Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Những hình ảnh đáng nhớ về ngày 11/9

Tạp chí Life tập hợp những hình ảnh về sự kiện đã làm thay đổi cả thế giới - vụ khủng bố 11/9 cách đây một thập kỷ.
Khu Lower Manhattan ở New York, Mỹ, chìm trong khói khi tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Quốc tế (WTC) bị sập xuống ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.
Khu Lower Manhattan ở New York, Mỹ, chìm trong khói khi tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Quốc tế (WTC) bị sập xuống ngày 11/9/2001. Ảnh: AP.
Các nhân chứng đứng nhìn lửa thiêu đốt những tòa nhà bên cạnh WTC sau khi khủng bố lao máy bay chở khách vào đây. Những hình ảnh thường thấy ở New York như người đi xe đạp, đi bộ, cây cối, biển đường được đặt cạnh hình ảnh như dưới địa ngục trong bức ảnh này. Ảnh: Getty Images.
Các nhân chứng đứng nhìn lửa thiêu đốt những tòa nhà bên cạnh WTC sau khi khủng bố lao máy bay chở khách vào đây. Những hình ảnh thường thấy ở New York như người đi xe đạp, đi bộ, cây cối, biển đường được đặt cạnh cảnh tượng như dưới địa ngục trong bức ảnh này. Ảnh: Getty Images.
Khủng bố cướp hai máy bay đâm vào WTC khiến khoảng 2.800 người thiệt mạng. Ảnh: Getty Images.
Khủng bố cướp hai máy bay đâm vào WTC khiến khoảng 2.800 người thiệt mạng. Ảnh: Getty Images.
Dân chúng New York hoảng sợ trong khi hai tòa tháp bốc cháy.
Dân chúng New York hoảng sợ trong khi hai tòa tháp bốc cháy. Ảnh: WireImage.
Người cô Marcy Borders, 28 tuổi, phủ đầy cát bụi khi chạy tới nơi trú ẩn ở một văn phòng sau khi WTC sập. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Stan Honda làm việc cho Getty Images trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất về sự kiện này. Ảnh: Getty Images.
Người cô Marcy Borders, 28 tuổi, phủ đầy cát bụi khi chạy tới nơi trú ẩn ở một văn phòng sau khi WTC sập. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Stan Honda làm việc cho Getty Images trở thành một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất về sự kiện này. Ảnh: Getty Images.
Tòa tháp phía bắc của WTC sập xuống.
Tòa tháp phía bắc của WTC sập xuống.
Lực lượng cứu hỏa tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát của nơi từng là Trung tâm thương mại Quốc tế. Ảnh: Reuters.
Lực lượng cứu hỏa tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát của nơi từng là Trung tâm thương mại Quốc tế. Ảnh: Reuters.
Thảm họa 11/9 nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty Images.
Thảm họa 11/9 nhìn từ trên cao. Ảnh: Getty Images.
Vẻ mặt sững sờ của Tổng thống Mỹ lúc đó George Bush khi nhận được tin nước Mỹ bị tấn công. Lúc đó, Bush đang đọc sách cho các em học sinh ở Florida. Ảnh: Getty Images.
Vẻ mặt sững sờ của Tổng thống Mỹ lúc đó George Bush khi nhận được tin nước Mỹ bị tấn công. Lúc đó, Bush đang đọc sách cho các em học sinh ở Florida. 10 năm sau, Chantal Guerrero, một học sinh, cho biết cô cảm kích vì tổng thống vẫn giữ bình tĩnh cho tới khi đọc xong câu chuyện The Pet Goat. Ảnh: Getty Images.
Mai Trang

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2011/09/nhung-hinh-anh-dang-nho-ve-ngay-11-9/

NASA công bố ảnh chụp bầu trời New York ngày 11-9-2001




Hình ảnh các bạn đang thấy là bầu trời khu vực Manhattan và New Jersey của New York vào một trong những ngày đau buồn nhất của nước Mỹ, ngày 11-9-2001, được chụp từ vệ tinh của NASA. Bức hình này chỉ mới được NASA công bố sau đúng 8 năm kể từ ngày sự việc xảy ra. Thậm chí cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn có thể thấy được hậu quả thảm khốc của sự kiện này khi cột khó bốc lên từ tòa tháp Wolrd Trace Center nhìn thấy rõ ràng từ không gian.
http://butchicun.com/post/186763186/nasa-cong-bo-anh-chup-bau-troi-new-york-ngay

