NHA TRANG QUA HÌNH ẢNH
Bản đồ Khánh Hòa (năm 19..?)
Người Pháp bắt đầu công cuộc xây cất ...(năm .....?)
Nhà này nay là phòng cảnh sát giao thông(trước ga) xây năm...?
Xóm cồn và Lầu Ông Tư (Alexandre Yersin)
Lầu Ông Tư (Alexandre Yersin) xây năm .....?
Người Pháp bắt đầu công cuộc xây cất ...(năm .....?)
Nhà này nay là phòng cảnh sát giao thông(trước ga) xây năm...?
Xóm cồn và Lầu Ông Tư (Alexandre Yersin)
Lầu Ông Tư (Alexandre Yersin) xây năm .....?
Alexandre Émile Jean Yersin (22 tháng 9 năm 1863 tại Lavaux, bang Vaud, Thụy Sĩ - 1 tháng 3, 1943 tại Nha Trang, Việt Nam)
là một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp. Ông sinh ra ở Thụy Sĩ
trong một gia đình người Pháp gốc Cevennes-Languedoc, lúc trước đã di cư
sang Vaud trong thời vua Henri IV của Pháp.
Lúc ấy bang Vaud còn thuộc lãnh thổ Savoie, sau giành được độc lập
ngày 24 tháng 1 năm 1798 và gia nhập Thụy Sĩ ngày 14 tháng 4 năm 1803.
Ông Yersin đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông (Yersinia pestis).
Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg, Đức và Paris, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận án Étude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm) và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).
Để hành nghề y tại Pháp, ông Yersin đã xin lại và nhận được quốc tịch Pháp vào năm 1888. Sau đó (1890), ông rời Pháp đến Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp) để làm bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải) trên tuyến đường Sài Gòn-Manila và sau đó tuyến đường Sài Gòn-Hải Phòng. Năm 1894 Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur mời đến Hồng Kông để điều tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây ông đã khám phá ra nguyên nhân của bệnh này. Ông cũng là người lần đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích phương thức truyền bệnh. Cùng năm đó, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).
Từ năm 1895 đến 1897, ông Yersin đã nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Yersin đã thử nghiệm huyết thanh nhận được từ Paris tại Quảng Châu và Áo Môn vào năm 1896 và tại Bombay (Mumbai), Ấn Độ vào năm 1897 nhưng huyết thanh không có hiệu quả. Ông quyết định sống tại Việt Nam, và đã hoạt động tích cực để thành lập trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu trưởng đầu tiên cho đến 1904. [1]. [2].
Yersin cũng tham gia lĩnh vực nông nghiệp, là một người mở đầu trong việc nhập cây cao su từ Brasil vào trồng tại Việt Nam. Vì lý do này ông đã xin phép Toàn quyền thành lập một nông trại ở Suối Dầu. Ông cũng mở một trại ở Hòn Bà năm 1915, nơi ông đã gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt Nam (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất ký ninh chữa bệnh sốt rét.
Năm 1934 ông được đề cử làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur, Paris và là ủy viên Ban quản trị. Ông qua đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến tại nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông muốn được chôn tại Suối Dầu, đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, tên của các con đường được đặt theo tên ông vẫn không thay đổi. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu thờ được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang tuy không còn nhưng vẫn có một viện bảo tàng của riêng ông đặt tại Viện Pasteur Nha Trang; ở Hà Nội và một số nơi khác có trường học mang tên ông. Gần đây, tại thành phố cao nguyên nơi ông đã đã có công trong việc xây dựng nên, thành phố Đà Lạt, đã hình thành một trường Đại Học mang tên ông, Trường Đại học Dân lập Yersin - Đà Lạt.
Tại Hà Nội cũng có một phố mang tên ông, nối từ phố Lò Đúc ra phố Nguyễn Huy Tự, vòng qua vườn hoa Pasteur.
Bây giờ là Nhà khách chính phủ...
Ông Yersin đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông (Yersinia pestis).
Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg, Đức và Paris, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận án Étude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm) và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).
