Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Cát Tiên

Cát Tiên - 1. Vũ điệu “tắc kè”

Tìm hiểu khu vực VQG Cát Tiên, người không quen như lạc vào những vũ điệu rối rắm của một “mê hồn trận”. Bảo tồn VQG Cát Tiên hiện nay như “khiêu vũ giữa bầy sói’.

This image has been resized.Click to view original image

Cấu trúc 2 mảnh của VQG Cát Tiên. Ảnh vệ tinh Google Earth. Một số địa danh do tác giả chú thích.

1. “Thành phố tắc kè”

Huyện Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng được thành lập vào năm 1987, do chia huyện Đạ Hoai thành 3 huyện Đạ Hoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Huyện Cát Tiên hiện có dân số trên 41 ngàn thuộc khoảng 8400 hộ (khi mới thành lập huyện chỉ có 2500 nhân khẩu thuộc 10 xã) với tổng diện tích 35.900 ha. Địa hình cơ bản của Cát Tiên là núi thấp, có cả gò đồi lẫn vùng đất trũng ngập nước. Độ cao tuyệt đối trung bình 400m. Do địa hình, Cát Tiên có hệ sinh thái rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới khá rộng. Vào mùa mưa, Cát Tiên thường xuyên bị lũ lụt, nhưng lại hay thiếu nước vào mùa khô.
Tục truyền, nơi này ven sông Đồng Nai, xưa kia các nàng tiên thường xuống tắm nên được gọi là "Cát Tiên". Tuy nhiên vì là vùng đất thưa dân, nên dân cư các tỉnh chuyển cư về đây, lập làng và lấy tên quê hương đặt cho làng xã mới, mà chỉ cần nghe tên xã hay thị trấn là biết nguồn gốc dân cư: Phước Cát , Đồng Nai, Đồng Nai Thượng, Gia Viễn, Nam Ninh, Đức Phổ, Quảng Ngãi, Phù Mỹ v.v…Có thể nói Cát Tiên là một kiểu “Hợp chủng …huyện” với nhiều bản sắc văn hóa khác nhau từ nhiều miền đất nước mang đến.
Thị trấn huyện Cát Tiên có tên là thị trấn Đồng Nai do lấy theo tên xã Đồng Nai từ khi chưa thành lập huyện. Nhiều người nhầm thị trấn này thuộc tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên không hiểu nguyên nhân gì mà có một thời không ít người dân vẫn gọi vùng đất của mình là “thành phố tắc kè”.
Ở “thành phố tắc kè” ven sông Đồng Nai, một di chỉ khảo cổ học nổi tiếng với bộ Linga – Yoni to nhất Đông Nam Á đã được phát hiện.Thánh địa Cát Tiên là tên gọi quần thể di chỉ khảo cổ này, được phát hiện từ năm 1985, nằm trong một diện tích rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo sông Đồng Nai, bao gồm rất nhiều gò đồi và thềm phù sa cổ ven sông. Toàn bộ khu di tích kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở xã Quảng Ngãi. Các khoa học gia đoán định Thánh địa này xuất hiện khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 8, thuộc về một nền văn hóa khá lạ, tương ứng thời vương quốc Phù Nam đầu công nguyên. Có người hy vọng các di tích khác của Thánh địa Cát Tiên còn có thể nằm đâu đó sâu trong VQG Cát tiên, nhưng đó cũng chỉ là phỏng đoán.

2. Vũ điệu của tên gọi

VQG Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm gối trên đất 3 tỉnh.Trong tổng diện tích trên 71 ngàn ha, khoảng 30 ngàn ha thuộc về Cát Lộc hay Bắc Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng), phần diện tích trên 36 ngàn ha còn lại thuộc Nam Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) và chỉ khoảng trên 5000 ha là thuộc Tây Cát Tiên (huyện Bù Đăng, Bình Phước). Lúc đầu là VQG Nam Cát Tiên được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên thuộc huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên thuộc huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Đại bản doanh của Vườn đặt tại Nam Cát Tiên trên đất tỉnh Đồng Nai. Như vậy cái VQG này tuy có tên Cát Tiên nhưng không liên quan gì đến huyện Cát Tiên và cũng không nằm trong tỉnh Lâm Dồng
Vào cuối thập kỉ 1990, do phát hiện thấy có tê giác 1 sừng còn gọi là tê giác java tại khu rừng phía bắc huyện Cát Tiên, nên một diện tích khoảng 30.000 ha thuộc đất huyện Cát Tiên và huyện Bảo Lộc của Lâm Đồng được cắt ra, gọi theo tên ghép hai huyện là vùng Cát - Lộc, còn có tên là khu bảo tồn tê giác, và được giao cho VQG Nam Cát Tiên quản lí luôn, từ đó VQG Nam Cát Tiên đổi tên thành VQG Cát Tiên. Ngày 16/2/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý (với phần mở rộng diện tích Cát Lộc) vì Vườn là vùng đất liên tỉnh. Như vậy Bắc Cát Tiên hay Cát Lộc trở thành khu bảo tồn Thiên nhiên với lí do chính là vì có tê giác 1 sừng. Khu Cát Lộc đến 90% diện tích là rừng tái sinh, tre nứa, rừng thưa và cây bụi không có nhiều giá trị Đa dạng sinh học như các vùng Nam và Tây Cát Tiên (theo bản đồ VQG Cát Tiên).
VQG Cát Tiên vốn là một phần của Chiến khu D, là vùng căn cứ cách mạng của Khu ủy Khu 6 và Khu 10 cũ, là hành lang chiến lược Bắc – Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Do vậy trong chiến tranh chống Mỹ, vùng đất Cát Tiên hứng chịu nhiều bom đạn, nhiều lần rải chất diệt cỏ trong đó có chứa dioxin khiến cho nhiều khoảng rừng rộng lớn trở thành trơ trụi. Sau này tại đó tái sinh nhiều trảng rừng tre nứa, cây bụi, rất ít cây gỗ lớn ở diện tích này.
Vì thế kiểu rừng nguyên sinh ở VQG Cát Tiên không nhiều, nếu tính cả diện tích rừng thường xanh tại đó thì tổng cộng cũng chỉ khoảng 50% tổng diện tích VQG, còn lại là rừng tái sinh, tre nứa và cây bụi (40%) với một ít rừng trồng và nông trại (10%) (Theo tài liệu VQG Cát Tiên). Giá trị Đa dạng sinh học của VQG này chủ yếu ở giới động vật của Vườn. Thực vật tại một số diện tích rừng thường xanh còn nhiều loài quý như cẩm lai, trắc, mun,… trong đó nhiều cổ thụ đến 3 vòng tay người ôm mới kín, nhưng đáng kể nhất là trên 60 loài lan rừng. Khu đất ngập nước Bàu Sấu và đàn bò tót nằm ở Nam Cát Tiên bên bờ phải sông Đồng Nai. Phần lớn diện tích rừng thường xanh (có phần là rừng nguyên sinh) cũng ở Nam Cát Tiên. Tê giác nằm ở Cát Lộc, Bắc Cát Tiên, bên bờ trái sông Đồng Nai. Huyện Cát Tiên với “thành phố tắc kè” lọt thỏm giữa 2 vùng bảo tồn là Nam Cát Tiên và Cát Lộc, trở thành vùng đệm của VQG Cát Tiên.
Theo Bách Khoa Thư Việt Nam, VQG Cát Tiên đặc trưng bằng đa dạng sinh cảnh: rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp, rừng nửa rụng lá nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp, đất ngập nước ngọt và trảng cỏ ngập nước theo mùa, rừng ngập lụt và các kiểu sinh cảnh thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cỏ...

Năm 2001, UNESCO đã công nhận VQG Cát Tiên là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (có tên chính thức là Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên). Khi đó, 3 lâm trường: Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An (thuộc tỉnh Đồng Nai) vẫn là lâm trường sản xuất. Năm 2004, 3 lâm trường này sáp nhập thành Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, trở thành rừng đặc dụng. Năm 2008, theo quyết định của Chính phủ, hồ Trị An và một phần của hệ thống sông Đồng Nai trở thành Khu bảo tồn vùng nước ngập nội địa. Cả vườn quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai và Khu bảo tồn vùng nước ngập nội địa được UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản đề nghị UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển mới gồm cả 3 vùng trên và có tên là Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Như vậy, thực chất của Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (vừa được UNESCO công nhận tháng 7 năm nay 2011) là sự hợp nhất của vườn quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai và Khu bảo tồn vùng nước ngập nội địa, chủ yếu nằm trong tỉnh Đồng Nai, trừ 2 vùng Cát Lộc (Lâm Đồng ) và Tây Cát Tiên (Bình Phước).
Tổng diện tích của khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai hiện nay là trên 190.000 ha, trong đó vườn quốc gia Cát Tiên có 71.920 ha; Khu bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai chiếm 67.903 ha; hồ Trị An và một phần của hệ thống sông Đồng Nai có 32.400 ha. Với sự sáp nhập trên, hiện tỉnh Đồng Nai đang có kế hoạch thành lập 1 Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Mặc dù trên thực tế nó là liên tỉnh.
Các địa danh : huyện Cát Tiên, thị trấn Đồng Nai, xã Đồng Nai, VQG Cát Tiên, Bắc Cát Tiên – Cát Lộc, Nam Cát Tiên, Tây Cát Tiên, Thánh địa Cát Tiên, Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, Khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa,……quả thật là một mê hồn trận, một trận đồ Bát quái khiến người Việt Nam trong đó không ít nhà khoa học, nhà báo bị lạc lối.
Các dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tọa lạc ở rìa phía bắc của khu Cát Lộc, cách Nam Cát Tiên khoảng 40 km qua một vùng đệm là huyện Cát Tiên.

