Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngày cập nhật: 5/2/2013
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngày
22/01/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo Quy hoạch, đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Cụ thể, đến năm 2020, du lịch thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm; tổng thu đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; chiếm 7% GDP cả nước; tạo ra việc làm cho 2,9 triệu lao động (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp)…
Năm
2030, du lịch thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế, 71 triệu lượt khách
nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm; tổng thu đạt 708 nghìn
tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD; chiếm 7,5% GDP cả nước; tạo ra việc
làm cho 4,7 triệu lao động (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp)…
Với
mục tiêu đó, ngành Du lịch định hướng phát triển theo hướng chuyên
nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo
chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả
năng cạnh tranh. Đồng thời, phát triển cả du lịch nội địa và du lịch
quốc tế; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Phát triển du lịch
bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân
tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát
triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn…
Theo Quy hoạch, du lịch Việt Nam chia thành bảy vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước:
Vùng
Trung du, miền núi Bắc Bộ có 14 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các
loại hình du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc,
nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá…
Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có 11 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các loại hình du lịch như du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, du lịch biển đảo, du lịch MICE (hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm), du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn…
Vùng
Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các loại hình du
lịch như tham quan di sản, di tích lịch sử văn hóa, biển, đảo, tham
quan, nghiên cứu hệ sinh thái…
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có 8 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các loại hình du lịch như du lịch biển, đảo, tham quan di tích (hệ thống di sản) kết hợp du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa (văn hóa Chăm, các dân tộc thiểu số ở Đông Trường Sơn), du lịch MICE…
Vùng
Tây Nguyên có 5 tỉnh tập trung khai thác các loại hình du lịch như du
lịch văn hóa Tây Nguyên, nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu hệ sinh
thái cao nguyên…
Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các loại hình du lịch như du lịch MICE, văn hóa, lễ hội, giải trí, nghỉ dưỡng biển, thể thao, mua sắm… Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố tập trung khai thác các loại hình du lịch như du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước), du lịch biển, đảo, văn hóa, lễ hội…
Để
đạt được các mục tiêu đề ra, Quy hoạch cũng đưa ra chi tiết các nhóm
giải pháp thực hiện về: cơ chế, chính sách; huy động vốn đầu tư; nguồn
nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ chức quản lý quy hoạch; ứng dụng khoa
học, công nghệ; hợp tác quốc tế; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
và giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu..../.
DANH
MỤC CÁC ĐỊA ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA, ĐIỂM DU
LỊCH QUỐC GIA VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM
2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Khu du lịch quốc gia
2. Điểm du lịch quốc gia
Tên
Vùng trung du miền núi Bắc bộ
Điểm du lịch thành phố Lào Cai
Điểm du lịch Pắc Bó
Điểm du lịch thành phố Lạng Sơn
Điểm du lịch Mai Châu
Vùng đồng bằng Sông Hồng và duyên hải đông bắc
Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long
Điểm du lịch Yên Tử
Điểm du lịch thành phố Bắc Ninh
Điểm du lịch Chùa Hương
Điểm du lịch Cúc Phương
Điểm du lịch Vân Long
Điểm du lịch Phố Hiến
Điểm du lịch Đền Trần - Phủ Giầy
Vùng Bắc Trung bộ
Điểm du lịch Thành Nhà Hồ
Điểm du lịch Lưu niệm Nguyễn Du
Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc
Điểm du lịch thành phố Đồng Hới
Điểm du lịch thành cổ Quảng Trị
Điểm du lịch Bạch Mã
Vùng duyên hải Nam Trung bộ
Điểm du lịch Ngũ Hành Sơn
Điểm du lịch Mỹ Sơn
Điểm du lịch Lý Sơn
Điểm du lịch Trường Lũy
Điểm du lịch Trường Sa
Điểm du lịch Phú Quý
Vùng Tây Nguyên
Điểm du lịch Ngã ba Đông Dương
Điểm du lịch Hồ Yaly
Điểm du lịch Hồ Lắk
Điểm du lịch Thị xã Gia Nghĩa
Vùng Đông Nam bộ
Điểm du lịch Tà Thiết
Điểm du lịch TW Cục miền Nam
Điểm du lịch Cát Tiên
Điểm du lịch Hồ Trị An - Mã Đà
Điểm du lịch Củ Chi
Vùng Tây Nam bộ (ĐBSCL)
Điểm du lịch Láng Sen
Điểm du lịch Tràm Chim
Điểm du lịch Núi Sam
Điểm du lịch Cù lao Ông Hổ
Điểm du lịch thành phố Cần Thơ
Điểm du lịch thị xã Hà Tiên
Điểm du lịch Lưu niệm Cao Văn Lầu
3. Đô thị du lịch
a) Đô thị du lịch Sa Pa, thuộc tỉnh Lào Cai
b) Đô thị du lịch Đồ Sơn, thuộc thành phố Hải Phòng
c) Đô thị du lịch Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh
d) Đô thị du lịch Sầm Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa
đ) Đô thị du lịch Cửa Lò, thuộc tỉnh Nghệ An
e) Đô thị du lịch Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
g) Đô thị du lịch Đà Nẵng, thuộc thành phố Đà Nẵng
h) Đô thị du lịch Hội An, thuộc tỉnh Quảng Nam
i) Đô thị du lịch Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa
k) Đô thị du lịch Phan Thiết, thuộc tỉnh Bình Thuận
l) Đô thị du lịch Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng
m) Đô thị du lịch Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Nguồn: TITC |
Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.