Để hành nghề y tại Pháp, ông Yersin đã xin lại và nhận được quốc tịch Pháp vào năm 1888. Sau đó (1890), ông rời Pháp đến Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp) để làm bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải) trên tuyến đường Sài Gòn-Manila và sau đó tuyến đường Sài Gòn-Hải Phòng. Năm 1894 Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur mời đến Hồng Kông để điều tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây ông đã khám phá ra nguyên nhân của bệnh này. Ông cũng là người lần đầu tiên chứng minh rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích phương thức truyền bệnh. Cùng năm đó, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).
Từ năm 1895 đến 1897, ông Yersin đã nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Yersin đã thử nghiệm huyết thanh nhận được từ Paris tại Quảng Châu và Áo Môn vào năm 1896 và tại Bombay (Mumbai), Ấn Độ vào năm 1897 nhưng huyết thanh không có hiệu quả. Ông quyết định sống tại Việt Nam, và đã hoạt động tích cực để thành lập trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu trưởng đầu tiên cho đến 1904. [1]. [2].
Yersin cũng tham gia lĩnh vực nông nghiệp, là một người mở đầu trong việc nhập cây cao su từ Brasil vào trồng tại Việt Nam. Vì lý do này ông đã xin phép Toàn quyền thành lập một nông trại ở Suối Dầu. Ông cũng mở một trại ở Hòn Bà năm 1915, nơi ông đã gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt Nam (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất ký ninh chữa bệnh sốt rét.
Năm 1934 ông được đề cử làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur, Paris và là ủy viên Ban quản trị. Ông qua đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến tại nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông muốn được chôn tại Suối Dầu, đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, tên của các con đường được đặt theo tên ông vẫn không thay đổi. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu thờ được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang tuy không còn nhưng vẫn có một viện bảo tàng của riêng ông đặt tại Viện Pasteur Nha Trang; ở Hà Nội và một số nơi khác có trường học mang tên ông. Gần đây, tại thành phố cao nguyên nơi ông đã đã có công trong việc xây dựng nên, thành phố Đà Lạt, đã hình thành một trường Đại Học mang tên ông, Trường Đại học Dân lập Yersin - Đà Lạt.
Tại Hà Nội cũng có một phố mang tên ông, nối từ phố Lò Đúc ra phố Nguyễn Huy Tự, vòng qua vườn hoa Pasteur.
Bây giờ là Nhà khách chính phủ...
Nhà thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang); Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ).
Ngày 5 tháng 7, 1957 Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập từ việc chia tách Giáo phận Qui Nhơn nhưng mới chỉ là giáo phận tông tòa. Ngày 24 tháng 11, 1960, Giáo Phận Nha Trang mới được nâng lên hàng giáo phận chính tòa, lúc này, Nhà thờ Nha Trang được chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận, họ đạo Nha Trang trở thành giáo xứ Chính Tòa. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.
Cuối thế kỷ 19 (khoảng năm 1885), giáo dân Công giáo tại Nha Trang chỉ khoảng vài trăm người. Năm 1886, người Pháp đặt cơ quan của chính quyền đô hộ tại Nha Trang và để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho số giáo dân này và cho cả viên chức người Pháp, họ xây tạm thời một nhà nguyện nhỏ bên bờ biển Nha Trang mà ngày nay là khu vực Tòa giám mục Nha Trang. Louis Vallet (1869-1945) - một linh mục người Pháp đang coi giáo dân vùng Nha Trang - đã có ý định thành lập một giáo xứ tại Nha Trang cùng với việc xây dựng một ngôi nhà thờ cho giáo xứ mới này.
Ngày 3 tháng 9, 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ, có tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi.
Lễ Phục Sinh 1929, khai trương con đường cho xe chạy lên núi. Ðến tháng 6 cùng năm, lối đi lên núi dành cho người đi bộ (gồm 53 bậc cấp) nằm ở hướng Bắc được hoàn thành. Sau đó là các công trình phụ như nhà bếp, nhà ở cho người giúp việc, nhà kho, các bậc thang từ đường chính lên... lần lượt được đưa vào sử dụng. Ðến tháng 3, 1930, hoàn thành xây nhà xứ (tức là nhà dành cho các sinh hoạt ngoài phụng vụ của giáo xứ). Ngày 12 tháng 2, 1933, Vua Bảo Ðại có viếng thăm công trình này.