WTC - Từ tháp đôi cao nhất thế giới tới Ground Zero

Trước khi hoàn toàn sụp đổ vì vụ tấn công 11/9, Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) đã trải qua những năm tháng vàng son, để rồi từ tòa tháp đôi từng cao nhất thế giới nay trở thành khu tưởng niệm Ground Zero.
> Diễn biến ngày đen tối nhất lịch sử nước Mỹ
> Công trình đặc biệt tưởng niệm vụ 11/9

Đầu những năm 60 thế kỷ trước, kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki bắt đầu thiết kế một tòa tháp đôi với những ô cửa sổ mang ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Gothic. Dù vẽ ra tòa tháp đôi cao hơn 100 tầng nhưng ông Yamasaki (ảnh nhỏ) lại là người sợ độ cao. Trong hình là khu Radio Row ở Manhattan, New York. Đây là khu được giải tỏa vào năm 1966 để lấy chỗ cho tòa tháp đôi WTC và các công trình vệ tinh khác. Ảnh: Life
Bản vẽ
Bản vẽ mô tả khái quát thiết kế mặt cắt của hai tòa tháp cao nhất trong tổ hợp WTC, và bố trí không gian từng tầng của hai tòa nhà này. Đồ họa: Wikipedia
Quá trình xây dựng tổ hợp WTC bắt đầu năm 1968, với công trình đầu tiên là Tháp Bắc (hay 1 WTC). Các công trình còn lại lần lượt được khởi công trong 15 năm tiếp theo. Đơn vị trực tiếp thi công tổ hợp WTC là Leslie Earl Robertson, với tư cách nhà thầu chính. Ngoài ra, còn có một số nhà thầu phụ khác. Ảnh: Physics911
Hai tòa tháp chính của tổ hợp WTC dần thành hình. Tháp Bắc khởi công trước nên có tốc độ chồng tầng nhanh hơn Tháp Nam khá nhiều. Ảnh: Greatbuildings
Ý tưởng về việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York đã xuất hiện từ năm 1946, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do chính trị, việc thiết kế bị lùi lại tới những năm 60 thế kỷ trước. Chi phí xây dựng hai tháp chính với 110 tầng mỗi tháp lên tới 400 triệu USD. Ảnh: Life
Tháp Bắc (cao 417 m) và Tháp Nam (cao 415 m) được khởi công cách nhau 1 năm, rồi lần lượt được hoàn thiện vào các năm 1970 và 1971. Ngay sau đó, tòa tháp đôi này trở thành tòa kiến trúc cao nhất trên thế giới trong giai đoạn 1971 tới 1973, trước khi bị tháp Willis ở Chicago vượt qua. Ảnh: Life
Toàn bộ tổ hợp WTC sau khi hoàn thiện
Toàn bộ tổ hợp WTC sau khi hoàn thiện, với hai tháp chính (1 WTC và 2 WTC) cao nhất ở trung tâm cùng các tháp phụ 3 WTC, 4 WTC, 5 WTC, 6 WTC và 7 WTC ở xung quanh. Ảnh: Wikipedia
Sau hơn 3 thập kỷ
Sau hơn 3 thập kỷ sừng sững tọa lạc tại khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố New York, hai tòa tháp chính của WTC trở thành một mục tiêu nằm trong kế hoạch tấn công khủng bố 11/9. Hình vẽ trên mô tả lại quá trình hai máy bay chở khách lần lượt lao vào hai tòa tháp và các kiến trúc xung quanh WTC khi vụ tấn công xảy ra. Đồ họa: Swampstyle
Biểu tượng sức mạnh kinh tế Mỹ sau đó sụp đổ hoàn toàn với tốc độ nhanh bất ngờ. Trong chưa đầy 3 giờ đồng hồ, hai tòa tháp cao hơn 400 m chỉ còn là một đống đổ nát trong khói bụi. Ảnh: RT
Khu tưởng niệm WTC, với trung tâm là khu Ground Zero với hai hồ nước phản chiếu, vốn là vị trí của hai tòa tháp WTC ngày nào. Ảnh: AP
Hai cột sáng song song được chiếu lên từ vị trí của hai tòa tháp WTC, trong lễ tưởng niệm vào ngày 11/9/2006. Ảnh: Life
Phan Lê
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2011/09/wtc-tu-thap-doi-cao-nhat-the-gioi-toi-ground-zero/