3. VQG Cát Tiên – “khiêu vũ giữa bầy sói”

Năm 2002, chỉ từ đầu mùa lũ tháng 9 đến tháng 11, lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên đã bắt được 47 vụ săn thú dùng súng tự chế, phát hiện và thu giữ hàng trăm dụng cụ cài bẫy (bẫy không chủ) cùng hàng chục khẩu súng. Đối tượng “đã nhanh chân tẩu thoát”.
Trong 2 tháng đầu năm 2011, công an và kiểm lâm huyện Tân Phú - Đồng Nai đã kiểm tra hàng chục cơ sở mộc, điểm kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn, lập biên bản thu giữ 88,75m3 gỗ các loại và xử phạt 62 triệu đồng, tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng "lâm tặc" nhiều lần lẻn vào VQG Cát Tiên đốn hạ nhiều cây gỗ quý, trong đó có 2 cây gõ đỏ có khối lượng gần 16m3, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên mỗi năm phát hiện hàng trăm vụ săn bắt thú rừng trái phép với 150 – 170 đối tượng vi phạm; thu giữ nhiều bẫy thú, bộ xung điện, xuồng ba lá…; đặc biệt, năm 2007 phát hiện, chuyển giao cho cơ quan chức năng các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Bù Đăng (Bình Phước), và Cát Tiên (Lâm Đồng) hàng chục khẩu súng các loại. Từ đầu năm 2008 đến nay, đơn vị này đã thu giữ trên 10 khẩu súng tự chế. Có trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại tái phạm. Nhiều nhân viên kiểm lâm tại Cát Tiên không ít lần bắt gặp thợ săn trang bị súng đang mai phục bò tót. Chỉ trong vòng ba năm từ 2006-2009, có 10 bộ xương bò tót được phát hiện, phần nhiều là do dính bẫy. Trên 20.000 bẫy thú được phát hiện và thu giữ mỗi năm.Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của vườn bị người dân lấn chiếm làm rẫy hiện tại lên đến 500ha


Đàn bò tót tại Nam Cát Tiên tháng 4/2011

Tháng 3 vừa qua, chỉ trong hai ngày truy quét đột xuất tại xã Đắc Lua (Tân Phú, Đồng Nai), cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu hơn 280 kg thú và thịt thú rừng. Tại các xã vùng đệm của VQG thuộc các huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh (Lâm Đồng), Hạt Kiểm Lâm cũng phát hiện mười mấy tụ điểm buôn bán động vật hoang dã trái phép nhiều năm.
Tháng 5 năm 2010, con tê giác 1 sừng ở Cát Lộc đã bị bắn chết và cưa mất sừng. Từ tháng 11-2010 dấu vết tê giác thưa dần và đặc biệt từ tháng 4-2011 (thời điểm phát hiện bộ xương tê giác) đến nay thì không còn thấy dấu vết tê giác nữa . Vì vậy đã có ý kiến cho rằng hiện nay khu Cát Lộc không còn con tê giác nào.

4.Đồng nai liệu có còn nai ?

Bộ NN&PTNT vừa có quyết định phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010-2020.Theo đó, trong tống số 71.350 ha thì diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đã giảm gần 15.000ha so với năm 1998 là năm thành lập Vườn; phân khu dịch vụ hành chính tăng từ 100ha năm 1998 lên 2.325ha (tăng thêm 2.225 ha). Như vậy chỉ 13 năm từ ngày thành lập Vườn, trên 17 ngàn ha rừng cấm đã phải chuyển đổi, trong đó vùng bảo tồn nghiêm ngặt phải chuyển sang dạng phục hồi sinh thái với tốc độ trung bình gần 1.150 ha/ 1 năm.Với tốc độ suy thoái này, khoảng 50 năm nữa, chẳng cần nhờ đến thủy điện, VQG Cát Tiên có lẽ chỉ còn lại cái tên gọi.Chú ý rằng với nguy cơ làm ngập 137 ha rìa khu Cát Lộc ven sông Đồng Nai mà các dự án thủy điện 6 và 6A đã bị dư luận gán tội “giết” VQG Cát Tiên rồi !
Xin lưu ý rằng lí do chính để tạo lập khu bảo tồn Cát Lộc ghép vào VQG Cát Tiên là vì ở đó có tê giác. Nếu không còn tê giác, khả năng cắt diện tích bảo tồn dạng “đảo cô lập” này ra khỏi VQG Cát Tiên để tập trung đầu tư bảo tồn phần còn lại có giá trị của Vườn trong tương lai là không thể loại trừ.

Nguyễn Đình Hòe VACNE
át Tiên. 2 – vũ điệu của sông Đồng Nai

Đoạn sông Đồng Nai chảy qua bồn địa Cát Tiên uốn cong queo một cách dị thường mặc dù nó không phải kiểu dòng sông già chảy giữa đồng bằng phù sa. Trái khoáy như vậy nên đoạn sông này rất dữ dằn.

This image has been resized.Click to view original image

Vũ điệu của sông Đồng Nai đoạn chảy qua bồn địa Cát Tiên. Ảnh Google Earth 2011

Thị trấn huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng (có tên là thị trấn Đồng Nai) là một phần bên bờ trái sông Đồng Nai của một bồn địa giữa núi rộng hàng chục mẫu, bị bao vây tứ bề bởi một vòng cung núi thấp hình bát úp. Xẻ trong bồn địa này là dòng sông Đồng Nai với di tích “Thánh địa” Cát Tiên lụi tàn nằm ngay bên bờ trái. Ngay giữa đồng, thuộc địa phận xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dưới lòng đất bốn lò gạch cổ cách nhau không xa, ước chừng cách nay 12-16 thế kỷ. Nhiều hiện vật giá trị cũng được phát hiện gần đó trong xã Quảng Ngãi chưa rõ liên quan đến triều đại nào và dân tộc nào. Nhiều người gọi cụm di chỉ khảo cổ này là “Thánh địa” Cát Tiên mà chưa rõ chủ nhân của nó là ai và cũng chưa rõ “Thánh địa” nhằm thờ cúng vị thần nào. Vì thế gọi là “Thánh địa” mới chỉ là sự ngưỡng mộ mà thôi, gọi mãi thành quen, cứ như đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận vậy (3) .
Tài liệu địa chất (1) cho thấy bồn địa Cát tiên là một khối sụt địa chất giữa núi sinh ra do tập trung nhiều đứt gãy thuận tách từ đầu kỉ Đệ Tứ (khoảng 700 ngàn năm trước), theo đó, các dòng chảy basalt tràn ngập. Những đứt gãy này ngày nay đang khống chế dòng chảy đoạn sông Đồng Nai qua thị trấn. Đó là những đoạn cong queo dị thường, kết hợp với những đoạn chảy thẳng hay ngoặt vuông góc với nhau, tạo thành cái thế được các nhà phân tích Địa chất địa động lực hiện đại gọi là “dị thường thủy văn”. Không hồ móng ngựa. Không bãi bồi giữa dòng. Không vạt phù sa ven bờ lồi như sông đồng bằng.
Phía tây bên bờ phải thuộc tỉnh Bình Phước còn thấy vết tích một đoạn dòng cũ của sông Đồng Nai nay đã bị tàn lụi, không phải theo hình thức chuyển dòng để tạo ra dãy hồ móng ngựa. Điều này cho thấy trục sụt hạ của bồn địa Cát Tiên đã chuyển về phía đông, hấp dẫn dòng chảy của con sông này, còn phần bồn địa phía tây bên bờ phải sông đang bị đẩy trồi lên khá nhanh. Việc chuyển dòng của sông Đồng Nai về phía đông vô tình làm cho “Thánh địa” Cát Tiên nằm sát bờ sông. Vị trí sát bờ sông, lại là con sông dữ, là vị trí không một “thánh địa” nào dám xây dựng.

This image has been resized.Click to view original image

Bồn địa Cát Tiên nằm trong một khối sụt kiến tạo hiện đại, bốn bề núi non vây bọc, là rốn lũ của Lâm Đồng. Khối núi Cát Lộc là nơi đã từng phát hiện tê giác java 1 sừng, nay không còn (?) dấu vết. Ảnh vệ tinh Google Earth 2011.

Sự uốn cong rối rắm của dòng sông đoạn chảy qua thị trấn Đồng Nai làm nước lũ thoát rất chậm khiến thị trấn nhỏ này trở thành “rốn lũ” của tỉnh Lâm Đồng. Mùa lũ thường về rất sớm, khoảng tháng 8 - 10 dương lịch. Lũ lên thường rất nhanh, người và gia súc nhiều khi chạy không kịp. Ban Chỉ huy PCLB huyện đã phân lũ lụt Cát Tiên gồm 4 loại: (i) lũ thượng nguồn, (ii) lũ nội đồng, (iii) lũ thượng nguồn kết hợp lũ nội đồng, (iv) lũ thượng nguồn kết hợp xả lũ các thủy điện và lũ nội đồng. Trong đó, loại thứ 4 có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Cát Tiên xác định trọng điểm trong phòng chống thiên tai, bão lũ, các vùng thường xuyên xảy ra lốc xoáy, lũ quét và sạt lở đất (2) . Xác đinh lũ lụt như trên là rất chính xác với bản chất bồn địa giữa núi có sông chảy qua.
Phòng chống lũ lụt cho bồn địa Cát Tiên không thể chỉ giải quyết tình thế, chờ lũ đến mới hành động. Việc đào kênh nối thông các đoạn cong chảy gần nhau của dòng sông để tăng tốc độ dòng chảy có lẽ là một phương án cần xem xét để chống lũ cho bồn địa này. Tuy nhiên cần có một phương án xả lũ liên hồ hợp lí của các bậc thủy điện trên sông Đồng Nai thì việc chống lũ cho bồn địa Cát Tiên mới trở thành hiện thực. Đó cũng là một tính toán cần thiết để cứu nguy cho ‘Thánh địa” Cát Tiên đang nằm sát bờ sông.