Ngày 14 tháng 5, 1933, trong lễ thánh Jeanne d'Arc, nhà thờ được cung hiến và khánh thành. Cha Louis Vallet chọn Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng Nhà thờ
Ngày 29 tháng 7 năm 1934, Ðức Khâm Mạng Toà Thánh Dreyer làm phép quả chuông đặt tên hiệu là Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, do bà tín đồ ở Sài Gòn dâng tặng. Tháp chuông được khánh thành vào ngày 3 tháng 12 năm 1935.
Ngày 24 tháng 10, 1945, linh Mục Louis Vallet qua đời. Thi hài ông được an táng dưới chân núi, bên phải con đường lên nhà thờ.
Khoảng năm 1969, đồng hồ trên tháp bị hư và đã không được sửa cho tới tận năm 1978 và tiếp tục hoạt động từ đó đến nay.
Ngày 10 tháng 06, 1987, vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ được làm thành nơi đặt tro cốt những người chết được bốc dỡ từ nghĩa trang của giáo xứ theo quyết định của Nhà nước.
Ngoài ra, Nhà thờ cũng thực hiện một số chỉnh trang nhỏ như:
- 17 tháng 02, 1990, gia cố chân núi dưới hang đá Ðức Mẹ.
- 14 tháng 3, 1991, sửa và mở rộng đường chính thêm 1,5 mét.
- 28 tháng 10, 1991, đặt tượng Mười hai thánh tông đồ, mỗi tượng cao 1 mét và tượng Chúa Kitô Vua cao 1,2 mét dọc theo đường lên nhà thờ.
- 19 tháng 12, 1992, đặt 12 tượng các thánh bao quanh sân nhà thờ: Gioan Tẩy giả, Phaolô, Gioakim, Anna, Máccô, Luca, Banaba, Tổng lãnh thiên thần Micae - Raphaen - Gabrien, Mátta, Maria Mađalêna và tượng Ðức Mẹ cứu vớt các linh hồn.
- 19 tháng 1, 1993, đặt 8 tượng thánh: Stêphanô, Gioan Maria, Vianê, Monica, Cecilia, Anê, Phanxicô Assisi, Anphongsô, Gioan Lasan.
- 9 tháng 9, 1993, đặt 4 tượng: Chúa Kitô Phục Sinh, thiên thần hộ thủ, thánh Máctin Porét và thánh Ðaminh.
- 17 tháng 3, 1994, sửa nền hang đá Ðức Mẹ, đặt lại tượng thánh Bécnađét.
Viện Paster Nha trang
Tháp Bà Ponaga
Po Nagar hay Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar"
được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó
là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây
dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva.Nữ vương Po Nagar - còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen (nguời Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) - là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra trái đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara, nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih, nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk, nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.
Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng tôn giáo của vị nữ thần này, có thể xem thêm "The Vietnamization of Po Nagar" của Nguyễn Thế An, trong loạt bài giảng về quá khứ Việt Nam, được chỉnh sửa bởi K.W. Taylor và John K. Whitmore, chương trình Đông Nam Á, Đại học Cornell, Ithaca, NY 1995.
Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646 đến năm 653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vương Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa.
Những cấu trúc xây dựng còn sót lại có niên đại sớm nhất, theo Trần Kỳ Phương là mandapa?? - nó đã được xây dựng vào thời gian nào đó trước khi có câu khắc trên bia vào năm 817, có nói tới nó. Trần Kỳ Phương cho rằng tháp nhỏ ở phía tây bắc có niên đại khoảng thế kỷ 10, và ngôi tháp chính có niên đại khoảng thế kỷ 11.
Những bia ký còn sót lại ở Po Nagar cho người ta thấy được dấu vết của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ.
Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.
- Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
- Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.
- Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.
Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8.
Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.
Tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm. Bergaigne, một nhà khảo cổ học người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau:
- Nhóm A: Trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga vào năm 784.
- Nhóm B: Do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên vương.
- Nhóm C và nhóm D: Do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thần.
- Nhóm E: Ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng vào năm 918; pho tượng này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng đá vào năm 965.
Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm 2001. Những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Văn hóa Thông tin tổ chức.
Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân núi Trại Thủy ở Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất Khánh Hòa.
Trên đồi Trại Thủy còn có 2 ngôi chùa khác, chùa Hải Đức ở phía trên và chùa Bửu Phong ở phía nam.
