nước nóng là sự phục hồi sức lao động điều này đã được biết từ rất sớm. Người Hy Lạp kết nối các suối nước nóng với thượng đế và xây dựng ở vùng này trở thành thánh địa nơi đó có các bệ thờ nước sẽ phun trào ra. Ơ các vùng thánh địa phun trào này, các bồn tắm thỏa mãn nhu cầu của lính Lê dương La Ma, phát triển chậm hơn Ơ Anh, nước nóng xứ Bath nổi tiếng, chúng được xem như là kỳ quan thứ tám của thế giới cổ xưa.
Khi triều đại các hoàng đế La Mã suy yếu và lính lê dương rút khỏi Anh vào khoảng năm 410 sau CN, xã hội ở Bath và Buxton cũng suy tàn mãi đến thế kỷ thứ 17 khi mà đường xá ở London được cải thiện, những sáng kiến tái hiện lại nhu cầu này trên sân khấu và lặp tức sự vui thích được thực hiện trong các chuyến lữ hành. Trong thời trung đại, du lịch đảm nhận chính cho các mục đích kinh doanh và tôn giáo.
2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC RESORT SPAS THỜI CỰU LỤC ĐỊA.
Thời cựu lục địa tức vào khoảng TK 14, Bỉ đã thiết kế chương trình vật lý trị liệu ở resort rất nổi tiếng. Vùng đất được khai phá vào năm 1326 bởi một người thợ gang người Bỉ tên Colin Le Loup. Do bị bệnh, ông phải điều trị trong thời gian dài bên dòng nước giàu chất sắt ở gần Liege. Tri ơn cho đợt trị bệnh của mình, ông xây dựng vùng đất trở nên phổ biến. Vài năm sau đó, một thị trấn của người Bỉ mọc lên ngay suối nước nóng, nó trở thành điểm hấp dẫn chính trong khu vực.
Thời kỳ Phục hưng, sự phát triển của Spa ở Anh làm phục hồi lại các resort truyền thống của Anh. Sau cuộc chiến dài và ảnh hưởng từ sự hạn chế của Thanh giáo, con người lấy lại quân bình, sẵn sàng mua sự vui vẻ (Vua Charles II đã thường xuyên đến các resort nổi tiếng của thời kỳ này: Tunbridge Wells, Harrogate, Bath and Buxton). Các bác sĩ, người thiết lập các tính chất cảm ứng trong việc điều trị bệnh ở những dòng suối khác nhau, bắt đầu từ việc đẩy mạnh dòng nước của Tunbridge Wells như là một được phẩm kích thích tình dục.
Ở xứ Bath, câu chuyện về kích thích tình dục được tin tưởng hơn bởi vì các bồn tắm ở đó thường nóng và luôn luôn được liên kết với nhà thổ. Catherine of Braganza, vợ của Vua Charles có một cuộc viếng thăm các nơi này trong một nỗ lực trị bệnh không con của bà nhưng vô hiệu.
Nữ hoàng Catherine lưu trú trong một ngôi nhà thuê của một Bác sĩ vùng Mount Ephraim, thuê bởi Sir Edmund King, đoàn tùy tùng của bà cắm trại và nghỉ ở vùng lân cận. Mỗi buổi sáng họ lao xuống các dòng suối vẫy vùng thỏa thích trong làn nước và đua nhau cười vang….
Lịch sử hình thành và phát triển resort trên thế giới là một quá trình dài và nhiều biến đổi. Bắt đầu từ những bồn tắm công cộng ở La mã cổ đại nhằm tạo ra sảng khoái cho lính Lê dương và sĩ quan của họ. Những hình thái phát triển cao hơn được định hình ở các thời điểm sau đó, tùy theo đặc điểm của văn hóa bản địa mà các resort hình thành truyền thống mang phong cách riêng của Châu Au hay của Châu Mỹ. Những thể thức đó vẫn được duy trì và còn được ứng dụng cho đến ngày nay.
Người ta ví rằng, sự phát triển resort là một bức tranh nhiều màu sắc. Bức tranh đó không chỉ phản ánh lịch sử phát triển của resort mà nó còn phản ánh được văn minh phát triển của ngành giao thông vận tải và du lịch lữ hành trên thế giới. Tàu thủy, xe ngựa, tàu hỏa, ô tô, máy bay và phản lực … tất cả những thứ đó đều ảnh hưởng đến sự tiến triển của resort. Ở Châu Au và Châu Mỹ, những resort sớm nhất được xây dựng quanh những suối nước khoáng. Việc cải thiện đường xá và giao thông đã thúc đẩy sự phát triển của các resort miền duyên hải và miền núi. Do sự bùng nổ du lịch lữ hành vào những thập niên cuối TK 20 và đầu TK 21 mà nhiều resort diễm lệ, sang trọng cũng đã được xây dựng khắp mọi nơi thậm chí ngay cả vùng hẻo lánh nhất của thế giới.