Đài Tưởng Niệm 9/11 tại New York


Càng gần đến ngày 11 tháng 9, người dân Mỹ lại chuẩn bị nhắc đến những cảnh tượng khủng khiếp của cuộc thảm sát tập thể tại 2 tòa nhà chọc trời,
được gọi là "Tháp Đôi" ngay giữa lòng thành phố New York, do khủng bố Al Qaeda thực hiện cách đây 10 năm, đồng loạt với vụ khủng bố xảy ra trên
chuyến bay United 93, tại một cánh đồng ven rừng thuộc tiểu bang Pennsylvania, cũng như tại Ngũ Giác Đài trong một ngày,
đã đi vào lòng người như một nhắc nhở kinh hoàng về nạn khủng bố.


Đặc biệt năm nay, sau nhiều năm tháng ròng rã làm việc không ngừng nghỉ của biết bao nhiêu kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và nhân công đủ ngành nghề,
Ủy Ban Kiến Thiết Đài Tưởng Niệm và Bảo Tàng Viện 9/11 đang ráo riết chuẩn bị cho ngày ra mắt đài tưởng niệm dưới hình thức 2 thác /
hồ nước nhân tạo "song sinh" hình vuông có chiều rộng là 1 mẫu tây (acre) với chân móng của chúng nằm trùng với nền cũ của 2 tòa nhà
đã bị khủng bố đánh sập vào ngày 11 tháng 9 mười năm về trước.


Cha đẻ của đồ án xây dựng đài tưởng niệm 9/11 Michael Arad


Hai thác nước "song sinh" này được coi như là những thác nước nhân tạo lớn nhất nước Mỹ. Đó là một công trình rất quy mô mang biểu tượng của sự hồi sinh và trường tồn qua hình ảnh thác nước chảy liên tục từ ngọn thác xuống đáy hồ rộng 1 mẫu tây, rồi nước từ đáy hồ lớn lại được đổ xuống một hồ con nằm trong lòng hồ lớn. Chung quanh thành hồ là những tấm bảng đồng được khắc tên của gần 3000 nạn nhân không may bị thiệt mạng trong đợt tấn công vào ngày 11/9/ 2001 tại 2 tòa tháp đôi, trên chuyến bay United 93, tại Penthagon (Ngũ Giác Đài), và cả 6 nạn nhân trong vụ World Trade Center năm 1993. Đài tưởng niệm 9/11 được vây quanh bởi một khu vườn xanh tươi với mục đích tạo cho du khách đến thăm viếng một cảm giác yên tĩnh và mát mẻ khi viếng thăm một địa điểm từng là nơi hàng ngàn sinh mạng đã bị cướp đi một cách chóng vánh và bất ngờ.

Họa đồ kiến trúc của đài tưởng niệm 9/11 này do kiến trúc sư người Do Thái 42 tuổi tên Michael Arad đã được tuyển chọn năm 2004, sau đó thác được khởi công xây dựng liên tục trong 6 năm vừa qua.
















Công trình đặc biệt tưởng niệm vụ 11/9

Gần 3.000 nạn nhân của vụ 11/9 được ghi danh tại khu tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, nhưng không phải theo thứ tự bảng chữ cái thông thường, mà theo một cách đặc biệt hơn rất nhiều.
> Công trình tưởng niệm nạn nhân khủng bố 11/9
> Nhiệm vụ lịch sử của phi công Mỹ ngày 11/9