Chùa Long Sơn do nhà sư Ngộ Chí (sinh năm 1856, pháp danh Phổ Trí, tên tục là Nguyễn Tám Văn Nghi, theo dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39) lập năm 1886 với tên gọi là Đằng Long tự. Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại Thủy (nơi đặt tượng Phật trắng hiện nay). Năm 1900, chùa bị sập sau một cơn bão, nên nhà sư quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự.
Năm 1936, theo di nguyện của sư Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa, đến nay vẫn là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Năm 1938 (năm Bảo Đại thứ 14), chùa được phong "Sắc tứ Long Sơn tự".
Năm 1941 chùa được trùng tu với công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Phật tử Võ Đình Thụy. Năm 1968, chùa bị sạt mái ngói do chiến tranh. Năm 1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra trùng tu chùa và cho đến năm 1975, việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.
Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Bên cạnh chùa là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg.
Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 193 bậc tam cấp. Tại bậc thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003. Lên khỏi tượng Phật nằm 5 mét là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m, nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002.
Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa. Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963[1]. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi.
NHỮNG TRƯỜNG HỌC TẠI NHA TRANG XƯA VÀ NAY
16.08.2011 09:00
Khi thị trấn Nha Trang được thành lập năm 1924
dưới thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.
Tòa Sứ, các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa đều đặt ở thị
trấn này. Bên cạnh trường do Nam triều mở dạy chữ Hán, sau này thêm chữ
Quốc ngữ và chữ Pháp, chính quyền thuộc địa còn mở trường Pháp - Việt
dành cho học sinh không muốn học chữ Hán. Và trường Tiểu học Pháp - Việt
Nha Trang ra đời từ năm thành lập thị trấn, nay là cơ sở của trường
THPT Nguyễn Văn Trỗi ở đường Hàn Thuyên.
dưới thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ của tỉnh Khánh Hòa.
Tòa Sứ, các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa đều đặt ở thị
trấn này. Bên cạnh trường do Nam triều mở dạy chữ Hán, sau này thêm chữ
Quốc ngữ và chữ Pháp, chính quyền thuộc địa còn mở trường Pháp - Việt
dành cho học sinh không muốn học chữ Hán. Và trường Tiểu học Pháp - Việt
Nha Trang ra đời từ năm thành lập thị trấn, nay là cơ sở của trường
THPT Nguyễn Văn Trỗi ở đường Hàn Thuyên.
Quốc ngữ và chữ Pháp, chính quyền thuộc địa còn
mở trường Pháp - Việt
dành cho học sinh không muốn học chữ Hán. Và
trường Tiểu học Pháp - Việt
Nha Trang ra đời từ năm thành lập thị
trấn, nay là cơ sở của trường
THPT Nguyễn Văn Trỗi ở đường Hàn
Thuyên.
mở trường Pháp - Việt
dành cho học sinh không muốn học chữ Hán. Và
trường Tiểu học Pháp - Việt
Nha Trang ra đời từ năm thành lập thị
trấn, nay là cơ sở của trường
THPT Nguyễn Văn Trỗi ở đường Hàn
Thuyên.
Trước đó, vào khoảng năm 1920, có một trường tiểu
học dạy quốc ngữ và chữ Hán được mở tại đường Thống Nhất hiện nay, gọi
là trường Huấn Giảng, gồm có 3 lớp, mỗi lớp có từ 10 đến 15 học sinh.
Khi trường Tiểu học Pháp - Việt Nha Trang chuyển đổi sang chương trình
dạy tiếng Việt, trường Huấn Giảng này dời về, và trường Tiểu học Pháp -
Việt Nha Trang trở thành trường Nam Tiểu học, dành cho nam sinh. Còn nữ
sinh học ở trường Nữ Tiểu học, phía sau trường Nam, nay là cơ sở của
trường THPT Bán Công Chu Văn An, đường Hai Bà Trưng.
Trường Huyền Trân ( Nữ trung học Nha Trang)
Bên cạnh trường Tiểu học Pháp - Việt, Pháp còn mở một trường chuyên dạy
tiếng Pháp cho con em quan chức người Pháp và một số con em những quan
chức gọi là Trường Tiểu học Pháp (Collège Francais de Nha Trang), dạy
theo chương trình chính quốc, thường gọi là trường Tây, đặt tại cơ sở
nay là trường Mẫu Giáo Lý Tự Trọng, đường Lý Tự Trọng.