Lụt tháng 8/2007 trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua thị trấn huyện Cát Tiên. Ảnh Internet.

Nguyễn Đình Hòe, VACNE 
Cát Tiên – 3. Vũ điệu Bảo tồn

VQG Cát Tiên vừa gia nhập vào Khu bảo tồn sinh quyển Đồng Nai năm nay. Theo bộ tiêu chí đánh giá tác động của hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên Đa dạng sinh học đến bảo tồn thì VQG này đứng ở vị trí chịu tác động tiêu cực cao nhất.

This image has been resized.Click to view original image

Bàu Sấu - Nam Cát Tiên, vùng bảo tồn đất ngập nước
của VQG Cát Tiên


1.Sự gia tăng sức ép lên các khu BTTN

Theo báo cáo của 26 Vườn quốc gia Việt Nam, trong năm 2010, đã phát hiện và xử lý gần 2.000 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng (chiếm 6,3% tổng số vụ vi phạm trong cả nước) tăng 9,6% so với năm 2009. Trong đó có 1.000 vụ vi phạm xảy ra tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Yok Don. Riêng các vụ việc vi phạm lâm luật phải kể đến tình hình mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trong năm 2010 đã lên tới 17.000 vụ, tăng 30% so với năm trước (7).
Tuy nhiên những vấn đề về sức ép do khai thác tài nguyên đa dạng sinh học và sự suy thoái của chúng hầu như không thấy xuất hiện trong báo cáo của ban quản lí các Khu BTTN. Áp dụng các nguyên tắc của PRA (Participatory Rapid Appraisal – Đánh giá nhanh có sự tham gia) có thể xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu BTTN và các hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học bên ngoài các khu bảo tồn. Tài nguyên Đa dạng sinh học không chỉ là tài nguyên sinh học mà còn các tài nguyên khác liên quan như tài nguyên hệ sinh thái (cảnh quan), tài nguyên đất đai trong các khu BTTN.

2. Những dạng khai thác tài nguyên đa dạng sinh học hiện nay
và các động vật khác, gỗ và phi gỗ (như cây thuốc, cây không thuộc loại thân gỗ), phục vụ cho các mục tiêu khác nhau như thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng, cây cảnh,…Đa phần kiểu khai thác này là phạm các quy định pháp luật về Rừng đặc dụng.
(ii) Khai thác tài nguyên sinh thái và cảnh quan : du lịch sinh thái và du lịch xanh. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch “Thực hiện trong vùng sinh thái tự nhiên còn hoang sơ, nguồn thu chủ yếu đóng góp cho bảo tồn và sinh kế của cộng đồng địa phương” (Hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ). Đây là loại hình du lịch “không lấy đi cái gì trừ tấm ảnh, không để lại cái gì trừ vết chân” (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn hiếu, 2002 (3 ) .
Du lịch xanh là loại hình du lịch nghỉ dưỡng hay tham quan tại các khu BTTN không tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí về du lịch sinh thái (có đường cơ giới vận chuyển khách, có các hình thức lửa trại, các khu nghỉ dưỡng,…). Du lịch xanh có thể là biến tướng khác nhau của du lịch sinh thái, nhưng vì đem lại “tiền tươi” hơn du lịch sinh thái nên trên thực tế vẫn xảy ra tại các khu BTTN.
(iii). Chuyển đổi mục đích sử dụng đất vùng lõi khu BTTN sang khu dân cư, khu hành chính, khu nông trại hay nương rẫy, chuyển diện tích vùng bảo tồn nghiêm ngặt sang vùng phục hồi sinh thái, ngập nước do hồ thủy lợi thủy điện, xây dựng các resort trong vùng lõi, xây dựng đường giao thông cơ giới dân sinh,…

3. Phương pháp

Bộ tiêu chí phải gồm những đặc điểm đặc trưng theo nguyên tắc phản ảnh “phần nổi của tảng băng trôi”, bao gồm các tiêu chí phản ánh tác động của hoạt động khai thác sử dụng. Tài liệu dùng cho việc xây dựng bộ tiêu chí dựa trên phương pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA), là phương pháp phù hợp nhất đối với các nước đang phát triển, nơi mà nguồn cơ sở dữ liệu không đầy đủ, phân tán và khó thu thập, không có kinh phí để nghiên cứu sâu và quỹ thời gian dành cho công việc không nhiều (1,4,5,6) . Cốt lõi của PRA trong trường hợp này là:
a.Thu thập và phân tích số liệu thứ cấp được lưu trữ và tại địa phương, tài liệu của các trang web của các cơ quan TƯ và địa phương, báo chí; phân tích tư liệu viễn thám, trong đó ưu tiên sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao và miễn phí Google Earth.
b.Khảo sát thực địa tập trung vào phát hiện và giải mã các dấu hiệu môi trường đặc trưng;
c.Tham vấn chuyên gia, cán bộ và nhân dân địa phương bằng phỏng vấn bán chính thúc và không chính thức;
Năm 1998, Dirk và cùng tác giả dưới sự bảo trợ của UNEP (2) đã xây dựng một khung logic theo phương pháp ma trận kiểm kê môi trường để đánh giá độ nhạy cảm của các rạn san hô. Nhờ tính giản dị, rẻ, nhanh, và đáp ứng tốt các mục tiêu đánh giá nên khung logic này được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Áp dụng nguyên tắc của khung logic này, tác giả xây dựng khung logic cho mục tiêu đánh giá các tác động của khai thác và sử dụng tài nguyên sinh học tại các khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) cũng như tại các hệ sinh thái tự nhiên bên ngoài khu bảo tồn.

4. Bộ tiêu chí

TT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ tác động tiêu cực trung bình

Mức độ tác động tiêu cực cao
1

Khai thác động vật nói chung

Tất cả các kiểu khai thác các loài không thuộc diện quý hiếm trong vùng đệm

1.1.Tất cả các kiểu khai thác trong vùng lõi
1.2.Tất cả các kiểu khai thác các loài thuộc diện quý hiếm trong và ngoài vùng đệm
2

Khai thác gỗ

Tận thu cây chết

Tất cả các kiểu khai thác trong vùng lõi
3

Khai thác lậu các sản phẩm thực vật phi gỗ

Khai thác nhỏ, lẻ, hiếm gặp

Khai thác thường xuyên
4

Hoạt động du lịch tại Khu BTTN

Du lịch sinh thái

Bất cứ loại hình du lịch nào khác
5

Thị trường tiêu thụ lâm sản lậu

Phát hiện lẻ tẻ với quy mô nhỏ trong vùng đệm

Phát hiện thường xuyên trong/ngoài vùng đệm hoặc cả hai
6

Chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất

6.1.Mở rộng khu hành chính;
6.2.Diện tích bảo tồn nghiêm ngặt phải chuyển sang phục hồi sinh thái

Chuyển diện tích vùng lõi sang khu dân cư, trang trại, nương rẫy, resort, hồ thủy điện thủy lợi, đường giao thông cơ giới hay bất

Tiêu chuẩn đánh giá:
một khu rừng đặc dụng hay BTTN là

Chịu tác động tiêu cực rất cao nếu có từ 4 tiêu chí mức độ cao trở lên
· Chịu tác động tiêu cực cao nếu có từ 1 đến 3 tiêu chí thuộc mức độ cao;
· Chịu tác động tiêu cực trung bình nếu có 2 tiêu chí thuộc mức độ trung bình trở lên và không có tiêu chí mức độ cao nào;
· Chịu tác động tiêu cực thấp nếu chỉ có 1 tiêu chí thuộc diện trung bình