Truyền thống của resort là phát triển theo mùa vụ, resort hoạt động 4 mùa là một thể thức mà người ta nhắm đến trong đời sống kinh doanh hiện đại. Dưới áp lực kinh tế, hoạt động mùa vụ không còn phù hợp, thị trường khách hàng, sự thay đổi xu hướng nghỉ ngơi, giờ lao động được rút ngắn, thời gian thư giãn gia tăng, sự hoàn thiện của giao thông vận tải… các nhân tố này cũng là những nguyên nhân thúc đẩy resort chuyển hướng hoạt động.
Sẽ học được gì từ viễn cảnh và sự phân hóa của resort trong lịch sử phát triển của nó? Bài học đầu tiên là, ước muốn đi du lịch nhằm thư giãn đã ăn sâu vào tâm khảm của con người (trong mỗi con người đều có dòng máu du lịch chu chuyển) khi chưa đủ điều kiện, nhu cầu du lịch vẫn tiềm ẩn chờ đợi và khi điều kiện chín muồi thì nhu cầu du lịch bộc phát, thúc đẩy chúng ta phải đi nhằm thỏa mãn thị hiếu. Dòng máu đó, nhu cầu đó chính là thị trường tiềm năng lớn lao đối với các resort nghỉ dưỡng, đây cũng là bài học thứ hai mà các nhà marketing và quản lý resort lưu ý. Bài học thứ ba cũng rất đáng quan tâm: những giới hạn về thị phần của resort, sự thay đổi của các yếu tố xã hội, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng, những thay đổi về nhân khẩu học, các tiêu chuẩn thiết lập của chất lượng và dịch vụ nơi đến, quan niệm về truyền thống mới, sự cạnh tranh, nét hấp dẫn của resort, sự tăng giảm khách hàng, co giãn dân số… là những yêu cầu kỹ thuật quan trọng của người kinh doanh resort. Cải tiến quản lý, tái thiết và tăng vốn đầu tư, phòng chống những hình ảnh cũ kỹ và ô nhiễm môi trường dường như đấy chính là chìa khóa duy trì sự tồn tại lâu bền cho vòng đời sản phẩm.
Từ thập niên 50 của thế kỷ trước, du lịch hiện đại đã mang đến cho resort một quan niệm thị trường khách mới. Các nhà quản lý resort xây dựng phương thức kinh doanh và chọn cho mình mục tiêu tiếp thị mới, mục tiêu khách hàng trọng tâm của chiến lược là các gia đình, các nhóm khách đặc biệt của gia đình,…. Các loại tour nghỉ dưỡng trọn gói cho gia đình, tour cho nhóm khách đặc biệt với những tiện ích cao cấp không theo thể thức thông thường là những tour sẽ đáp ứng cho thị trường khách này. Các nhà điều hành resort đã có cái nhìn xuyên suốt vào thị trường rộng lớn với nỗ lực quyết tâm khai mở thị trường tiềm năng này.
Resort tạo ra môi trường làm tăng cảm giác hạnh phúc và hưởng thụ thông qua việc cung cấp nơi cư trú sang trọng, thức ăn thức uống ngon miệng, vui chơi giải trí phù hợp bên cạnh những thiết bị cao cấp tương xứng, kết hợp với các vùng giải trí lân cận thân thiện và cao hơn là lòng hiếu khách của con người. Việc gia tăng sự giàu có trong xã hội và gia tăng thời gian giải trí dẫn đến các nhu cầu cho thư giãn tăng lên. Sự phát triển của resort vẫn còn ở phía trước mà các nhà quản lý cần phải xác định: nghiên cứu hiện tượng này để truyền bá ảnh hưởng của resort trong vài thập niên nữa sẽ là điều chắc chắn.
Như một xu hướng, góp phần mở rộng quan niệm resort để từ đó nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nghỉ dưỡng mới, nghỉ dưỡng chính là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại.