Trường Võ Tánh
Năm 1934, một trường tư tiểu học đầu tiên được mở tại Nha Trang, đó là
trường tiểu học tư thục Hóa Khánh ở góc đường Trần Quý Cáp – Lê Thành
Phương hiện nay. Trường chỉ dạy từ lớp Nhì, Nhất (tức là lớp 4, lớp 5
bây giờ) và lớp luyện thi vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) trường công
lập, gọi là lớp bổ túc hay lớp tiếp liên.
Và năm 1936, một trường tư thục dạy chương trình trung học cũng được ra
đời tại Nha Trang mang tên là trường Kim Yến ở đường Lê Lai . Như thế,
học sinh Khánh Hòa – Nha Trang học xong bậc tiểu học không còn ra Quy
Nhơn hay Huế học bậc trung học nữa. Trương Kim Yến hoạt động đến năm
1945 thì đóng cửa. Năm học 1952-1953, trường dạy lại và sau một thời
gian, trường giải thể.
Năm 1946, Pháp cho lập một xưởng kỹ nghệ ở gần Chụt, sau này trở thành
trường Thực Nghiệp Nha Trang, nay là trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang,
đường Trần Phú.
Năm 1947, một trường trung học Quốc lập đầu tiên được mở tại Nha Trang,
mang tên là Collège Franco-Vietnamien hay Collège de Nha Trang. Năm học
đầu tiên có một lớp khoảng 30 học sinh học trong cơ sở trường Tiểu học
Pháp - Việt (Trường Nam). Đến năm học 1952-1953 trường về cơ sở mới lấy
tên là trường Trung học Võ Tánh ở đường Bá Đa Lộc, sau 1975 là trường
THPT Lý Tự Trọng ở đường Lý Tự Trọng, dạy từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhất
(lớp 6 – 12 ngày nay) nên gọi là trường trung học đệ nhất và đệ nhị
cấp. Lúc đầu, nam nữ học chung. Đến năm học 1964-1965, trường tách nữ ra
học riêng, học ở trường Nữ Trung Học Huyền Trân, nay là cơ sở trường
THCS Thái Nguyên. Ở Nha Trang cũng có một trường Trung học bán công mang
tên Lê Quý Đôn, nay là cơ sở của trường Tiểu học Tân Lập, đường Tô Hiến
Thành. Về tôn giáo mở trường tư, có trường Trung học Bá Ninh dành cho
nam sinh (nay là cơ sở trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang), trường trung
học Thánh Tâm dành cho nữ sinh (nay là cơ sở trường Mẫu Giáo Hương Sen),
trường tiểu học Giu se (nay là trường Tiểu học Tân Lập), trường Trung
học và tiểu học Bồ Đề (nay là cơ sở trường Trung học Phan Sào Nam).
Ngoài ra, ở Nha Trang còn có một số trường tư khác như trường Đăng Khoa
(nay là trường tiểu học Phương Sài), trường Tương Lai, trường Văn Hóa,
trường Hưng Đạo, trường do người Hoa lập mang tên trường Khải Minh (nay
là trường Kim Đồng), trường Pháp sau này dạy chương trình Việt mang tên
trường Hàn Thuyên (nay là Mẫu Giáo Lý Tự Trọng).
Năm 1970, tại cơ sở trường Nam tiểu học Nha Trang, trường Trung học Sư
Phạm đào tạo giáo viên tiểu học được mở, giúp cho học sinh Nha Trang đỡ
tốn kém khi phải ra Quy Nhơn học trường Sư Phạm Quy Nhơn.
Năm 1972, một trường đại học được thành lập ở Nha Trang, đó là trường
Đại học Duyên Hải Nha Trang (nay là cơ sở của trường Dự Bị Đại học Dân
tộc Trung Ương).