5. Nghiên cứu trường hợp: VQG Cát Tiên

VQG Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm gối trên đất 3 tỉnh. Trong tổng diện tích trên 71 ngàn ha, khoảng 30 ngàn ha thuộc về Cát Lộc hay Bắc Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng), phần diện tích trên 36 ngàn ha còn lại thuộc Nam Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) và chỉ khoảng trên 5000 ha là thuộc Tây Cát Tiên (huyện Bù Đăng, Bình Phước).
Năm 2002, chỉ từ đầu mùa lũ tháng 9 đến tháng 11, lực lượng kiểm lâm VQG Cát Tiên đã bắt được 47 vụ săn thú dùng súng tự chế, phát hiện và thu giữ hàng trăm dụng cụ cài bẫy (bẫy không chủ) cùng hàng chục khẩu súng. Đối tượng “đã nhanh chân tẩu thoát”. Trong 2 tháng đầu năm 2011, công an và kiểm lâm huyện Tân Phú - Đồng Nai đã kiểm tra hàng chục cơ sở mộc, điểm kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn, lập biên bản thu giữ 88,75m3 gỗ các loại và xử phạt 62 triệu đồng, tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng "lâm tặc" nhiều lần lẻn vào VQG Cát Tiên đốn hạ nhiều cây gỗ quý, trong đó có 2 cây gõ đỏ có khối lượng gần 16m3, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên mỗi năm phát hiện hàng trăm vụ săn bắt thú rừng trái phép với 150 – 170 đối tượng vi phạm; thu giữ nhiều bẫy thú, bộ xung điện, xuồng ba lá…; đặc biệt, năm 2007 phát hiện, chuyển giao cho cơ quan chức năng các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Bù Đăng (Bình Phước), và Cát Tiên (Lâm Đồng) hàng chục khẩu súng các loại. Từ đầu năm 2008 đến nay, đơn vị này đã thu giữ trên 10 khẩu súng tự chế. Có trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại tái phạm. Nhiều nhân viên kiểm lâm tại Cát Tiên không ít lần bắt gặp thợ săn trang bị súng đang mai phục bò tót. Chỉ trong vòng ba năm từ 2006-2009, có 10 bộ xương bò tót được phát hiện, phần nhiều là do dính bẫy. Trên 20.000 bẫy thú được phát hiện và thu giữ mỗi năm. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của vườn bị người dân lấn chiếm làm rẫy hiện tại lên đến 500ha . Tháng 3 vừa qua, chỉ trong hai ngày truy quét đột xuất tại xã Đắc Lua (Tân Phú, Đồng Nai), cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu hơn 280 kg thú và thịt thú rừng. Tại các xã vùng đệm của VQG thuộc các huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh (Lâm Đồng), Hạt Kiểm Lâm cũng phát hiện mười mấy tụ điểm buôn bán động vật hoang dã trái phép nhiều năm .
Tháng 5 năm 2010, con tê giác 1 sừng ở Cát Lộc đã bị bắn chết và cưa mất sừng. Từ tháng 11-2010 dấu vết tê giác thưa dần và đặc biệt từ tháng 4-2011 (thời điểm phát hiện bộ xương tê giác) đến nay thì không còn thấy dấu vết tê giác nữa . Vì vậy đã có ý kiến cho rằng hiện nay khu Cát Lộc không còn con tê giác nào .


Tê giác 1 sừng (Rhinoceros sondaicus) còn gọi là tê giác Java, ở khu Cát Lộc thuộc VQG Cát Tiên. Năm 2010 nó đã bị lâm tặc bắn trộm và bị cưa mất sừng. Bây giờ Cát Lộc không còn (?) thấy bóng tê giác.

Bộ NN&PTNT vừa có quyết định phê duyệt Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững VQG Cát Tiên giai đoạn 2010-2020. Theo đó, trong tống số 71.350 ha thì diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt đã giảm gần 15.000ha so với năm 1998 là năm thành lập Vườn; phân khu dịch vụ hành chính tăng từ 100ha năm 1998 lên 2.325ha (tăng thêm 2.225 ha

TT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ tác động tiêu cực trung bình

Mức độ tác động tiêu cực cao
1

Khai thác động vật nói chung

Tất cả các kiểu khai thác các loài khôngthuộc diện quý hiếm trong vùng đệm

1.1.Tất cả các kiểu khai thác trong vùng lõi
Bò tót bị săn bắt hàng loạt, tê giác 1 sừng có lẽ bị hủy diệt, mỗi năm thu giữ 20.000 – 30.000 bẫy thú
1.2.Tất cả các kiểu khai thác các loài thuộc diện quý hiếm trong và ngoài vùng đệm
2

Khai thác gỗ

Tận thu cây chết

Tất cả các kiểu khai thác trong vùng lõi:
Khai thác gỗ lậu chưa thể kiểm soát, kể cả gỗ quý
3

Khai thác lậu các sản phẩm thực vật phi gỗ

Khai thác nhỏ, lẻ, hiếm gặp

Khai thác thường xuyên:
Khai thác thường xuyên măng tre và các sản phẩm phi gỗ khác
4

Hoạt động du lịch tại Khu BTTN

Du lịch sinh thái

Bất cứ loại hình du lịch nào khác:
Thực hiện tour du lịch bằng xe cơ giới và xuồng máy trong vùng bảo tồn nghiêm ngặt; tổ chức “safari night” (tham quan vườn thú ban đêm) bằng xe mui trần trang bị bằng đèn bình pha sáng cả góc rừng.
5

Thị trường tiêu thụ lâm sản lậu

Phát hiện lẻ tẻ với quy mô nhỏ trong vùng đệm

Phát hiện thường xuyên trong/ngoài vùng đệm hoặc cả hai:
Phát hiện thường xuyên với quy mô lớn khó kiểm soát ngay trong vùng đệm
6

Chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất

6.1.Mở rộng khu hành chính:
Mở rộng khu hành chính từ 100 ha lên 2235 ha
6.2.Diện tích bảo tồn nghiêm ngặt phải chuyển sang phục hồi sinh thái

Chuyển diện tích vùng lõi sang khu dân cư, trang trại, nương rẫy, resort, hồ thủy điện thủy lợi, đường giao thông cơ giới hay bất cứ mục đích khác:
Phải chuyển 15000 ha từ vùng bảo tồn nghiêm ngặt sang vùng phục hồi sinh thái; chuyển 2225 ha từ vùng lõi sang phân khu hành chính, xuất hiện 500 ha nương rẫy trong vùng lõi

Theo ma trận kiểm kê trên, VQG Cát Tiên có 6 tiêu chí thuộc diện bị tác động cao, do đó vườn thuộc loại VQG chịu tác động rất cao từ hoạt động khai thá sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học. Công tác bảo tồn Đa dạng sinh học tại VQG Cát Tiên như đang ‘khiêu vũ giữa bầy sói”.

Thảo luận.
• Đây là bộ tiêu chí dùng cho đánh giá nhanh tác động của việc khai thác và sử dụng tài nguyên Đa dạng sinh học đến khu Bảo tồn thiên nhiên trên đất liền (rừng đặc dụng). Việc đánh giá chi tiết chỉ có thể dựa trên phân tích sâu từng khu BTTN, đòi hỏi thời gian, kinh phí và nhiều nguồn lực khác không phải khi nào cũng được đáp ứng;
• VQG Cát Tiên – nghiên cứu trường hợp để minh họa cho bộ tiêu chí - là điểm chịu tác động tiêu cực rất cao: 6/6 tiêu chí đều thuộc diện cao.
• Một số thông tin dùng cho đánh giá được thu thập trên báo hay trang web nên cần kiểm chứng, tuy nhiên điều đó là có thể chấp nhận trong phạm vi độ chính xác cho phép thông qua phương pháp “xử lí thông tin nhiễu “ của PRA;
• Có thể và cần áp dụng bộ tiêu chí này để đánh giá nhanh tất cả các khu BTTN trên đất liền (rừng đặc dụng) và các hệ sinh thái tự nhiên bên ngoài các khu bảo tồn rừng của Việt nam với chi phí rẻ và thời gian ngắn, phục vụ kịp thời cho công tác đầu tư, quản lí và quy hoạch, cũng như nhìn nhận chính xác hơn hiệu quả của công tác quản lí bảo tồn.

Chú thích tài liệu
1. Asia Forest Network. Participatory Rural Appraisal for community forest management., Tools and techniques. 2002SUTHERLAND, A. (1998) Participatory research in natural resources.Socio-economic. Methodologies. Best Practice Guidelines. Chatham, UK: Natural Resources Institute.

2. Dirk B, et al. Reef at risk, A Map-Based Indicator of Threats to the World's Coral Reefs. World Resources Institute (WRI), International Center for Living Aquatic Resources Management (ICLARM), World Conservation Monitoring Centre (WCMC), United Nations Environment Programme (UNEP),UNEP. 1998.
3. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu. Du lịch sinh thái. Trong sách “Du lịch bền vững”. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
4. Suterland,A.Participatory research in natural resources.Socio-economic Methodologies. Best Practice Guidelines. Chatham, UK: Natural Resources Institute. 1998
5. USAID. Rapid Appraisal and beyond. Participatory Forum. No1, 1995
6. VIE 004 03 01 Giới thiệu phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia PRA, 2008
7. Tăng cường bảo vệ rừng tại các Vườn quốc gia. http://www.thiennhien.net/2011/03/02/tang-cuong
-bao-ve-rung-tai-cac-vuon-quoc-gia/
8. Vườn quốc gia Cát Tiên “hao hụt” 2.500ha. http://tuoitre.vn/
Chinh-tri-Xa-hoi/448704/Vuon-quoc-gia-Cat-Tien-
%E2%80%9Chao-hut%E2%80%9D-2500ha.html
9. Huyện Tân Phú quyết tâm giữ rừng http://dinhquandongnai.cuncon1202.net/2011/04/
huyen-tan-phu-quyet-liet-bao-ve-rung-va_05.html
10. Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A dưới góc nhìn của các nhà khoa học .2001. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61...t/Default.aspx
11. Tour Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đồng Nai. http://vn.saigon.travel/dong-nai/nam...-dong-nai.html
12. Ai tiếp tay lâm tặc phá Vườn quốc gia Cát Tiên?2011. http://www.baodongnai.com.vn/phaplua...-Tien-2089419/


Nguyễn Đình Hòe - VACNE  
Cát Tiên – 4. Vũ điệu không tên

Trong đời sống xã hội, có nhiều ca khúc hay thi phẩm được đặt tên là “Không tên” (Unnamed). Không tên cũng là tên. Nhưng một số “vấn đề” quan trọng liên quan đến Cát Tiên, ban đầu có tên đàng hoàng, nhưng sau đó thì đúng là “không tên” thật.