Link:
http://vietnamarchitecture-nguyentienquang.blogspot.com/2011/09/luoc-su-phat-trien-resort.html
---------------
Khai thác giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn trong quy hoạch kiến trúc các resort biển
ThS.KTS Nguyễn Thu Phong / Tc Kiến Trúc
Ở góc độ quy hoạch vùng du lịch, trong chiến lược phát triển du lịch các địa phương, nhiều nơi công bố những đồ án quy hoạch tổng thể hết sức “hoành tráng” với các cụm từ “khu du lịch nghỉ dưỡng biển quốc tế”, tổng số phòng dự kiến từ 20.000 – 30.000 phòng, có tổng cộng gần một chục khu du lịch (KDL) vĩ mô như thế, liệt kê ra đây có thể kể đến : vùng Hạ Long – Cát Bà; KDL Cảnh Dương – Lăng Cô; Thừa Thiên Huế; Bãi biển từ Đà Nẵng – đến Cửa Đại, Hội An; KDL Phương Mai – Núi Bà, Bình Định; Vùng du lịch biển Khánh Hòa bao gồm Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh; Vùng du lịch biển Phan Thiết – Vũng Tàu và tham vọng thiên đường du lịch đảo Phú Quốc…chưa kể tất cả các tỉnh thành ven biển đều có nhiều bãi biển lớn dài từ 5-10km là bình thường! Nếu theo phép cộng đơn giản, kết quả khiến chúng ta có thể lầm tưởng đến năm giai đoạn 2015 -2020, Việt Nam sẽ là thủ đô Resort của thế giới với công suất du lịch biển cao nhất toàn cầu!
Mặt khác, những thực trạng đáng buồn của nhiều dự án resort đã làm (manh mún nhỏ lẻ, chất lượng kém) và sự đe dọa mất đất cho những dự án “xí phần” sắp tới cũng làm cho dư luận có phần phân vân và do dự, chưa hiểu rõ về mô hình du lịch nghỉ dưỡng mang tính xu thế mới này tại Việt Nam.
Trong phạm bài viết, chúng tôi cố gắng phân tích và dẫn giải một số giá trị trong công tác thiết kế cảnh quan và kiến trúc các resort nghỉ dưỡng biển tại Việt Nam và Thế giới. Dưới góc độ nghề quy hoạch & kiến trúc, Resort là một trong những loại hình công trình có nhiều cảm hứng sáng tác nhất với những ý tưởng xuất phát từ những giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn nơi công trình tồn tại.
Tất cả kiến trúc gỗ đều được cắm cọc tạo thành sàn trên mặt nước khách nghỉ đêm này
cảm nhận tiếng sóng ì oạp nhè nhẹ vỗ dưới chân
Vùng biển phẳng lặng với hòn đảo nhỏ ở giữa chỉ là nơi tập kết của resort để các mái nhà
nghỉ vươn mình ra ngoài khơi trong làn nước trong xanh của đại dương
Đây là spa độc nhất trên thế giới có thể chiêm ngưỡng các chú cá đầy màu sắc bơi lội
tự nhiên trong vùng biển san hô
Đa số cho thấy, những resort thành công là những công trình mọc lên một cách hợp lý như “hơi thở”, là sự thăng hoa từ những giá trị của cảnh quan thiên nhiên, của môi trường sinh thái, của đời sống cộng đồng và bản sắc văn hóa địa phương. Kết quả của một quá trình tìm tòi thiết kế đôi lúc sẽ cho ra đời những tác phẩm có cảm giác như không thể hợp lý hơn, duyên dáng hơn và tự nhiên như chính bối cảnh vùng đất chứa đựng công trình. Ngược lại, sự thành công của resort, tồn tại song hành sau đó sẽ đem lại một bộ mặt cảnh quan mới, sức sống mới cho vùng đất, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của các mảng cây xanh hoặc các khu rừng bảo vệ nguyên vẹn vành đai xung quanh tạo sự kết nối tinh tế giữa khu resort với đời sống truyền thống cộng đồng và môi trường sinh thái khu vực
Có rất nhiều mối liên hệ giữa giá trị tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn tác động vào hình thái resort, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 mối liên hệ chính, cũng là các cảm hứng sáng tác quan trọng nhất khi thiết kế tổng thể cảnh quan và kiến trúc công trình trong một tổng thể resort :
- Thiết kế cảnh quan, quy hoạch chi tiết lấy cảm hứng và khai thác đặc thù địa hình khu vực.
- Kiến trúc công trình sử dụng phong cách truyền thống địa phương - vật liệu địa phương.
- Môtip trang trí thể hiện các giá trị của văn hóa bản địa.