Khu tưởng niệm WTC, với Ground Zero là nơi có hai hồ nước phản chiếu, vốn là vị trí trước đây của hai tòa tháp WTC. Ảnh: AP
Richard Ross đã ở trên chuyến bay mang số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines khi nó lao vào tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), lúc 8h46 ngày 11/9/2001. Mũi của chiếc máy bay đâm vào tầng 96 của tòa tháp, nơi Stacey Sanders, bạn thân nhất của con gái ông, đang làm việc.
Ông Ross, khi đó là một tư vấn viên 58 tuổi và say mê những ca khúc của danh ca Frank Sinatra, vốn là người luôn chậm trễ trong mọi việc và hay bị lỡ các chuyến bay. Tuy nhiên, vào cái ngày định mệnh ấy, ông đã đọc nhầm chi tiết chuyến bay lúc 7h45 từ Boston (bang Massachusetts) đi Los Angeles (bang California), để rồi tới sân bay sớm và thừa nhiều thời gian.
Trong khi đó, với mong muốn tạo ấn tượng tốt ở nơi làm việc mới là một công ty dịch vụ chuyên nghiệp, cô Sanders, khi đó 25 tuổi, đi làm sớm và bắt đầu ngày mới với một dự án. Sander có mối quan hệ tốt với gia đình nhà Ross, cô rất thân thiết với nhà tư vấn 58 tuổi. Tuy nhiên, họ không chờ đợi để được gặp nhau trong một đoạn kết bi kịch đến vậy, trong ngày mà nước Mỹ bị tấn công.
Tuy nhiên, từ tuần tới, họ sẽ được "sống" cạnh nhau mãi mãi, giống như nhiều nạn nhân khác. Tại trung tâm của khu tưởng niệm vụ 11/9 ở Ground Zero, quanh hai hồ nước phản chiếu được đào tại chính vị trí của hai tòa tháp đôi WTC trước đây, sẽ có 16 tấm bảng bằng đồng khắc tên của 2.982 nạn nhân của vụ khủng bố 11/9/2001 và vụ đánh bom WTC năm 1993.
Mô phỏng một hồ nước phản chiếu tại Ground Zero và tấm bảng bằng đồng ghi tên các nạn nhân. Đồ họa: Interiordesign
Mô phỏng một hồ nước phản chiếu tại Ground Zero và những tấm bảng bằng đồng ghi tên các nạn nhân. Đồ họa: Interiordesign
Nhưng những người thực hiện việc khắc tên không muốn các nạn nhân được sắp xếp theo thứ tự chữ cái khô khan và lạnh lẽo. Sẽ có khó khăn phát sinh, ví dụ như trường hợp có hai người mang tên Michael Francis Lynches chẳng hạn, nhưng sẽ thật là sai lầm khi tạo ra khoảng cách giữa những cái tên mà lẽ ra nên được đặt ở cạnh nhau, kiến trúc sư Michael Arad chia sẻ.
Thay vào đó, Arad và các cộng sự tỉ mỉ thiết lập một hệ thống của "những sự liền kề có ý nghĩa". Các nạn nhân được nhóm lại theo các tiêu chí như gia đình, đồng nghiệp, những gia đình ngồi cạnh nhau trên các chuyến bay, hay chỉ đơn giản là những người xa lạ nhưng đã từ giã cõi đời tay trong tay khi cố gắng thoát khỏi thảm kịch.
"Thật cảm động và ý nghĩa biết bao khi nghĩ rằng họ sẽ được ở cạnh nhau theo cách ấy", Telegraph dẫn lời Abigail Ross Goodman, cô con gái của nhà tư vấn Ross nói. Còn John Vigiano, người mất hai con trai, lính cứu hỏa John Jr. và cảnh sát Joseph, nói: "Điều đó có ý nghĩa rất lớn lao." Trong khi đó, Denise Kelly, người có anh trai Daniel, người chồng Ronald và đứa con nuôi 3 tuổi David trên chuyến bay số hiệu 11 của American Airlines, xúc động nói: "Đây là điều thực sự quan trọng đối với gia đình của chúng tôi."
Những người đảm nhận công việc sắp xếp gần 3.000 cái tên là kiến trúc sư Arad, nhà thiết kế Jake Barton và nhà phân tích dữ liệu Jer Thorp, người phát triển một hệ thống thuật toán máy tính được thiết kế riêng, có khả năng giải quyết những bộ bảng danh sách chi tiết một cách đầy cảm xúc
Một phối cảnh khác mô tả các bảng tên sau khi được sắp xếp hoàn chỉnh. Đồ họa: Blprnt
"Đây là một công việc xưa nay chưa từng có", Thorp nói. "Tôi đã không dám chắc rằng nó có thể diễn ra trôi chảy, và thực tế là nhiều nhà khoa học máy tính từ chối tham gia." Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi để thiết kế khu tưởng niệm vào năm 2004, kiến trúc sư Arad nói: "Sắp xếp tên của các nạn nhân theo các mối quan hệ của họ thực sự là một công việc quá tham vọng."