Khu Cát Lộc trong bản đồ tổng thể VQG Cát Tiên – đứa “con nuôi” của
VQG Cát Tiên


1. Cát Lộc, chưa thấy “cát’ cũng chưa thấy “lộc”.

Chữ Cát trong tên Cát Tiên hay Cát Lộc không phải nghĩa cát (sỏi) mà là (đại ) cát , nghĩa là may mắn. 328ha đất rừng thuộc khu Cát Lộc, phần tách rời phía bắc của vườn quốc gia Cát Tiên, còn được gọi là khu bảo tồn tê giác, được giao cho dân địa phương quản lý, sau 5 năm hiện chỉ còn khoảng 10-20 ha rừng. Trên 300 ha đã trở thành nương rẫy. Những con đường mở ra và người dân di cư từ các nơi đến đã nhanh chóng triệt phá những cánh rừng để khai thác gỗ, lấy đất trồng cây công nghiệp. (1)
Năm 1998, cùng năm với việc Khu bảo tồn Tê giác Cát Lộc được chuyển thuộc VQG Cát tiên để Vườn chính thức đổi tên từ VQG Nam Cát Tiên thành VQG Cát Tiên, xã Đồng Nai Thượng được “qui hoạch” với diện tích trên 1.800ha, nằm ở vị trí cắt đôi khu bảo tồn tê giác Cát Lộc. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sau đó phê duyệt dự án đầu tư bố trí hợp lý dân cư để tạo điều kiện cho hoạt động bảo tồn. Theo đó, những thôn 3, thôn 4 (xã Phước Cát 2), thôn K’Lo – K’Ích (xã Gia Viễn), thôn Cọ và thôn K’Lút (xã Tiên Hoàng) thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng trong diện phải di dời. Lúc ấy ước tính chi phí cho dự án gần 50 tỉ đồng. Tuy nhiên, đầu năm 2007 thôn 3, thôn 4 tiếp tục định cư tại chỗ ! Lý do không di dời được là “thiếu kinh phí”. Không đi được, ở lại thì đất canh tác không đủ, chỉ còn cách nhào vô rừng cấm tranh đất với tê giác. Bây giờ tê giác cũng đã không còn gặp vết tích. Nhiều ý kiến đòi hỏi “Phải trả lại rừng cho tê giác” (2), nhưng nếu tê giác không còn (?) thì tốt nhất là trả lại rừng Cát Lộc cho địa phương để người dân có nguồn sinh kế.

2. “Thánh địa” không biết của ai và thờ cúng vị thần nào.

Kể từ khi phát hiện (năm 1985), “Thánh địa” Cát Tiên nằm tại xã Quảng Ngãi thị trấn Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên Lâm Đồng đã trải qua 8 lần khai quật với hàng ngàn hiện vật có giá trị khoa học được tìm thấy. Các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đã tổ chức 2 cuộc hội thảo khoa học về Cát Tiên, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thể “giải mã” về niên đại cũng như chủ nhân của di tích này. Đến nay nhiều người cũng mới chỉ biết đến Cát Tiên là quần thể di tích kiến trúc Balamon giáo có niên đại khá sớm còn sót lại cho đến nay ở khu vực Nam Tây Nguyên.
Tại Hội thảo khoa học lần thứ nhất về di tích Cát Tiên (năm 2001), các nhà khoa học gần như đi đến thống nhất đây là quần thể di tích của một nền văn hóa riêng biệt, độc lập, không thuộc nền văn hóa nào đã biết và cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ.
Đến Hội thảo khoa học lần 2 do Viện Sử học Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào trung tuần tháng 12-2008 tại TP Đà Lạt, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được niên đại cũng như việc xác định ai là chủ nhân của di tích này. GS Phan Huy Lê – nhà sử học hàng đầu Việt Nam kết luận: “Có lẽ còn lâu mới xác định được chủ nhân của di tích, vấn đề này không hề đơn giản” (3). “Thánh địa” Cát Tiên vẫn là một câu hỏi thách thức giới khảo cổ. Nó vẫn chưa có tên chính danh.

3. Thủy điện sẽ không còn tên?

Hai dự thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do tập doàn Đức Long Gia Lai đầu tư đang gặp sự phản đối dữ dội từ một bộ phận công luận và từ một số nhà khoa học. Hai dự án này nằm ở ranh giới phía Bắc khu vực Cát Lộc.
Nhà máy nằm trên đất tỉnh khác không thuộc khu Cát Lộc,, nhưng hồ chứa sẽ gây ngập 137 ha thuộc rìa Bắc khu Cát Lộc, cách xa trung tâm đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên tại Nam Cát Tiên với bàu sấu với bò tót với nai với chim với gỗ quý với tự nhiên hoang sơ…60 – 80 km, ngăn cách với rừng cấm Nam Cát Tiên qua cả một huyện Cát Tiên.
Nếu tê giác Cát Lộc còn, có thể chúng tìm đến diện tích sẽ bị ngập nước do thủy điện này để kiếm ăn. Sinh thời, tê giác một sừng là loài rất tinh khôn, nhờ vậy mà chúng mới tồn tại. Giới khoa học chỉ chụp được ảnh (máy chụp ảnh hồng ngoại tự động ban đêm) mà không thấy chúng tận mắt, cho đến khi gặp được bộ xương của con tê giác đã bị săn trộm và cưa mất ngà. Một giống vật tinh khôn như tê giác chắc lẩn khuất sâu trong rừng, nếu chúng cư trú ven sông chắc bị săn hết từ lâu rồi.

This image has been resized.Click to view original image

Ảnh vệ tinh Google năm 2011 khu Cát Lộc. Hướng Bắc nằm về phía góc bên phải phía trên của tấm ảnh.

Nếu 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A với sản lượng điện 1 tỷ kW/h/năm đủ đáp ứng nhu cầu điện của 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông và Bình Phước bị bác bỏ, như một bộ phận dư luận kỳ vọng, vì tội “giết chết VQG Cát Tiên”, lại sẽ có thêm những kỳ vọng trở thành không tên. Mai sau liệu có lúc nào Cát Tiên đổi thành “Vùng đất Không tên – Unnamed Land” không? Thiết tưởng cần có nhời hỏi thêm ý kiến của chính người dân Cát Tiên Cát Lộc mà lâu nay không thấy bất cứ ai trong số những chủ nhân thực sự của vùng đất này xuất hiện trên báo chí, truyền hình hay hội thảo khoa học.

Xin mời Quý bạn đọc xem tiếp : Cát Tiên - 5. Vũ điệu có tên

Nguyễn Đình Hòe, VACNE



Cát Tiên - 5. Vũ điệu của những phát hiện mới mà rất cũ

Chuyến khảo sát cuối tháng 8/2011 của VACNE tại Cát Tiên đã phát hiện một số thông tin mới và cái nhìn mới về khu vực này. Nhưng thực ra không phải mới. Chúng có sẵn đó từ xưa rồi, ở vùng đất Cát Tiên, nhưng trước đây chưa ai để ý hoặc hiểu sai mà thôi. Những tấm ảnh mới chụp cuối tháng 8/2011 sẽ bổ sung nhiều điều mà phần dẫn giải của bài báo này không nói hết.

1.Khu bảo tồn tê giác Cát Lộc là một mảnh sót của một cao nguyên đất đỏ basalt.



Khu Cát Lộc, nơi dự kiến đặt các đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ở rìa phía bắc, có bề mặt của một cao nguyên bị xâm thực có độ cao trung bình khoảng 400 – 500 m. Phủ trên bề mặt cao nguyên đó là lớp đất đỏ basalt khá dày và màu mỡ rộng hàng chục ngàn ha. Đây là loại basalt cổ có tuổi cuối kỷ Neogen – đầu kỉ Đệ Tứ (khoảng từ trên1 triệu năm đến 700 ngàn năm trước) Do thảm thực vật rất thưa nên cấu trúc dạng vòm phủ của tầng basalt lộ rõ trên ảnh vệ tinh Google Earth.



Đường vào xã Đồng Nai Thượng xen giữa vùng lõi khu Bảo tồn tê giác Cát Lộc, nhiều diện tích đã bị khai quang. Dân địa phương thiếu đất canh tác, mà đất trong khu bảo tồn Cát Lộc lại là đất basalt màu mỡ nên hàng trăm ha khu bảo tồn đã bị người địa phương chuyển thành đất nương rẫy hoặc cây công nghiệp. Có đất basalt, lượng mưa dồi dào, lại sẵn lao động địa phương, tiểu cao nguyên Cát Lộc đủ khả năng trở thành một “Tiểu Lâm Đồng” với rau với điều với chè với hoa. Tuy nhiên giờ nó chỉ là rừng thưa, cây bụi vì là khu bảo tồn tê giác.



Tại những diện tích khai quang đó, điều là một loài cây được trồng nhiều trên đất đỏ basalt. Một số người dân Cát Tiên nói : bây giờ không còn tê giác, mong sao Quốc hội cắt khu Cát Lộc ra khỏi diện tích bảo tồn giao về cho địa phương phát triển kinh tế, để người dân có đất canh tác, vừa xóa đói giảm nghèo, vừa không buộc phải làm “đất tặc”.

Xe bị thủng lốp trên đường trong khu bảo tồn Cát Lộc (đường đến xã Đồng Nai Thượng); xung quanh toàn đất đỏ basalt. Một mảnh dăm đá basalt sắc như dao đã chọc thủng lốp chiếc xe chuyên chinh chiến đường núi. Đường đất đỏ basalt gặp mưa dính như keo. Một bác đi xe máy “lết” từ Đồng Nai Thượng ra cho biết : “nếu Cát Lộc còn thuộc khu bảo tồn thiên nhiên thì có đường như thế này là may rồi, vì đường ô tô không được phát triển trong khu bảo tồn”.