Các Bungalow hình thành cây vuôn ra trên mặt biển tĩnh lặng với tầm nhìn
về đỉnh núi lửa hùng vĩ
Mặt nước hồ bơi phẳng lặng giao hòa cùng mặt vịnh
Địa hình đặc biệt - 2 loại bãi biển của đảo Bora Bora - Polynésie thuộc Pháp
THIẾT KẾ QUY HOẠCH VÀ CẢNH QUAN KHAI THÁC - THỂ HIỆN CÁC GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG CỦA ĐỊA HÌNH
Các quần đảo – rặng san hô tại Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương
Malidves nổi tiếng với nhiều khu nghỉ dưỡng (resort) tuyệt đẹp nằm rải rác trên hàng chục hòn đảo san hô (tổng cộng có 1192 hòn đảo, tất cả đều nhỏ dưới 5km2). Năm 2006, Madives có 92 resorts và đến năm 2007 thì có thêm 11 khu resorts khác, trong đó phải kể đến ba khu ở Kuramathi, hai khu ở Veligandu, “đảo dã ngoại” Dhoni Mighili và Làng Equator ở Gan, tất cả resort này đều cao cấp từ 4 sao trở lên và chỉ tiếp cận bằng tàu cao tốc hoặc thủy phi cơ từ sân bay quốc tế ở Thủ Đô Male.
Ngược lại, Polynésie thuộc Pháp là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, nằm ở phía Nam Thái Bình Dương là cụm đảo có dấu tích từ những núi lửa xa xưa, đúng như tên gọi của nó, chủ nhân của nơi đây là người Polinesia sinh sống từ khoảng 300 năm trước CN. Tahiti là khu vực đông dân nhất của nhóm đảo này và đồng thời cũng là thủ đô của vùng lãnh thổ, trong đó đảo Bora Bora có địa hình độc đáo nhất có diện tích khỏang 39 km vuông, được bao bọc bởi đầm nước mặn và một rào chắn bằng đá ngầm. Ngay trung tâm đảo còn di tích của một ngọn núi lửa đã tắt . Bora Bora là thiên đường du lịch với những bãi cát trắng phau ngút tầm mắt, nắng ấm chan hòa và biển xanh như ngọc. Nước biển ở đây trong vắt , nhìn thấu tận đáy, với một hệ sinh vật biển phong phú . Dải vành đai dải đất bao bọc đảo được sở hữu cả hai loại hình bãi biển : Phía trong là nhửng bãi biển yên lành rất thích hợp cho xây dựng các bungalow trên mặt nước đầm phẳng lặng; phía ngoài là những bãi biển cuộn sóng từ đại dương, rất thích hợp với lướt ván, môn thể thao rất được ưa chuộng nơi đây.
Các Bungalow giật cấp phân tán theo sườn đất dốc
Hồ bơi trên sườn núi - được thiết kế các ghế đá thư giãn ngắm biển ngâm trong nước -
tất cả tồn tại trong khung cảnh rừng nguyên vẹn bao quanh
Royal Yatch Club Resort có thiết kế theo dạng công trình giật cấp, các phòng lùi vào
theo độ dốc đồi, tạo ra các terrace riêng tư hướng nhìn ra biển
Resort trên nền đất sườn núi dốc tại Phuket
Đảo Phuket – Thái Lan và vùng đảo nhỏ xung quanh nổi bật như một Vịnh Ha Long của đất nước bạn khi chúng tôi cảm nhận lần đầu qua khung cửa sổ máy bay. Những hòn đảo nhỏ, nhấp nhô và dốc đứng với những vách đá từ sườn núi đổ thẳng xuống biển. Toàn bộ đảo Phuket có nhiều vịnh, hang động, nhiều mũi đá nhô ra biển, chia cắt toàn đảo thành nhiều vịnh nhỏ với các bãi tắm nhỏ hẹp, thường dài từ 2-3km, nhưng rất nổi tiếng bởi sự chen chúc các resort như các bãi Nai Thon, BangTao, Surin và Pansea, Kammala, PaTong, Karon, Kata, Nai Harn, Rawai.
Trong trường hợp này, các KTS đa số là tác người Thái đã rất nhuần nhuyễn trong việc thiết kế các resort với độ dốc lớn, các lớp công trình chồng lên nhau, giật cấp và thuận tiện có được một cảnh quan biển tốt cho mọi góc phòng ở. Các mép nước hồ bơi lơ lửng trên độ cao lưng chừng đồi, du khách vừa có thể thư giãn tầm nhìn bao quát biển vừa cảm nhận cảnh quan thiên nhiên rừng được giữu nguyên trạng bao lấy resort.