Những nỗ lực bước đầu của Arad và các cộng sự giúp họ có được sự xắp sếp của khoảng 1.200 cái tên. "Chúng tôi mất một năm để xoay sở với những cái tên này", Arad kể. "Có một nguy cơ rõ ràng: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi chỉ có thể sắp xếp được một nửa trong số 3.000 cái tên của các nạn nhân."
Với một hồ nước phản chiếu trong khu Ground Zero, hệ thống thuật toán máy tính của Thorp cho phép anh đưa các cái tên từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, và theo dõi xem có bao nhiêu yêu cầu truy vấn mà họ đã giải quyết được. Trong trường hợp phương pháp này không thu được kết quả như mong muốn, các thành viên khác của nhóm sẽ tiến hành công việc ở hồ nước còn lại một cách thủ công.
"Chúng tôi in tên của các nạn nhân với cùng tỷ lệ lên những tấm thẻ, có kèm theo các thông tin khác của họ", Arad chia sẻ. "Nếu không có truy vấn nào được đáp ứng thỏa đáng, chúng tôi sẽ cố gắng xếp các nạn nhân theo tiêu chí đồng nghiệp hoặc họ hàng. Trong hàng tháng trời, chúng tôi đã có hàng trăm và hàng trăm chiếc thẻ trên những cuộn giấy dài được ghim lên tường. Đó là một phương pháp vừa theo kiểu công nghệ cao, lại vừa rất thủ công."
Nhưng rồi cuối cùng công sức của nhóm đã được đền đáp xứng đáng. "Chúng tôi đã có thể đáp ứng mọi truy vấn và tìm ra một trật tự phù hợp cho tất cả những cái tên", kiến trúc sư Arad hồ hởi nói.
Các nạn nhân được sắp xếp cạnh vợ hoặc chồng, sau đó được đặt trong những nhóm lớn hơn gồm: những người có mặt trên 4 chuyến bay hôm 11/9/2001, những người ở trong hai tòa tháp đôi, những người làm việc ở Lầu Năm Góc, các nhân viên cứu hộ khẩn cấp và cuối cùng là các nạn nhân của vụ đánh bom WTC vào năm 1993.
Jer Thorp và một bản vẽ trực quan hóa các dữ liệu. Ảnh:
Jer Thorp và một bản vẽ trực quan hóa các dữ liệu. Ảnh: Mixingreality
Nhưng đó chưa phải là đoạn kết cho công việc của Arad và các cộng sự. "Chúng tôi không thể chỉ đơn giản có những nhóm tên, với những đoạn ngắt quãng từ cao xuống thấp", nhà thiết kế Barton nói. "Mỗi cái tên cần được đặt trong một vị trí riêng biệt với những khoảng không xung quanh nó, vì công trình cũng cần phải có giá trị tạo hình. Những cái tên cần phải được dịch chuyển một lần nữa."
"Đó là một thử thách giàu cảm xúc", Arad nói. Trong khi đó, nhà phân tích dữ liệu Thorp cho biết: "Tôi không nghĩ rằng mọi người có thể từng chuẩn bị cho việc nhìn thấy tên của các nạn nhân được sắp xếp như vậy, kèm theo những câu chuyện về họ. Bản thân tôi cũng chưa từng tưởng tượng ra nổi."
Kết quả lao động vất vả của Arad và các cộng sự sẽ được ra mắt vào chủ nhật tới, ngày 11/9/2001, tròn 10 năm vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đó là một món quà thực sự ý nghĩa dành tặng những nạn nhân đã bị cướp đi mạng sống trong ngày đen tối nhất của nước Mỹ.
Sự sắp xếp tỉ mỉ và công phu của họ còn giúp chỉ ra một chuỗi các mối quan hệ con người bị mất đi trong sự hỗn loạn 10 năm về trước. "Thoạt nhìn thì những cái tên có vẻ được đặt một cách ngẫu nhiên, nhưng kỳ thực thứ tự của chúng được xây dựng một cách cẩn thận", kiến trúc sư Arad nói. "Quy mô của công trình giúp người xem hình dung ra số lượng gần 3.000 nạn nhân lớn tới mức nào. Nhưng ngoài ra, khi bạn nhìn vào việc các nạn nhân được ở cạnh nhau, và nghe những câu chuyện về sự mất mát của từng cá nhân, rồi bạn sẽ bắt đầu hiểu điều gì là thực sự ý nghĩa đối với con người."
Hà Giang
 