2. “Thánh địa” Cát Tiên – những phát hiện bổ sung cho ngành khảo cổ



Vị trí “Thánh địa” Cát Tiên bị vẽ sai trên bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng. Vị trí đúng của Thánh địa dịch về phía đông bắc so với vị trí trên bản đồ khoảng 15 km, trong “Tiểu Cát Tiên” – một thung lũng treo và nhỏ nằm ở phía đông bồn địa Cát Tiên - trên bờ một đoạn sông Đồng Nai có 3 đứt gãy địa chất cắt qua. “Thánh địa” nằm trên vùng gò đồi cao ráo, không phải nằm ở bãi bồi sông Đồng Nai như nhiều sử liệu vẫn nói. Đứt gẫy địa chất là đới có năng lượng cao. Đó liệu có phải là lí do để người xưa xây “thánh địa” ở đây ?
Gò tháp số 2 của “Thánh địa” Cát Tiên đã quay cửa chính về phía đông bắc khoảng 30 o so với hướng chính đông. Hãy so sánh đường ghép dọc giữa các viên gạch tại cửa đền thờ, nó chỉ rõ hướng cửa chính của ngôi đền, với bóng nắng tháng 8 đổ dài của chiếc cột - chỉ hướng đông - sẽ thấy độ lệch. Cửa hướng chính đông là một tiêu chí khắt khe đối với một đến thờ Bà la môn giáo. Nhiều khả năng sự quay của khu đất có đền thờ này là do hoạt động của đứt gãy địa chất, giống như hiện tượng ở Thánh địa Mỹ Sơn.





Bộ Linga – Yoni lớn nhất Đông Nam Á nằm trên ngọn đồi cao chừng 50 mét so với mực nước trung bình sông Đồng Nai. Các ngôi đền tháp khác ở “Thánh địa” Cát Tiên đều nằm trên các gò cao 3-5 m so với bãi bằng dưới chân, bãi bằng này cao 15 m so với mực nước trung bình của sông Đồng Nai và gò gần sông nhất cũng cách sông 25 m. Ông Minh Giám đốc khu bảo tồn “Thánh địa” cho biết “Thánh địa” không mấy khi ngập nước. Vào những dịp lũ to nhất hiếm có, nước chỉ ngập mấy hố trũng trong khu “Thánh địa”, nhưng rút rất nhanh. Bây giờ lượng nước sông Đồng Nai đã giảm bớt do thủy điện Đại Ninh chuyển nước xuống Bình Thuận, khả năng ngập lụt “Thánh địa” là không còn. Theo tất cả những gì đã biết, không ai xây đền chùa thánh địa trên đất bãi bồi thường ngập lụt ven sông.



Những phiến đá lớn tại khu “Thánh địa” lâu nay vẫn được coi là đá basalt, thực ra là đá phun trào andesite, một loại đá không có trong bồn địa Cát Tiên nhưng lại rất sẵn ở Lâm Đồng. Nhiều bộ Linga – Yoni và ngay cả tượng Bà Ponaga trong tháp Chăm Ponaga Nha Trang cũng được tạc từ đá andesite. Liệu điều đó có giúp làm sáng tỏ mối liên quan ít nhiều của ‘Thánh địa” Cát Tiên với văn hóa Chăm Pa xưa ?



Bộ Linga – Yoni cũng được làm từ đá phun trào andesite, không phải từ đá basalt như một số sử liệu vẫn đồn.



Đoạn sông Đồng Nai chảy sát “Thánh địa” Cát tiên có hình nửa chữ “Vạn”. Hình chữ Vạn từ lâu đã là ký biểu tượng của sự tốt lành và mạnh mẽ trong vô số nền văn hóa trải trên khắp địa cầu. Trong văn hóa phương Đông, hình chữ Vạn là tượng trưng cho Phật. Ở Trung Quốc, hình chữ Vạn cũng là hiện thân của các khái niệm bất diệt, vô tận và vũ trụ. Hình chữ Vạn và ký hiệu âm dương là biểu trưng cho vũ trụ vì nó giống với hình dạng các dải thiên hà. Chữ Vạn (tiếng Phạn: स्वस्तिक svastika) là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông ngoặt về và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ. Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư (xem hình dưới đây).
Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo, chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và rắn thần Nagar.
Chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.



Có lẽ hình dạng tự nhiên “nửa chữ vạn” của mảnh đất “Tiểu Cát Tiên” này đã khiến người xưa chọn vị trí cho “Thánh địa” chăng ?
Đoạn sông Đồng Nai dưới chân Thánh địa Cát Tiên đục qua một khe hẻm chảy giữa 2 khối núi hẹp do đứt gãy tạo nên khiến nước sông không thoát kịp trong mùa lũ. Chỗ thắt hẹp dị thường này cùng với dạng uốn lượn cong queo dị thường của sông Đồng Nai trong bồn địa Cát Tiên, cùng với lượng mưa lớn ở Cát Tiên (2800 – 3000 m/năm, lượng mưa /ngày có thể đạt đến 150 mm, là thủ phạm chính gây lụt cho bồn địa Cát Tiên trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất bồn địa giữa núi này. Thủy điện Đại Ninh đã chuyển một khối lượng khá lớn nước sông Đồng Nai về Bình Thuận, vì thế việc xả lũ thủy điện thượng nguồn Đồng Nai chỉ là “giọt nước tràn li” chứ không phải là tác nhân chính gây lụt ở Cát Tiên.

3. Dòng suối chảy ngược ở khu Ramsa Bàu Sấu trong VQG Cát Tiên



Trên bản đồ hành chính xã Đắc Lua huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai vẫn vẽ một dòng suối bắt nguồn từ trung tâm VQG (Nam) Cát Tiên, chảy qua vùng đất ngập nước Bàu Sấu rồi đổ ra sông Đồng Nai ở ấp 4. Đầu nguồn dòng suối hẹp, cuối nguồn rộng, dòng suối nhìn trên ảnh vệ tinh có dạng cây, hình dạng thông thường của một dòng suối bình thường.
Tuy nhiên khoảng vài chục năm trở lại, khi lũ cao, dòng suối này lại chảy ngược từ sông Đồng Nai vào Bàu Sấu.



Trên ảnh vệ tinh Google Earth, Bàu Sấu có đầy đủ yếu tố địa chất – địa mạo của một vùng sụt trũng đạ chất giữa núi với nguồn nước cấp từ nhiều khe suối nhỏ quanh Bàu, tạo ra một hệ thống dị thường thủy văn dạng hướng tâm. Đây là một bồn trũng dạng đầm lầy. Đo độ cao trên ảnh vệ tính Google Earth năm 2011 cho thấy phần cửa suối ấp 4 hiện nay cao hơn vùng thượng nguồn suối ở Bàu Sấu 20 feet, tức là khoảng 6,6 m. Không rõ sự chênh lệch này là do Bàu Sấu sụt hạ quá nhanh hay do phần cửa suối nâng cao quá nhanh, nhưng không loại trừ là do cả 2 lí do.
Trước khi dòng suối ấp 4 chảy ngược vào Bàu Sấu vào mùa lũ, hàng ngàn năm trước cho đến ngày nay Bàu Sấu vẫn được nuôi dưỡng bằng các khe suối nội bộ chảy xuống từ các dãy núi xung quanh. Những khe suối này vẫn có thể quan sát rất rõ trên ảnh vệ tinh Google Earth. Và dòng suối ấp 4 vẫn cần cù tải nước dư từ Bàu Sấu ra sông Đồng Nai cho đến gần đây. Nam Cát Tiên mưa nhiều, rừng tốt nên Bàu Sấu vẫn là Bàu Sấu ngay cả khi thủy điện Đồng Nai 3 tích 1.4 tỷ m 3 nước từ tháng 12 /2010 đến tháng 5/2011 làm khô cạn đoạn hạ lưu sông Đồng Nai. Như vậy nói thủy điện tích nước sẽ tiêu diệt Bàu Sấu là không đúng, có chăng nó chỉ gây hại chút ít nếu thời gian tích nước kéo dài.

4. Vĩ thanh

Liên quan đến thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, dư luận bỗng trở nên quan tâm hơn đến vùng đất Cát Tiên. Bài báo này cung cấp thêm thông tin về “thành phố tắc kè” xa xôi và nghèo khó tận cuối Tây Nguyên. Quý bạn đọc có thể phóng to các tấm ảnh vệ tinh trong bài báo để xem rõ chi tiết.

Nguyễn Đình Hòe, VACNE 
http://www.dalatbirdwatchingclub.com/forum/1775-post1.html 
Cát Tiên – 6. Nhất bên trọng nhất bên khinh ?

Cùng thời gian với một hiện tượng xã hội khá nóng bỏng là một bộ phận dư luận rầm rộ phản đối 2 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, một seri 5 thủy điện khác được đề xuất trên sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai trong phạm vi Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai mới được UNESCO công nhận lại không hề có ý kiến bình luận gì.


