Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

KTS Ernest Hébrard





Ernest Hébrard và vấn đề đô thị ở Đông Dương
Thứ Năm, 22/7/2010
Bỏ qua sự so sánh một cách tuỳ tiện với một đường phố Paris, rõ ràng ở đây tác giả đã mô tả một thành thị như là sự đối lập với các thành phố châu Âu. Chính vì vậy mà những nhà kiến trúc đầu tiên đặt chân đến thuộc địa xa lạ này, đều mang theo một ý tưởng xây dựng đô thị theo mô hình của thành thị nước Pháp.
Năm 1895, trong thư gửi từ Hà Nội về cho em gái, Louis Lyautey (1854 - 1934), hồi đó chưa mang hàm thống chế, đã mô tả Hà Nội như sau:  

“… Cái rét hanh của những ngày qua đã quét sạch bầu trời, ánh sáng chan hoà mở rộng chân trời, mở rộng bầu trời và ý nghĩ. Ánh sáng đó lan tràn, nở rộ, và tất cả cảnh quan rực rỡ này đón chào nó. Cứ cách một trăm bước lại có một lùm tre, một bìa rừng, dưới tán cây đa xuất hiện một ngôi chùa (...). Con đường đất len lỏi qua những lùm cây rậm rạp. Dưới cành lá là ngôi làng chạy dài vô tận, những ngôi làng nghèo nàn làm bằng phên đan, bằng chiếu và vách đất, nhưng cuộc sống vẫn sôi động biết bao! (...). Trên đường, những dòng người nhỏ bé gồm cả đàn ông và đàn bà bước đi nhanh như đàn kiến, tất cả đều tất bật, gánh gồng nặng trĩu ở hai đầu đòn gánh, họ từ ruộng đồng về, lùa theo đàn trâu. Đi cách xa Hà Nội đến 6 cây số vẫn là con đường chạy dài, chen chúc như đường phố Bac”.

Nhà hát Lớn và phố Tràng Tiền (không ảnh 1921)

Bỏ qua sự so sánh một cách tuỳ tiện với một đường phố Paris, rõ ràng ở đây tác giả đã mô tả một thành thị như là sự đối lập với các thành phố châu Âu. Chính vì vậy mà những nhà kiến trúc đầu tiên đặt chân đến thuộc địa xa lạ này, đều mang theo một ý tưởng xây dựng đô thị theo mô hình của thành thị nước Pháp.

Nếu như nước Pháp có nhiều nhà kiến trúc tài năng, đã được mời thiết kế và quy hoạch nhiều thành phố lớn trên thế giới như thủ đô Washington của Mỹ năm 1792, Canberra thủ đô nước Úc năm 1911, dự án mở rộng Rio de Janeiro ở Braxin, mở rộng Philadelphia ở Mỹ năm 1917, Habana (Cuba), Angora (Thổ Nhĩ Kỳ)... thì ngay tại nước Pháp lại không có một quy chế rõ rệt trong việc thiết kế đô thị. Phải sau nhiều cuộc tranh luận ở nghị viện, ngày 14-3-1919, đạo luật Cornudet mới được thông qua nhằm đặt quy tắc cho việc xây dựng đô thị, trong tình hình nhiều thành phố nước Pháp vừa bị tàn phá sau cuộc Chiến tranh thế giới.

 Hồ Hoàn Kiếm nhìn từ trên cao

Đạo luật qui định mọi đơn vị hành chính có 10.000 dân trở lên đều phải có một qui hoạch thiết kế, mở rộng và làm đẹp. Các thành phố lớn nước Pháp phải có một dự án tăng trưởng tổng thể, phải tính đến các mặt vệ sinh, khảo cổ học và thẩm mỹ. Đạo luật 1919 còn được bổ sung năm 1924, và áp dụng cho đến năm 1940, khi chính phủ bù nhìn thời Đức chiếm đóng ở Vichy, không hiểu vì lý do gì lại ra quyết định bãi bỏ. Việc ban hành luật Cornudet năm 1919 đánh dấu một bước quan trọng trong việc thiết lập quy chế quản lý đô thị.

