“Siêu dự án” trên đỉnh Bạch Mã: Có thể không xây cáp treo
13:58 | Thứ sáu, 16/11/2018 0- Dự án du lịch ở Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm: Nhiều khuất tất về thủ tục pháp lý
- Du lịch sinh thái “xẻ thịt” Rừng đặc dụng: Những kẽ hở thất thoát tài nguyên
- Dự án của Sun Group sẽ ảnh hưởng đến quần đảo Cát Bà như thế nào?
- Ngồi cáp treo lên đỉnh Fansipan
Đồng thời chính quyền cũng xác định: đây cần phải là loại hình du lịch ít tác động đến rừng nhất, xả rác thải ít nhất; có thể là số lượng du khách ít nhất nhưng thu nhập cao nhất.
Bạch Mã là vườn quốc gia sát biển, quan sát được biển Đông, đầm phá... Ảnh: TL
Theo ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa qua đã có rất nhiều chuyên gia về môi trường, quản lý rừng, quy hoạch, kiến trúc cảnh báo dự án cần hạn chế đối đa tác động đến Vườn quốc gia Bạch Mã. Theo đó, cân nhắc việc xây cáp treo lên đỉnh Bạch Mã. Thay vào đó, nên tận dụng lại tuyến đường sẵn, hoặc có thể phát triển tuyến xe điện tại tuyến này, nhằm giảm tác động đến môi trường.
Phân khu du lịch sinh thái Bạch Mã được đề xuất diện tích rộng khoảng 400 ha, trong đó có 300 ha nằm trên đỉnh Bạch Mã thuộc Vườn Quốc gia Bạch Mã. 100 ha còn lại ở khu vực Khe Su, dưới chân núi Bạch Mã.
Trao đổi với Người Đô Thị ngày 6.11, ông Khanh cho biết: quy mô dự án trên đỉnh Bạch Mã nằm trong phạm vi 139 ngôi biệt thự cũ của Pháp trước đây; hiện nay nằm trong phân khu dịch vụ hành chính. Vì vậy bây giờ chỉ là nghiên cứu lại, phục hồi phát triển dự án ở quy mô này.
Cho biết dự án đang có sự tham gia nghiên cứu tư vấn của tập đoàn Đức, Mỹ, theo ông Khanh, hiện thành phố tiếp tục lấy ý kiến đóng góp, tham vấn của nhiều bên liên quan, chọn ra phương án tối ưu nhất. Trong đó có thể chọn phát triển dự án theo loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, dành cho những người có tiền ở Châu Âu, Châu Á, Nhật Bản...
“Dự án trên đỉnh Bạch Mã sẽ khác với dự án du lịch trên đỉnh Bà Nà. Đây cần phải là loại hình du lịch ít tác động đến rừng nhất, xả rác thải ít nhất; tính toán quy mô, ngưỡng tiếp nhận khách tối đa để không xảy ra quá tải, gây ảnh hưởng đến công tác bảo tồn. Và dự án có thể chỉ cần số lượng du khách ít nhất nhưng thu nhập cao nhất.
Sau khi chọn được phương án tối ưu nhất, chúng tôi sẽ trình Chính phủ, công khai dự án và kêu gọi đầu tư”, Ông Khanh cho biết.
Theo ông Ngọc Khanh, bản thân Bạch Mã có một điểm rất đặc biệt: đây là vườn quốc gia sát biển, quan sát được biển Đông, đầm phá; là một trong những dãy hành lang kết nối giữa biển Đông với vùng tiểu sông Mekong, là dải rừng xanh duy nhất còn lại vùng Trung Trường Sơn. Vì vậy dự án phải tính toán phương án bảo tồn được diện tích rừng Bạch Mã và cảnh quan, kết hợp du lịch.
Phối cảnh phân khu du lịch sinh thái Bạch Mã. Ảnh: TL
Được biết, theo ý tưởng quy hoạch của đơn vị tư vấn - Công ty Wimberly Allison Tong & Goo (WATG - Mỹ), 300 ha - khu B - trên đỉnh Bạch Mã sẽ xây dựng làng trung tâm, làng di sản, làng đỉnh núi, làng tâm linh, khu du lịch sinh thái thung lũng thác nước với điểm nhấn là thác Đỗ Quyên và phân khu cảnh quan tự nhiên. Tại đây sẽ xây dựng hàng loạt villa, nhà nghỉ dưỡng, nhà hàng... với chiều cao từ 2 tầng trở xuống.
Khu A - 100 ha còn lại dưới chân núi Bạch Mã, sẽ là trạm đón khách du lịch, nhà ga cáp treo, dịch vụ trong nhà, công trình phụ trợ...