Resort nơi cảng trung chuyển quốc tế qua lại tại Sentosa – Singapore.
Đảo Sentosa là đảo du lịch giải trí nổi tiếng Singapore, không chỉ có công viên chuyên đề, các bảo tàng, nhà thủy cung, sân Gofl. mà tại đây còn có 5 khách sạn resort cao cấp. Singapore là quốc gia nổi tiếng về cảng, dịch vụ cảng, thương mại, nhưng các bờ biển không đẹp lắm, phần nhiều là đất lấn biển, vì thế đầu tư một resort là rất đắt tiền và khó khăn trong việc bảo vệ môi trường.
Rasa Sentosa Resort được quản lý bởi tập đoàn khách sạn nổi tiếng Shangrila được xây dựng với quy mô 459 phòng, 5 sao, một khối công trình duy nhất đồ sộ. Thách thức lớn ở đây là sự tác động trực diện của luồng tàu bè qua lại liên tục, các chất thải dầu nhớt cũng ảnh hưởng đến bãi tắm ven bờ. Hai giải pháp nổi trội được thực hiện :
- Tạo ra một tuyến đê biển bao gồm các dải đất và cồn đảo cây xanh nhiệt đới, vừa chặn sóng, phân tách môi trường cách ly với bãi biển ngoài vừa tạo điểm nhấn cảnh quan độc đáo.
- Công trình 11 tầng được tạo khối hình vòng cung – ôm lấy vườn sinh thái nhiệt đới ở giữa, giật cấp hai đầu tạo sự thanh thoát và ấn tượng như một con tầu nổi lên ven bờ đảo. Tầm nhìn từ các phòng ở đều trọn vẹn đẹp như nhau!
Terrace trải dài và riêng biệt bao gồm phần lộ thiên và có mái che như đóng khung
tầm nhìn từ phòng nghỉ nhìn ra vịnh và mũi núi xa xa
Nhìn từ biển, các villa xen lẫn cùng tảng đá lớn đổ dốc từ cảnh rừng khô
Tầm nhìn từ phong - điểm nhấn thị giác đặc biệt là các đảo nhỏ nhân tạo hết sức xinh đẹp,
vừa là điểm nhấn cảnh quan vừa có tác dụng chắn sóng, giảm thiểu tác động từ tàu bè
đối với bãi biển dành cho du khách bên trong.
Tòa nhà hình cánh cung, giật cấp hai đầu hồi tạo các góc nhìn và terrace đặc biệt rộng mở
cho các phòng suite cao cấp.
Phơi mình trên những tảng đá lớn –Evason Highaway Ninh Vân Resort – Việt Nam
Vị trí địa lý đặc biệt của khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp là sự độc lập hoàn toàn không kết nối giao thông đường bộ tại mũi bán đảo Ninh Vân, nhìn ra vịnh Nha Phu rộng lớn hướng về thành phố Nha Trang, hướng tiếp cận duy nhất đến đây bằng thuyền bởi toàn bộ khuôn viên resort dựa lưng vào sườn núi với rừng nguyên sinh bao quanh.
54 villa độc lập, đều có hồ bơi riêng (bao gồm 6 loại : Beach Pool Villa, Hill Top Villa, Water Villa, Rock Villa, Spa Suite Villa và Presidential Villa ) được bố trí ăn ý với địa hình thiên nhiên. Độc đáo và thú vị khi các tảng đá lớn là cảm hứng cho việc thiết kế các không gian nghỉ dưỡng thư giãn hoàn toàn thuộc về thiên nhiên. Tất cả các căn phòng đều được thiết kế nhìn ra vịnh biển riêng hưởng thụ vẻ đẹp của cát trắng hiền hòa và biển xanh biếc đặc trưng vùng Nha Trang.
Sự bố trí tổng mặt bằng quy hoạch rất thông minh và cá tính: Khu trung tâm đón tiếp và cầu tầu nằm ở vị trí trung tâm vịnh, hai cánh 2 bên là 34 căn beach villa; hai đầu núi đá nhô ra biển kết thúc vịnh là nơi bố trí các villa cao cấp hơn với thiết kế ngẫu hứng tại chỗ dựa vào địa thế từng phiến đá (Hill Top Villa và Rock Villa), hồ bơi riêng được tạo dạng ẩn mình trên sàn gỗ ăn thẳng vào từng phiến đá lớn. Khu Spa lại được bố trí lùi sâu bên trong vào rừng, trên triền núi cao.
http://vn.360plus.yahoo.com/NguyenQuocHoang-Arc/article?mid=10&fid=-1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.