Đông Dương, với tư  cách là một bộ phận của Đế chế Pháp, cũng phải thi hành những điều kiện quy định như ở chính quốc. Trong những năm 20, luật này cũng được áp dụng ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Phnom Pênh. Năm 1921, Toàn quyền Maurice Long yêu cầu lập ở Hà Nội một cơ quan trung ương về kiến trúc và quản lý đô thị. Năm 1923, Erest Hébrard được cử đứng đầu cơ quan này, có trách nhiệm vận dụng ở Đông Dương những tiêu chuẩn và nguyên tắc xây dựng đô thị, không phải tuỳ theo điều kiện đất đai và sự vận động của dân cư, mà theo một nguyên tắc qui hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển. Qui hoạch chủ đạo của Hà Nội ra đời năm 1924 đã tạo điều kiện cho việc điều hoà trong những thập kỷ về sau sự phát triển của một thành phố vào loại quan trọng của Đế chế Pháp, đồng thời cũng là để tạo nên một hình thể đô thị xây dựng trên những nguyên tắc chặt chẽ, mang tính chất riêng của trường phái Pháp: đấy là một không gian tạo nên bởi những trục đường lớn, hài hoà với những quảng trường công cộng, mở ra những tầm nhìn lớn hướng về các công trình mang tính chất biểu trưng.

Nhà hát Lớn và phố Tràng Tiền (không ảnh 1921): bố cục đường phố theo hình ngôi sao.

Một phần lớn qui hoạch chủ đạo năm 1924 ở Hà Nội dành cho khu vực dinh toàn quyền, bắc đầu từ phía Hồ Tây. Đối với Hébrard, người đã từng đưa ra qui hoạch mở rộng Đà Lạt, muốn thực hiện ở Hà Nội một qui hoạch như đã từng làm ở thành phố Rabat (Marốc). Ông đã xoá bỏ qui hoạch của Toà Thị chính Hà Nội năm 1890 do nhân viên Sở Công chính lập, và qui hoạch năm 1902 của Sở Địa lý Đông Dương lập. Hébrard đã đưa ra những nguyên tắc đơn giản là nét chung của chương trình đô thị thuộc địa thuộc trường phái Pháp: qui hoạch theo vùng, zoning, một từ thời thượng được dùng từ những năm 1910, từ bỏ qui hoạch dễ dãi của bố cục thành ô bàn cờ, mà ông cho là không có lợi vì nó ngăn cản việc nâng cao giá trị của những công trình lớn, việc trồng những hàng cây theo tập quán của Pháp, tạo nên nơi dạo chơi và hóng mát quí giá, sắp xếp những công viên lớn và lối đi đạo theo kinh nghiệm của thành phố Rangoon, cách bố trí đó đã tạo nên những khu vực dự trữ đất đai cho tương lai mà không phải để lại những đầm lầy ô nhiễm.
Quy hoạch khu hành chính trung tâm của E. Hébrard

Về vấn đề zoning, vệ sinh công cộng và phân bố các hoạt động dân cư cũng dã đặt ra một vân đề nghiêm trọng: đấy là sự chung sống của hai thế giới trên cùng một địa bàn, thế giới của thế lực thực dân và thế giới của người bản xứ. Xuất phát từ sự tách biệt thường có giữa thành phố bản xứ và thành phố người Âu, cái chính là sợ lây lan dịch bệnh, Hébrard vẫn nêu lên sự cần thiết tiếp xúc những thành phố hiện đại nước Pháp, sự tiếp cận giữa khu vực của người buôn bán và thợ thuyền, trên thực tế là cách biệt với khu vực cư trú của tầng lớp hữu sản, nhưng không có ranh giới rõ rệt.