10 sự thật ít biết về vụ 11/9

Phía sau vụ tấn công khủng bố gây hậu quả tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ là những sự thật mà không phải ai cũng được biết.

Một người đàn ông đứng giữa đống đổ nát sau sự sụp đổ của tòa tháp đôi WTC. Ảnh: AFP
Một người đàn ông đứng giữa đống đổ nát sau sự sụp đổ của tòa tháp đôi WTC. Ảnh: AFP
1. Có tới 3.051 trẻ em bị mất cha hoặc mẹ sau vụ 11/9. Bên cạnh đó, có 17 em bé đang nằm trong bụng mẹ khi những người cha của chúng thiệt mạng trong các vụ tấn công. Khoảng 9 tháng sau vụ khủng bố, số ca sinh ở thành phố New York tăng tới 20% so với cùng thời điểm điều tra vào năm 2000.
2. Tổng giá trị của các tác phẩm nghệ thuật bị mất đi sau khi hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ đã vượt quá 100 triệu USD. Trong số này có cả những bức tranh của danh họa Pablo Picasso.
3. Người ta ca ngợi những chú cảnh khuyển tham gia tìm kiếm người còn sống sau thảm họa mà quên mất một chú chó phi thường khác. Đó là Roselle, một chú chó săn dòng Labrador chuyên làm nhiệm vụ dẫn đường cho người chủ bị mù là Michael Hingson. Roselle đã đưa Hingson đi thang bộ từ tầng 78 của Tháp Bắc WTC xuống đường và tới nhà một người bạn một cách an toàn.
4. Các công nhân đã phải thu dọn khoảng một triệu tấn vật liệu vụn nát để tìm kiếm những người còn mắc kẹt và tư trang của những nạn nhâu xấu số. Họ đã tìm thấy khoảng 65.000 vật dụng, trong đó có 437 đồng hồ và 144 nhẫn cưới.
5. Ba giờ trước khi các vụ tấn công xảy ra, một chiếc máy có tên gọi Máy phát sinh Sự kiện Ngẫu nhiên đặt tại trường đại học Princeton đã tiên đoán được một sự kiện khủng khiếp sắp xảy ra.
6. Trong một cuộc tập trận mang tên "Người bảo vệ cẩn mật", Trung tâm Chỉ huy Phòng vệ Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD), đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ không phận Mỹ, đã giả định ít nhất 4 vụ cướp máy bay trong tuần trước khi xảy ra vụ 11/9, và thậm chí còn dự định tiến hành một cuộc giả định nữa vào buổi sáng mà nước Mỹ bị tấn công.
7. Có tới 5 trong số 19 không tặc tham gia vụ tấn công 11/9 đã nghỉ lại tại một khách sạn ngay gần cổng dẫn vào Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), trong những ngày trước khi tiến hành cướp 4 máy bay chở khách.
8. John Patrick O’Neill, một đặc vụ từng lãnh đạo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và tham gia điều tra về liên hệ của Al-Qaeda trong vụ đánh bom WTC năm 1993, đã rời FBI vì những bất đồng về chính sách. O'Neill đảm nhận công việc mới trong vai trò người phụ trách an ninh tại WTC, và mất trong ngày định mệnh 11/9.
9. Chỉ có 291 thi thể được tìm thấy nguyên vẹn tại hiện trường đổ nát của hai tòa tháp WTC. Cha mẹ của Lisa Anne Frost, 22 tuổi và là một hành khách trên chuyến bay số hiệu 175 của hãng United Airlines lao vào Tháp Nam, đã phải chờ gần một năm mới được nhận lại những gì thuộc về con gái họ.
10. Lính cứu hỏa mất tới 100 ngày mới có thể dập tắt hoàn toàn các đám cháy bị gây ra bởi các vụ tấn công nhằm vào hai tòa tháp WTC.
Nhật Nam (Theo Telegraph)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.