Sau năm 1975, các trường tư, bán công thành lập trước tại Nha Trang
không còn nữa. Các cơ sở được mở thành trường tiểu học, trung học cơ sở,
cao đẳng. Với sự phát triển giáo dục ngày một tăng, một số trường mầm
non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở công lập được xây cất thêm trực
thuộc Phòng Giáo dục Nha Trang và một số trường Trung học phổ thông
công lập cũng được mở thêm trong Thành phố trực thuộc Sở Giáo Dục và Đào
tạo Khánh Hòa. Ngoài trường THPT Nguyễn Văn Trỗi mở tại trường Nam Tiểu
học cũ, trường THPT Lý Tự Trọng (trường Trung học Võ Tánh cũ), trong
Thành phố còn mở thêm trường THPT Hoàng Văn Thụ, Trường THPT Hà Huy Tập,
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (được thành lập từ năm 1985), Trường Phổ
thông Hermann Gmeiner. Về ngành học thường xuyên, tại Nha Trang có Trung
Tâm Giáo dục Thường Xuyên Tỉnh (đường Trần Hưng Đạo)và Trung Tâm Giáo
dục Thường Xuyên Thành phố Nha Trang (đường Sinh Trung), dạy chương
trình bổ túc văn hóa. Dạy chương trình bổ túc còn có trường Nha Trang 2
(đường Lê Thành Phương) và lớp đêm tại trường THPT Lý Tự Trọng. Bên cạnh
các trường trung học công lập, các trường trung học bán công cũng được
thành lập tại Thành phố Nha Trang : Bán Công Chu Văn An, Bán công Nguyễn
Trường Tộ và 2 trường Trung học Dân lập Nguyễn Thị Minh Khai và Lê
Thánh Tông. Về ngành Giáo dục chuyên nghiệp, một số trường Trung học,
Cao đẳng cũng được mở tại Nha Trang : Cao đẳng Sư Phạm, Trung học Kinh
tế, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật - Du lịch, Cao đẳng Y tế, Trung học Kỹ
thuật và Nghiệp vụ (sau này thành trường Cao đẳng Nghề). Ngoài ra, tại
Nha Trang cũng đã thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Khánh Hòa, Trung
tâm Kỹ thuật Tổng hợp Nha Trang để dạy một số nghề cho học sinh cấp 2
và 3. Từ năm học 1987-1988, tại Nha Trang một trường thực nghiệm giáo
dục phổ thông của Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng được mở và hiện nay, chương
trình này không được tiếp tục và cơ sở tại đường Lê Hồng Phong được mở
thành trường tiểu học dạy chương trình của Bộ. Và cũng tạo điều kiện cho
học sinh các dân tộc ít người trong tỉnh có điều kiện học chương trình
cấp 3, trường Trung học Dân tộc Nội trú Tỉnh cũng được thành lập tại khu
vực Đồng Đế Nha Trang
Một số trường trực thuộc trung ương cũng được đặt tại Thành phố Nha
Trang, như trường Đại học Thủy sản (sau này Đại học Nha Trang), Trường
Cao đẳng Sư Phạm Nhà Trẻ Mẫu giáo Trung Ương 2, Trường Dự bị Đại học Dân
tộc Trung Ương. Về ngành học Quân sự, có 3 trường : Trường Sĩ Quan Kỹ
thuật Không Quân, Học viện Hải Quân và trường Sĩ Quan Thông Tin.
Tóm lại, Thành phố Nha Trang không những là trung tâm chính trị xã hội
văn hóa của Tỉnh Khánh Hòa mà còn là trung tâm giáo dục của tỉnh, nơi
đào tạo nhiều nhân tài, nhân lực cho thành phố, cho tỉnh và cho cả đất
nước nữa.
Ngô Văn Ban
học dạy quốc ngữ và chữ Hán được mở tại đường Thống Nhất hiện nay, gọi
là trường Huấn Giảng, gồm có 3 lớp, mỗi lớp có từ 10 đến 15 học sinh.
Khi trường Tiểu học Pháp - Việt Nha Trang chuyển đổi sang chương trình
dạy tiếng Việt, trường Huấn Giảng này dời về, và trường Tiểu học Pháp -
Việt Nha Trang trở thành trường Nam Tiểu học, dành cho nam sinh. Còn nữ
sinh học ở trường Nữ Tiểu học, phía sau trường Nam, nay là cơ sở của
trường THPT Bán Công Chu Văn An, đường Hai Bà Trưng.