Khu Đấu Xảo

Cấu trúc theo các trục lộ lớn và bố trí các kiến trúc đồ sộ trong quy hoạch đã quyết định hình dáng đô thị ở thuộc địa, một mô hình trong đó hai mặt hoành tráng và duyên dáng bổ sung cho nhau. Mặc dù có sự áp dụng hạn chế trong không gian đô thị ở Hà Nội, rõ ràng qui hoạch chủ đạo đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của thành phố: qui hoạch năm 1929 do Sở Địa lý Đông Dương lập đã chứa đựng những nét lớn do Hébrad vạch ra, với việc mở ra những không gian công cộng, khai thác các đường phố chạy dài, sắp xếp các khu hành chính mới nằm về phía Tây Thành cổ và hướng phát triển đô thị về phía Hồ Tây. Chính đó là lúc mà thành phố châu Âu, thông qua vấn đề đô thị hóa, bắt đầu áp đặt sự ''hiện đại hoá'' đối lập với sự đa dạng của các thành phố cũ, theo một sơ đô phát triển mà ta có thể thấy ở Phnom Pênh, Sài Gòn, và cả ở những trung tâm đô thị lớn của Đế chế Anh như Rangoon và Delhi.

H.M phỏng dịch từ cuốn   
Hanoi- Le cycle des métamophoses
IPRAUS-2001
Nguồn:http://vietnam.vn/c1034n20100719150333398/ernest-hebrard-va-van-de-do-thi-o-dong-duong.htm

 

 

“Đại học Tổng Hợp”

IMG_8321
Kienviet.net – Những công trình Kiến trúc Pháp tại Hà Nội mang lại dấu ấn sâu đậm, gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội. Cùng thời gian này những vấn đề liên quan tới bảo tồn di dích đang được quan tâm.qua sự chia sẻ trên mạng xã hội có một công trình được xây mới trong khuôn viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (Số 19 Phố Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm). Từ đầu tháng 7 năm 2013, khoa Hóa – ĐHQG đã khởi công xây dựng một công trình thêm mới với chiều cao “dự kiến” là 3 tầng.
Vị trí xây dựng công trình mới trong khuôn viên ĐH Quốc Gia HN - Ảnh (c) Thái Linh
Vị trí xây dựng công trình mới trong khuôn viên ĐH Quốc Gia HN – Ảnh (c) KTS Thái Linh
Công trình Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là trường Đại học Quốc Gia Hà Nội) được KTS Ernest Hébrard thiết kế năm 1923-1923,là một trong những công trình tiểu biểu bậc nhất của Kiến trúc Pháp tại Đông Dương, cùng với công trình Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO, Viện ĐH Tổng hợp Đông Dương là minh chứng quan trọng của thuyết đối thọai văn hóa mà Ernest Hébrard hướng tới. (theo tài liệu từ Finot – Fr) 
Công trình nằm…giữa sân, cách nhà vệ sinh (xây theo kiểu kiến trúc thuộc địa hình bát giác) khoảng 2m. hiện này công trình đã hoàn thiện phần móng.  Theo Kienviet được biết đây là công trình xây mới với chiều cao 3 tầng, với chức năng là phòng học. Kienviet mời độc giả xem những hình ảnh dưới đây về công trình mới đang được xây trong khuôn viên của di sản kiến trúc quan trọng này.
ình ảnh sân trong của công trình lịch sử trước khi tòa nhà "quái vật" kia được khởi công ở phía sau nhà bát giác - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Hình ảnh sân trong của công trình lịch sử trước khi tòa nhà “quái vật” kia được khởi công ở phía sau nhà bát giác – Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Cận cảnh công trình đang được xây dựng - Ảnh (c) KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) – Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) – Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Xung quanh khu vực xây dựng là một bãi để xe máy, phía nhà vệ sinh bát giác chất đầy vật liệu xây dựng - Ảnh(c)Thái Linh
Xung quanh khu vực xây dựng là một bãi để xe máy, phía nhà vệ sinh bát giác chất đầy vật liệu xây dựng – Ảnh(c)KTS Thái Linh
Một góc công trình đang xây dựng nhìn từ tầng 2 khoa Hóa Sinh - Ảnh(c)Thái Linh
Một góc công trình đang xây dựng nhìn từ tầng 2 khoa Hóa Sinh – Ảnh(c) KTS Thái Linh
Công trình Viện
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao nằm trong khu nhượng địa Pháp – Ảnh(c)Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao - Ảnh (c) Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao – Ảnh (c) Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương - Ảnh (c) sưu tầm
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương – Ảnh (c) sưu tầm

Thông tin thêm về KTS Ernest Hébrard (1875-1933)

Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp
Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Phong cách kiến trúc Đông Dương hiện nay được nhiều nhà phê bình ca ngợi.
Các công trình tại Việt Nam do ông thiết kế :
Đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, hoàn thành tháng 8 năm 1923;
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương (sau là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), năm 1923-1926;
Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam), 1928-1932;
Nhà thờ Cửa Bắc;
Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam); 
Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), hoàn thành năm 1930; (wiki) 
Thái Linh – Kienviet.net



Kiến trúc sư Ernest Hesbrard người có ảnh hưởng lớn với kiến trúc Đông Dương

Sơ Lược


Ernest Hesbrard (1875 – 1933) là một kiến trúc sư người pháp và là nhà thiết kế đô thị. Ông từng là sinh viên của trường Đại học Mỹ Thuật Paris, học trò của hai kiến trúc sư rất nổi tiếng người pháp là Leon Ginain và Scellier de Risors. Ernest Hesbrard đã hoàn thành các dự án lớn của mình ở Hy Lạp, Ma-rốc và Đông Dương thuộc pháp.
Ernest Hesbrard chủ yếu nổi tiếng với việc quy hoạch cải tạo thành phố Thessaloniki đã bị thiêu hủy sau trận đại hỏa hoạn năm 1917. Đồ án quét sạch mọi đặc trưng phương Đông của Thessaloniki, chỉ giữ lại phần di sản của kiến trúc Byzantyne và chuyển đổi nó thành một thành phố mang phong cách Châu Âu. Hébrard còn được biết đến qua các dự án khác như nâng cấp Casanblanca và cung điện Diocletian tại Split, và quy hoạch các thành phố ở thưộc địa của Pháp tại Đông Dương. Ông được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương.
Phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhuyễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (cụ thể là các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Phong cách kiến trúc Đông Dương hiện nay được nhiều nhà phê bình đánh giá cao.
Ernest Hesbrard và các vấn đề đô thị ở Đông Dương


 Quy Hoạch khu hành chính trung tâm của Ernest Hébrard

Đông Dương, với tư  cách là một bộ phận của Đế chế Pháp, cũng phải thi hành những điều kiện quy định như ở chính quốc. Trong những năm 20, luật này cũng được áp dụng ở Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Phnom Pênh. Năm 1921, Toàn quyền Maurice Long yêu cầu lập ở Hà Nội một cơ quan trung ương về kiến trúc và quản lý đô thị. Năm 1923, Erest Hébrard được cử đứng đầu cơ quan này, có trách nhiệm ứng dụng ở Đông Dương những tiêu chuẩn và nguyên tắc xây dựng đô thị, không phải tuỳ theo điều kiện đất đai và sự vận động của dân cư, mà theo một nguyên tắc qui hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển. Quy hoạch chủ đạo của Hà Nội ra đời năm 1924 đã tạo điều kiện cho việc điều hoà trong những thập kỷ về sau sự phát triển của một thành phố vào loại quan trọng của Đế chế Pháp, đồng thời cũng là để tạo nên một hình thể đô thị xây dựng trên những nguyên tắc chặt chẽ, mang tính chất riêng của trường phái Pháp: đấy là một không gian tạo nên bởi những trục đường lớn, hài hoà với những quảng trường công cộng, mở ra những tầm nhìn lớn hướng về các công trình mang tính chất biểu trưng.

 Hồ Hoàn Kiếm
Phần lớn quy hoạch chủ đạo năm 1924 ở Hà Nội dành cho khu vực dinh toàn quyền, bắt đầu từ phía Hồ Tây. Đối với Hébrard, người đã từng đưa ra qui hoạch mở rộng Đà Lạt, muốn thực hiện ở Hà Nội một quy hoạch như đã từng làm ở thành phố Rabat (Marốc). Ông đã xoá bỏ quy hoạch của Toà Thị chính Hà Nội năm 1890 do nhân viên Sở Công chính lập, và quy hoạch năm 1902 của Sở Địa lý Đông Dương lập. Hébrard đã đưa ra những nguyên tắc đơn giản là nét chung của chương trình đô thị thuộc địa thuộc trường phái Pháp: qui hoạch theo vùng, zoning, một từ thời thượng được dùng từ những năm 1910, từ bỏ quy hoạch dễ dãi của bố cục thành ô bàn cờ, mà ông cho là không có lợi vì nó ngăn cản việc nâng cao giá trị của những công trình lớn, việc trồng những hàng cây theo tập quán của Pháp, tạo nên nơi dạo chơi và hóng mát quí giá, sắp xếp những công viên lớn và lối đi đạo theo kinh nghiệm của thành phố Rangoon, cách bố trí đó đã tạo nên những khu vực dự trữ đất đai cho tương lai mà không phải để lại những đầm lầy ô nhiễm.

 Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia Việt Nam ( trước đây là Bảo Tàng Luis Finot )
Trong quy hoạch vùng, vệ sinh công cộng và phân bố các hoạt động dân cư cũng đã đặt ra một vấn đề đáng chú ý : đấy là sự chung sống của hai thế giới trên cùng một địa bàn, thế giới của thế lực thực dân và thế giới của người bản xứ. Xuất phát từ sự tách biệt thường có giữa thành phố bản xứ và thành phố người Âu, cái chính là sợ lây lan dịch bệnh, Hébrard vẫn nêu lên sự giao tiếp cần thiết của những thành phố hiện đại nước Pháp, sự tiếp cận giữa khu vực của người buôn bán và thợ thuyền, trên thực tế là cách biệt với khu vực cư trú của tầng lớp hữu sản, nhưng không có ranh giới rõ rệt.

 Khu Đấu Xảo
Việc cấu trúc theo các trục lộ lớn và bố trí các kiến trúc đồ sộ trong quy hoạch đã quyết định hình dáng đô thị ở thuộc địa, một mô hình trong đó hai mặt hoành tráng và duyên dáng bổ sung cho nhau. Mặc dù có sự áp dụng hạn chế trong không gian đô thị ở Hà Nội, rõ ràng quy hoạch chủ đạo đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của thành phố: quy hoạch năm 1929 do Sở Địa lý Đông Dương lập đã chứa đựng những nét lớn do Hébrad vạch ra, với việc mở ra những không gian công cộng, khai thác các đường phố chạy dài, sắp xếp các khu hành chính mới nằm về phía Tây Thành cổ và hướng phát triển đô thị về phía Hồ Tây. Chính đó là lúc mà thành phố Châu Âu, thông qua vấn đề đô thị hóa, bắt đầu áp đặt sự ”hiện đại hoá” đối lập với sự đa dạng của các thành phố cũ, theo một sơ đồ phát triển mà ta có thể thấy ở Phnom Pênh, Sài Gòn, và cả ở những trung tâm đô thị lớn của Đế chế Anh như Rangoon và Delhi.


Phương án quy hoạch Đà lạt

Năm 1921, Toàn quyền Maurice Long giao trách nhiệm cho kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết lập đồ án quy hoạch thành phố với nhiệm vụ thiết kế: Phát triển Đà Lạt từ một nơi nghỉ dưỡng thành thủ đô hành chính của Liên bang Đông Dương khi cần thiết. Với nhiệm vụ này, Đà Lạt sẽ không chỉ bao gồm những cơ quan hành chính của chính quyền trung ương mà còn phải đáp ứng đủ nhu cầu để thiết lập các doanh trại quân đội. Sau hai năm nghiên cứu, tới năm 1923, kiến trúc sư Ernest Hébrard hoàn thành đồ án, được Toàn quyền Maurice Long phê duyệt và đưa vào áp dụng từ tháng 8 cùng năm đó. Đà Lạt của Ernest Hébrard được quy hoạch theo quan điểm của các nguyên tắc “Quy hoạch thành phố vườn” và “Quy hoạch thuộc địa”, sẽ là một thành phố nghỉ dưỡng miền núi kiểu mẫu. Những vấn đề phức tạp trong việc phát triển đô thị Đà Lạt lần đầu được đặt ra và nghiên cứu một cách tổng hợp và kỹ lưỡng. Kiến trúc sư đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ cảnh quan và bố cục không gian thẩm mỹ của thành phố. Trong đồ án, ý tưởng xuyên suốt của Ernest Hébrard là “thành phố trong cây cỏ và cỏ cây trong thành phố”, Đà Lạt sẽ là một đô thị sinh thái vắng bóng các ống khói công nghiệp.