This image has been resized.Click to view original image

Các bậc thủy điện dự kiến trên đọan cuối trung lưu sông Đồng Nai, phía trên thủy điện Trị An đang hoạt động

Sở Tài nguyên & Môi trường Đồng Nai đã đề nghị ngừng ngay việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, nguyên nhân là để hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, tài nguyên động thực vật, đa dạng sinh học… của Vườn quốc gia Cát Tiên và mối lo cạn nước cho thủy điện Trị An trong tỉnh Đồng Nai.
Hai bậc thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm ở ranh giới phía bắc của khu Cát Lộc (còn gọi là khu bảo tồn tê giác), nằm biệt lập với khu Bảo tồn Đa dạng sinh học cốt lõi của VQG Cát Tiên là khu Nam Cát Tiên qua cả chiều ngang của huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng. Thủy điện Trị An đang hoạt động có dung tích hồ chứa là 1,77 tỷ m 3, dung tích hoạt động là 1,1 tỷ m 3, gấp trên 73 lần dung tích hoạt động của dự án Đồng Nai 6A (15 triệu m 3) vốn nằm bên dưới thủy điện Đồng Nai 6 và thuộc loại đập thủy điện điều tiết ngày. Nỗi lo này giống như nỗi lo con kiến đốt quả bầu làm quả bầu bị thui vậy.
Cùng thời gian đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị hiệu chỉnh một quy hoạch dự án thủy điện đã bị hủy là Đồng Nai 8 từ một bậc ban đầu (chỉ có thủy điện Đồng Nai 8) thành 5 bậc thang thủy điện cột nước thấp là : Tà Lài, Phú Tân 1, Phú Tân 2, Thanh Sơn và Ngọc Định thay thế cho dự án thủy điện Đồng Nai 8, tổng công suất lắp máy của 5 bậc này là 164 MW, để hạ diện tích đất ngập còn 361 ha phía dưới hồ Trị An và bên trên thủy điện Trị An. Hai thủy điện bị phản đối Đồng Nai 6 và 6A cho tổng công suất 1tỷ KW nhưng chỉ làm ngập 137 ha rìa bắc khu Cát Lộc.
Cần lưu ý rằng theo đường sông Đồng Nai, thủy điện Đồng Nai 6A cách Bàu Sấu – trung tâm bảo tồn sinh cảnh đất ngập nước của VQG Cát Tiên là khoảng 70 km, còn 5 bậc thủy điện do tỉnh Đồng Nai đề xuất thay cho bậc Đồng Nai 8 thì nằm ngay trong khu dự trữ sinh quyễn Đồng Nai vừa được UNESCO công nhận.
Nhiều người không hiểu sao lại có chuyện ”nhất bên trọng nhất bên khinh” này. Hay là Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là do Tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, còn 5 bậc thủy điện mới đề xuất thay cho Đồng Nai 8 đã bị hủy là do tỉnh Đồng Nai đề xuất ? Hy vọng lí do này không thực có, vậy thì lí do thực có là gì trong nền kinh tế thị trường này ?

Nguyễn Đình Hòe VACNE 
http://www.dalatbirdwatchingclub.com/forum/dien-dan-bao-ton/1396-cat-tien-6-nhat-ben-trong-nhat-ben-khinh.html 

Bí ẩn Thánh địa Cát Tiên

22-05-2013


       Di tích Cát Tiên (còn gọi là Thánh địa Cát Tiên) là quần thể Di chỉ khảo cổ bị vùi lấp trong lòng đất hơn ngàn năm nay, mới được phát hiện năm 1985. Di tích này, rộng hàng trăm hécta được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn nam. Thánh địa Cát Tiên gồm rất nhiều gò đồi, trải dài khoảng 15km ven sông Đồng Nai từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Qua 8 cuộc khai quật, các Nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy một quần thể phế tích, gồm nhiều kiến trúc đền đài, mộ tháp và hơn 1.000 hiện vật, như: tượng thần Uma, Ganesa, Siva, nhiều mảnh vàng chạm khắc các thần linh, tu sĩ, hoa sen, linh vật, chữ Phạn,... Đặc biệt, Thánh địa Cát Tiên khai quật được cặp ngẫu tượng Linga-Yoni (lớn nhất Đông Nam Á) và tấm mi cửa (trán cửa) bằng đá nặng hơn 1 tấn, khác lạ hoàn toàn với các mi cửa tháp Chàm từng thấy, rất bí ẩn, làm phong phú thêm kho tàng cổ vật Việt Nam. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng, Di tích Cát Tiên là một Vương quốc cổ xuất hiện khoảng thế kỷ IV đến thế kỷ VIII (cách đây khoảng 1.200 - 1.400 năm). Nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhưng đến nay những bí ẩn về Di tích Cát Tiên chưa được giải mã. Thánh địa Cát Tiên thuộc nền văn hóa nào, niên đại nào, chủ nhân là ai, có vai trò gì, mối quan hệ nào với lịch sử,... chưa có đáp số đúng. Các nhà khoa học, khảo cổ, văn hóa học,... trong và ngoài nước vẫn đang nỗ lực lý giải, tìm câu trả lời thuyết phục. Những thông tin về Thánh địa Cát Tiên vẫn đang được công chúng và giới học giả quan tâm, bàn luận sôi nổi. Hãy đến với vùng đất Cát Tiên (nằm ở khoảng giữa Sài Gòn - Đà Lạt) quê hương của dân tộc Mạ, Xtiêng, M’nông,... giầu tiềm năng, trầm tích văn hóa, hoang sơ và thân thiện. Ngoài việc tham quan, chiêm bái Thánh địa Cát Tiên (Di tích quốc gia) bí ẩn, du khách đừng quên khám phá Rừng quốc gia Cát Tiên (Khu dự trữ Sinh quyển thế giới) độc đáo, một lần nhưng không bao giờ quên. Xin giới thiệu chùm ảnh về “Bí ẩn Di tích Cát Tiên” Lâm Đồng!

Đền tháp 1 Cát Tiên (bên sông Đồng Nai)
Đền tháp 2 Cát Tiên
Đền tháp 3 Cát Tiên
Đền tháp 4 Cát Tiên
Đền tháp 5 Cát Tiên
Bậu cửa đền tháp Cát Tiê
Cổ vật di tích Cát Tiên
Chiêm bái ngẫu tượng Linga-Yoni Cát Tiên
Gạch xây đền tháp Cát Tiên
Hoa văn bậu cửa đền tháp Cát Tiên
Hoa văn cánh sen mái đền Cát Tiên
Linga Cát Tiên
Linga-Yoni Cát Tiên (lớn nhất Đông Nam Á)
Mộ vò di tích Cát Tiên
Phù điêu bằng vàng Di tích Cát Tiên
Tìm hiểu về Di tích Cát Tiên
Tượng thần Ganesa di tích Cát Tiên
Tượng thần Uma di tích Cát Tiên
Linga-Yoni di tích Cát Tiên
Hà Hữu Nết
 http://www.yersin.edu.vn/index.php/bai-viet/22/05/2013/2158-bi-an-thanh-dia-cat-tien

Thánh địa Cát Tiên

Thánh địa Cát Tiên thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, nằm trong một bồn địa rộng hàng trăm hecta và trải trên chiều dài khoảng 15km dọc theo hệ thống sông Đạ Đờn - Đồng Nai. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa thể xác định được ai là chủ nhân thật sự của nền văn hóa này.

Toàn bộ khu di tích này thuộc địa phận kéo dài từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, trong đó mật độ di chỉ khảo cổ tập trung dày đặc ở khu vực xã Quảng Ngãi với 7 cụm gò đồi. Thánh địa Cát Tiên được phát hiện tình cờ trong một chuyến đi điền dã điều tra về dân tộc học của các cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng tại vùng quê này vào năm 1985. Sau khi phát hiện, các nhà khảo cổ học gọi vùng đất này là "Thánh địa Cát Tiên".

Thánh địa Cát Tiên ở thôn 1, xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh: Lê Minh)
Đường vào Cụm di tích gò 2, có diện tích 2000m2 với 4 kiến trúc quy mô lớn 2A,2B,2C,2D. (Ảnh: Kim Phương)

Thánh địa Cát Tiên là nơi thờ phụng tôn giáo có nguồn gốc từ văn minh Ấn Độ, thờ ngẫu tượng Linga - Yoni với nhiều đền tháp, mộ tháp, đài thờ, máng dẫn nước… xây chủ yếu bằng gạch, qua thời gian đã đổ nát, chỉ còn lại một phần dấu tích xưa. Trong số đó, di tích gò IA được cho là lớn nhất trong trong hệ thống phế tích còn lại. Di tích này gồm một ngôi tháp lớn nhất được xây dựng nằm trên vị trí cao nhất, đẹp nhất tại một quả đồi cao khoảng 50 mét so với mặt đất canh tác của thung lũng xã Quảng Ngãi. Di tích gò IA là một phế tích kiến trúc đồ sộ, được phát hiện năm 1985 và được tiến hành khai quật năm 1996. Di tích có cửa chính quay về hướng Đông, đế tháp hình khối vững chắc cao 1,4m, được xây giật cấp làm 5 lớp vươn lên đỡ thân tháp. Mặt bằng tiền sảnh phía trước được lát đá tấm bằng phẳng khá rộng, từ sân dẫn lên tiền sảnh là bậc tam cấp, hai bên bậc tam có trụ gạch xây cân đối nhau được giới hạn không gian bậc là hai trụ gạch xây hình khối chữ nhật đứng.