Trường Huyền Trân ( Nữ trung học Nha Trang)
Bên cạnh trường Tiểu học Pháp - Việt, Pháp còn mở một trường chuyên dạy
tiếng Pháp cho con em quan chức người Pháp và một số con em những quan
chức gọi là Trường Tiểu học Pháp (Collège Francais de Nha Trang), dạy
theo chương trình chính quốc, thường gọi là trường Tây, đặt tại cơ sở
nay là trường Mẫu Giáo Lý Tự Trọng, đường Lý Tự Trọng.
Trường Võ Tánh
Năm 1934, một trường tư tiểu học đầu tiên được mở tại Nha Trang, đó là
trường tiểu học tư thục Hóa Khánh ở góc đường Trần Quý Cáp – Lê Thành
Phương hiện nay. Trường chỉ dạy từ lớp Nhì, Nhất (tức là lớp 4, lớp 5
bây giờ) và lớp luyện thi vào lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) trường công
lập, gọi là lớp bổ túc hay lớp tiếp liên.
Và năm 1936, một trường tư thục dạy chương trình trung học cũng được ra
đời tại Nha Trang mang tên là trường Kim Yến ở đường Lê Lai . Như thế,
học sinh Khánh Hòa – Nha Trang học xong bậc tiểu học không còn ra Quy
Nhơn hay Huế học bậc trung học nữa. Trương Kim Yến hoạt động đến năm
1945 thì đóng cửa. Năm học 1952-1953, trường dạy lại và sau một thời
gian, trường giải thể.
Năm 1946, Pháp cho lập một xưởng kỹ nghệ ở gần Chụt, sau này trở thành
trường Thực Nghiệp Nha Trang, nay là trường Cao Đẳng Nghề Nha Trang,
đường Trần Phú.
Năm 1947, một trường trung học Quốc lập đầu tiên được mở tại Nha Trang,
mang tên là Collège Franco-Vietnamien hay Collège de Nha Trang. Năm học
đầu tiên có một lớp khoảng 30 học sinh học trong cơ sở trường Tiểu học
Pháp - Việt (Trường Nam). Đến năm học 1952-1953 trường về cơ sở mới lấy
tên là trường Trung học Võ Tánh ở đường Bá Đa Lộc, sau 1975 là trường
THPT Lý Tự Trọng ở đường Lý Tự Trọng, dạy từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhất
(lớp 6 – 12 ngày nay) nên gọi là trường trung học đệ nhất và đệ nhị
cấp. Lúc đầu, nam nữ học chung. Đến năm học 1964-1965, trường tách nữ ra
học riêng, học ở trường Nữ Trung Học Huyền Trân, nay là cơ sở trường
THCS Thái Nguyên. Ở Nha Trang cũng có một trường Trung học bán công mang
tên Lê Quý Đôn, nay là cơ sở của trường Tiểu học Tân Lập, đường Tô Hiến
Thành. Về tôn giáo mở trường tư, có trường Trung học Bá Ninh dành cho
nam sinh (nay là cơ sở trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang), trường trung
học Thánh Tâm dành cho nữ sinh (nay là cơ sở trường Mẫu Giáo Hương Sen),
trường tiểu học Giu se (nay là trường Tiểu học Tân Lập), trường Trung
học và tiểu học Bồ Đề (nay là cơ sở trường Trung học Phan Sào Nam).
Ngoài ra, ở Nha Trang còn có một số trường tư khác như trường Đăng Khoa
(nay là trường tiểu học Phương Sài), trường Tương Lai, trường Văn Hóa,
trường Hưng Đạo, trường do người Hoa lập mang tên trường Khải Minh (nay
là trường Kim Đồng), trường Pháp sau này dạy chương trình Việt mang tên
trường Hàn Thuyên (nay là Mẫu Giáo Lý Tự Trọng).
Năm 1970, tại cơ sở trường Nam tiểu học Nha Trang, trường Trung học Sư
Phạm đào tạo giáo viên tiểu học được mở, giúp cho học sinh Nha Trang đỡ
tốn kém khi phải ra Quy Nhơn học trường Sư Phạm Quy Nhơn.
Năm 1972, một trường đại học được thành lập ở Nha Trang, đó là trường
Đại học Duyên Hải Nha Trang (nay là cơ sở của trường Dự Bị Đại học Dân
tộc Trung Ương).