 Đà Lạt
Trên một vùng thiên nhiên rộng lớn của cao nguyên Lâm Viên, Ernest Hébrard bố trí thành phố trong một không gian vừa phải, khoảng 30 000 hecta. Đó là diện tích hợp lý cho một đô thị quy mô 30 đến 50 ngàn dân và việc xây dựng chỉ được phép trong phạm vi này. Đường vòng Lâm Viên chạy quanh thành phố, vừa là đường ranh giới, vừa là đường giao thông phục vụ cho nhu cầu du lịch, ngoạn cảnh. Phía bên ngoài ranh giới này, vùng thiên nhiên sẽ được giữ gìn hoang sơ, hoàn toàn không có sự hiện diện của các công trình xây dựng. Điểm nổi bật trong đồ án của kiến trúc sư Ernest Hébrard là phương án giải quyết vấn đề cảnh quan đô thị. Tác giả sử dụng dòng suối Cam Ly như trục cảnh quan trung tâm, kết hợp cùng hệ thống các hồ nhân tạo nằm uyển chuyển theo địa hình với những con đường bao quanh men theo sườn các thung lũng. Bố cục chính của thành phố được tổ chức dựa trên trục cảnh quan này, mỗi hồ nước là một trung tâm cảnh quan của các công trình trong một phân khu chức năng. Trục đường xương sống kéo dài từ nhà ga xe lửa tới thác Cam Ly, dựa theo đường đỉnh của địa hình, ngày nay là các tuyến đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và Hoàng Văn Thụ. Đứng trên tuyến đường này nhìn về phía bắc sẽ thấy một quang cảnh ấn tượng với hồ Xuân Hương, đồi Cù, một cánh rừng trải dài và núi Lang Biang ở cuối phía xa.

Trung tâm công cộng của thành phố được bố trí trên một đoạn của trục đường chính, các công trình tòa thị chính, ngân khố, sở cảnh sát, bưu điện… nằm bao quanh một quảng trường công cộng. Bên cạnh đó còn có thể thấy nhà thờ, trường học, thư viện, các khách sạn, văn phòng du lịch… cùng khu thương mại của người Pháp. Dinh Toàn quyền, Cao ủy phủ và Viện điều dưỡng nằm xa hơn về phía tây nam trên một ngọn đồi cao, khu vực Dinh III ngày nay. Phía nam suối Cam Ly, các đường Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Chu Trinh, Hoàng Văn Thụ… là khu vực biệt thự dành cho người Pháp, được phân lô thành ba hạng: từ 2.000 m² đến 2.500 m², từ 1.000 m² đến 1.200 m² và từ 500 m² đến 600 m². Khu dân cư người Việt được bố trí một phần ở phía đông khu trung tâm, còn phần lớn tập trung quanh khu vực làng Việt Nam cũ phía hạ lưu hồ. Trong khu vực này sẽ có các công trình thiết yếu như chợ, trường học, bệnh viện, lò sát sinh, công viên, chùa chiền. Các dãy nhà liền căn được phép xây cất trong khu thương mại nhưng bị hạn chế xây dựng trong những khu dân cư. Nhà ga và đường xe lửa được bố trí gần lối vào của quốc lộ 20B, bên cạnh đó là khu vực dự kiến dành cho các khách sạn, kho hàng hóa và một số công xưởng. Đồ án quy hoạch của Ernest Hébrard ra đời năm 1923 và được áp dụng trong vòng gần 10 năm. Đến thập niên 1930, khi cuộc Đại khủng hoảng diễn ra, nền kinh tế khó khăn khiến giá trị áp dụng của đồ án Ernest Hébrard cần được xem xét lại.
Một số công trình kiến trúc và quy hoạch đô thị.

Quy hoạch cải tạo thành phố Thessaloniki tại Hy Lạp
Phương án quy hoạch Đà Lạt
Tòa nhà chính Trường Đại học Đông Dương (1923 – 1925)
Viện Pasteur Hà Nội
Sở Tài chính và Trước bạ Đông Dương
Bảo tàng Viễn Đông Bác cổ
Nhà Thờ Cửa Bắc
 
http://nguyenthaihoa317.wordpress.com/tag/thai-hoa/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.