Một cán bộ di tích tại khu thánh địa Cát Tiên cho biết, khi khai quật gò IA đã phát hiện rất nhiều hiện vật gồm nhiều loại hình, chất liệu, kích cỡ khác nhau, trong lòng tháp ở độ sâu 3,6m, phát hiện 1 số hiện vật: tượng Ganesa bằng đá, bộ Linga - Yoni, hộp bạc, nhiều mảnh vàng khắc tạc các vị thần như Sihva, Vishnu, Brama, India…; các con vật như ốc, bò, ngựa…; các linh vật như giáo, lao, bánh đinh sắt…; bánh xe luân hồi, hoa sen, văn tự Sankrit... tất cả đều mang dấu ấn của Balamôn giáo. Đặc biệt, tìm thấy bộ Linga - Yoni, kích thước Linga cao 2,1m, đường kính 0,7m, Yoni cạnh dài 2.26m. Cho đến hiện nay, đây được xem là bộ Linga - Yoni lớn nhất trong các công trình chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo tại Việt Nam và Đông Nam Á. Từ những yếu tố trên, các nhà khoa học khẳng định rằng di tích gò 1A trên địa bàn xã Quảng Ngãi là di tích được coi là quan trọng nhất trong tổng thể các di tích ở Cát Tiên. Đây có thể là đền thờ chính của toàn bộ di tích này.

Kể từ khi được phát hiện đến nay, việc xác định chủ nhân của nền văn hóa này vẫn thách thức giới khảo cổ học. Mỗi lần khai quật là thêm một phát hiện mới khác nhau với nhiều hiện vật thuộc các thời đại và di chỉ văn hóa khác lạ. Đây có thể xem là điều kỳ thú đối với thánh địa Cát Tiên.


Một góc Cụm di tích gò 1A. (Ảnh: Lê Minh)

Lối vào tháp được xây giật cấp làm 5 lớp vươn lên đỡ thân tháp. (Ảnh: Lê Minh)

Cửa vào tháp nhìn từ bên trong tháp. (Ảnh: Lê Minh)

Bộ Linga - 
Yoni lớn nhất trong các công trình chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo tại Việt Nam và Đông Nam Á. (Ảnh: Lê Minh)

Hoa văn hình bông senchạm khắc tinh xảo trên đá được tìm thấy tại Cụm di tích gò 1A. (Ảnh: Kim Phương)

Những nét chạm khắc tinh xảo được tìm thấy tại Cụm di tích gò 1A. (Ảnh: Lê Minh)

Linga được khai quật tại Cụm di tích gò 8. (Ảnh: Lê Minh)

Linh vật được khai quật ở Thánh Địa Cát Tiên. (Ảnh: Lê Minh)

Du khách chiêm bái tại Thánh địa Cát Tiên. (Ảnh: Kim Phương)

Du khách tham quan Thánh Địa Cát Tiên. (Ảnh: Kim Phương)

Sau 4 đợt khai quật đầu tiên, các nhà khoa học bước đầu cho rằng, đây là đô thị tôn giáo cổ mang ý nghĩa một thánh địa Bàlamôn giáo và Hindu giáo được kiến tạo trong giai đoạn lịch sử không thành văn kéo dài từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI. Tuy nhiên, trong 4 đợt khai quật tiếp theo kéo dài từ năm 2001 đến 2006, khi nghiên cứu những kiến trúc ở Thánh địa Cát Tiên, các nhà khoa học xét thấy: niên đại của Thánh địa Cát Tiên có thể sớm hơn, khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Ngoài ra, xem xét cẩn trọng các hiện vật như nồi, vò, rìu đồng và khuôn đúc, những đồ gốm thuộc giai đoạn Óc Eo sớm, đặc biệt là loại chai gốm cổ cao có nhiều trong các di tích Glimanuk, Plawangan ở Indonesia thuộc niên đại từ những thế kỷ đầu Công nguyên cùng với việc phân tích các mẫu than lấy từ lòng tháp ở độ sâu gần 3 mét, đưa đi phân tích đồng vị phóng xạ Cacbon C tại Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Trung tâm Hạt nhân Tp.HCM, đã góp phần củng cố điều đó.

Có nhiều lý giải được đưa ra về chủ nhân của những phế tích này. Vào ngày 12/12/2008, tại thành phố Ðà Lạt đã diễn ra Hội thảo khoa học về di tích Thánh địa Cát Tiên. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng khi nghiên cứu những gì xuất lộ qua các đợt khai quật Cát Tiên cộng với quy chiếu những hiểu biết dân gian đã cho rằng, thánh địa này là của người Mạ bản địa cổ xưa vì cư dân hiện hữu lâu đời, độc nhất quanh di tích này là người Mạ. Còn giáo sư Lương Ninh (Trường ÐH KHXH&NV, ÐH Quốc gia Hà Nội) nhận định: "Chính cư dân bản địa tự làm cho mình" nhưng ông cũng cho rằng, không nhất thiết cư dân bản địa thời Thánh địa Cát Tiên xuất hiện là người Mạ ngày nay.

PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng và KTS Nguyễn Minh Khang (Cục Di sản Văn hóa) lại cho rằng, thuộc cư dân Champa. Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu này khẳng định: "Có thể chủ nhân của Cát Tiên là một tộc người khác Champa, Phù Nam, Chân Lạp lẫn Khơme... nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Ðộ là điều quá rõ!".

Dù các đánh giá trái ngược nhau nhưng vẫn thấy một điểm chung là nhiều nền văn hóa đã hòa nhuộm vào đền đài bên ngoài và trong lòng di tích Cát Tiên, đó là yếu tố Champa, Óc Eo, là văn minh Ba Tư (Tây Á), Kusana (Trung Á), là Bà La Môn giáo, Hindu giáo, rồi cả Phật giáo... Đây là đặc trưng riêng của di tích Cát Tiên. Vì thế, sẽ còn rất nhiều thời gian và công sức để giới khoa học có thể biết được chủ nhân thật sự của nền văn hóa này./.

Bài: Nguyễn Oanh, Ảnh: Lê Minh, Đặng Kim Phương

http://vietnam.vnanet.vn/vnp/vi-vn/13/5/5/44151/default.aspx

 

Bí ẩn Thánh địa Cát Tiên



       Di tích Cát Tiên (còn gọi là Thánh địa Cát Tiên) là quần thể Di chỉ khảo cổ bị vùi lấp trong lòng đất hơn ngàn năm nay, mới được phát hiện năm 1985. Di tích này, rộng hàng trăm hécta được bao bọc bởi dãy núi cuối cùng của Trường Sơn nam. Thánh địa Cát Tiên gồm rất nhiều gò đồi, trải dài khoảng 15km ven sông Đồng Nai từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Qua 8 cuộc khai quật, các Nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy một quần thể phế tích, gồm nhiều kiến trúc đền đài, mộ tháp và hơn 1.000 hiện vật, như: tượng thần Uma, Ganesa, Siva, nhiều mảnh vàng chạm khắc các thần linh, tu sĩ, hoa sen,  linh vật, chữ Phạn,... Đặc biệt, Thánh địa Cát Tiên khai quật được cặp ngẫu tượng Linga-Yoni (lớn nhất Đông Nam Á) và tấm mi cửa (trán cửa) bằng đá nặng hơn 1 tấn, khác lạ hoàn toàn với các mi cửa tháp Chàm từng thấy, rất bí ẩn, làm phong phú thêm kho tàng cổ vật Việt Nam. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng, Di tích Cát Tiên là một Vương quốc cổ xuất hiện khoảng thế kỷ IV đến thế kỷ VIII (cách đây khoảng 1.200 - 1.400 năm). Nhiều hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhưng đến nay những bí ẩn về Di tích Cát Tiên chưa được giải mã. Thánh địa Cát Tiên thuộc nền văn hóa nào, niên đại nào, chủ nhân là ai, có vai trò gì, mối quan hệ nào với lịch sử,... chưa có đáp số đúng. Các nhà khoa học, khảo cổ, văn hóa học,... trong và ngoài nước vẫn đang nỗ lực lý giải, tìm câu trả lời thuyết phục. Những thông tin về Thánh địa Cát Tiên vẫn đang được công chúng và giới học giả quan tâm, bàn luận sôi nổi. Hãy đến với vùng đất Cát Tiên (nằm ở khoảng giữa Sài Gòn - Đà Lạt) quê hương của dân tộc Mạ, Xtiêng, M’nông,... giầu tiềm năng, trầm tích văn hóa, hoang sơ và thân thiện. Ngoài việc tham quan, chiêm bái Thánh địa Cát Tiên (Di tích quốc gia) bí ẩn, du khách đừng quên khám phá Rừng quốc gia Cát Tiên (Khu dự trữ Sinh quyển thế giới) độc đáo, một lần nhưng không bao giờ quên. Xin giới thiệu chùm ảnh về “Bí ẩn Di tích Cát Tiên” Lâm Đồng!

Đền tháp 1 Cát Tiên (bên sông Đồng Nai)
Đền tháp 2 Cát Tiên
Đền tháp 3 Cát Tiên
Đền tháp 4 Cát Tiên
Đền tháp 5 Cát Tiên
Bậu cửa đền tháp Cát Tiê
Cổ vật di tích Cát Tiên
Chiêm bái ngẫu tượng Linga-Yoni Cát Tiên
Gạch xây đền tháp Cát Tiên
Hoa văn bậu cửa đền tháp Cát Tiên
Hoa văn cánh sen mái đền Cát Tiên
Linga Cát Tiên
Linga-Yoni Cát Tiên (lớn nhất Đông Nam Á)
Mộ vò di tích Cát Tiên
Phù điêu bằng vàng Di tích Cát Tiên
Tìm hiểu về Di tích Cát Tiên
Tượng thần Ganesa di tích Cát Tiên
Tượng thần Uma di tích Cát Tiên
Linga-Yoni di tích Cát Tiên
Hà Hữu Nết

http://www.yersin.edu.vn/index.php/bai-viet/22/05/2013/2158-bi-an-thanh-dia-cat-tien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.