Sau năm 1975, các trường tư, bán công thành lập trước tại Nha Trang
không còn nữa. Các cơ sở được mở thành trường tiểu học, trung học cơ sở,
cao đẳng. Với sự phát triển giáo dục ngày một tăng, một số trường mầm
non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở công lập được xây cất thêm trực
thuộc Phòng Giáo dục Nha Trang và một số trường Trung học phổ thông
công lập cũng được mở thêm trong Thành phố trực thuộc Sở Giáo Dục và Đào
tạo Khánh Hòa. Ngoài trường THPT Nguyễn Văn Trỗi mở tại trường Nam Tiểu
học cũ, trường THPT Lý Tự Trọng (trường Trung học Võ Tánh cũ), trong
Thành phố còn mở thêm trường THPT Hoàng Văn Thụ, Trường THPT Hà Huy Tập,
Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (được thành lập từ năm 1985), Trường Phổ
thông Hermann Gmeiner. Về ngành học thường xuyên, tại Nha Trang có Trung
Tâm Giáo dục Thường Xuyên Tỉnh (đường Trần Hưng Đạo)và Trung Tâm Giáo
dục Thường Xuyên Thành phố Nha Trang (đường Sinh Trung), dạy chương
trình bổ túc văn hóa. Dạy chương trình bổ túc còn có trường Nha Trang 2
(đường Lê Thành Phương) và lớp đêm tại trường THPT Lý Tự Trọng. Bên cạnh
các trường trung học công lập, các trường trung học bán công cũng được
thành lập tại Thành phố Nha Trang : Bán Công Chu Văn An, Bán công Nguyễn
Trường Tộ và 2 trường Trung học Dân lập Nguyễn Thị Minh Khai và Lê
Thánh Tông. Về ngành Giáo dục chuyên nghiệp, một số trường Trung học,
Cao đẳng cũng được mở tại Nha Trang : Cao đẳng Sư Phạm, Trung học Kinh
tế, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật - Du lịch, Cao đẳng Y tế, Trung học Kỹ
thuật và Nghiệp vụ (sau này thành trường Cao đẳng Nghề). Ngoài ra, tại
Nha Trang cũng đã thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Khánh Hòa, Trung
tâm Kỹ thuật Tổng hợp Nha Trang để dạy một số nghề cho học sinh cấp 2
và 3. Từ năm học 1987-1988, tại Nha Trang một trường thực nghiệm giáo
dục phổ thông của Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng được mở và hiện nay, chương
trình này không được tiếp tục và cơ sở tại đường Lê Hồng Phong được mở
thành trường tiểu học dạy chương trình của Bộ. Và cũng tạo điều kiện cho
học sinh các dân tộc ít người trong tỉnh có điều kiện học chương trình
cấp 3, trường Trung học Dân tộc Nội trú Tỉnh cũng được thành lập tại khu
vực Đồng Đế Nha Trang
Một số trường trực thuộc trung ương cũng được đặt tại Thành phố Nha
Trang, như trường Đại học Thủy sản (sau này Đại học Nha Trang), Trường
Cao đẳng Sư Phạm Nhà Trẻ Mẫu giáo Trung Ương 2, Trường Dự bị Đại học Dân
tộc Trung Ương. Về ngành học Quân sự, có 3 trường : Trường Sĩ Quan Kỹ
thuật Không Quân, Học viện Hải Quân và trường Sĩ Quan Thông Tin.
Tóm lại, Thành phố Nha Trang không những là trung tâm chính trị xã hội
văn hóa của Tỉnh Khánh Hòa mà còn là trung tâm giáo dục của tỉnh, nơi
đào tạo nhiều nhân tài, nhân lực cho thành phố, cho tỉnh và cho cả đất
nước nữa.
Ngô Văn Ban
http://nguyentienquang-huongtram.blogspot.com/2011/10/nha-trang-qua-hinh-anh.html
http://www.panoramio.com/photo/61430233
Camranh Peninsula - Aerial Photo By Aviatorr727 - 1967/68
http://www.panoramio.com/photo/62341230
Cam Ranh - Army port
-------------
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/page123/
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/page123/
Nha Trang - Pont de Xom Bong ca. 1940-50
cầu Xóm Bóng khoảng 1940-50
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.