Ngoài tuyến đường bộ sẵn có, đơn vị tư vấn cũng đưa ra phương án sẽ xây dựng 2 tuyến cáp treo, trong đó tuyến số 1 kết nối từ khu A đến làng trung tâm ở khu B dài hơn 4 km với 83 cabin; tuyến số 2 là từ đây xuống khu vực Ngũ Hồ với chiều dài 1,6 km.
Voọc chà vá chân nâu hiện hữu ở Vườn quốc gia Bạch Mã góp phần tạo nên quần thể sinh học đa dạng, phong phú nơi đây. Ảnh Facebook Lương Ngọc Linh
Ý tưởng quy hoạch này, theo nhiều chuyên gia góp ý thời gian qua là không phù hợp. Tại hội thảo lấy ý kiến gần đây, theo ông Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, quy hoạch này xem nhẹ khu A, vốn là khu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Còn ý tưởng thiết kế ở khu B trên đỉnh Bạch Mã sẽ tạo sức chứa quá tải cho vườn quốc gia cũng như môi trường.
Cũng tại hội thảo này, theo TS. Nguyễn Vũ Linh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã, khu vực đỉnh Bạch Mã có lượng mưa hằng năm rất lớn, độ ẩm cao, nhiều sấm sét. Bên cạnh đó, công trình Hải Vọng Đài là nơi ngắm cảnh có thể tu bổ để phục vụ du khách, nên cần xem lại việc có nên xây dựng nhà tổ chim ở khu vực đỉnh núi?
Đối với cầu Pha Lê ở thác Đỗ Quyên cũng cần tính toán kỹ vì xây dựng sẽ can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tầm nhìn.
Về tuyến cáp treo số 2, theo ông Linh, khu vực này thường có 3 đàn voọc chà vá chân nâu xuất hiện, nên cân nhắc thận trọng.
Du khách đến Bạch Mã có thể ngắm được đàn voọc hay các loài chim muông khác. Bạch Mã nổi tiếng vườn chim, nếu làm không cẩn thận thì sẽ mất.
Ngoài ra, đối với khu vực tâm linh cũng nên thận trọng, tránh như các khu du lịch khác hiện nay.
Bạch Mã, khu nghỉ dưỡng lý tưởng xứ Đông Dương
Gần biển, nhiệt độ không bao giờ thấp hơn 4oC vào mùa đông và vượt quá 26oC vào mùa hè, đã kiến tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và đầy quyến rũ của thiên nhiên. Bạch Mã nhanh chóng trở thành một trong những khu nghỉ mát đẹp nhất xứ Đông Dương vào thế kỷ 20.
Năm 1932, với ý tưởng tìm địa điểm thuận lợi để xây dựng một khu nghỉ mát trên núi cao gần Huế, viên kỹ sư cầu đường Girard đã thăm dò rặng núi Truồi và khối núi Bạch Mã gần quốc lộ 1, đối diện với biển, giữa Huế và đèo Hải Vân.
Việc cách xa Đà Lạt cộng với chi phí đi lại và ăn ở tốn kém tại khu nghỉ mát ở khu vực phía Nam Đông Dương này khiến cho các kỳ nghỉ hè của nhiều gia đình trung lưu định cư ở Huế và các tỉnh lân cận trở nên khó thực hiện.
Bà Nà - khu nghỉ mát trên núi nhỏ bé khi đó đã được thiết lập trên vịnh Đà Nẵng song vì lối đi lên khá khó khăn, nhất là phải vượt qua đèo Hải Vân, đã làm cho khu nghỉ này ít thuận lợi đối với người dân Huế.
Trong các cuộc thám sát thực hiện vào ngày 28 và 29-7-1932, Girard đã quyết định chọn núi Bạch Mã, khối núi cao 1.450m chế ngự đầm Cầu Hai, cách phía Nam Huế 40km.
Ngay trong năm 1933, khu Công chính Trung Kỳ đã cho xây dựng tại Bạch Mã một căn nhà gỗ để trải nghiệm kỳ nghỉ hè đầu tiên tại đây.
Điều này đã được xác chứng. Quả thực, Bạch Mã là một trong những khu nghỉ mát trên núi có khí hậu dễ chịu nhất Đông Dương. Nhờ gần biển, nhiệt độ nơi đây không bao giờ thấp hơn 4oC vào mùa đông và vượt quá 26oC vào mùa hè.
Từ tháng 2 đến tháng 5, nhiệt độ nơi đây mát mẻ, dao động từ 10 - 22 độ. Đây là giai đoạn đẹp nhất trong năm với cánh rừng đầy hoa và khí hậu ôn hòa.
Từ tháng 6 đến tháng 9, những buổi ban mai rực rỡ nắng vàng, xen lẫn vào các buổi chiều là một vài cơn mưa dông ngắn ngủi. Vào buổi sáng và về đêm, nhiệt độ rơi vào tầm 18 độ, không khí trở nên dịu mát hơn.
Vào cuối tháng 9 bắt đầu xuất hiện những trận mưa lớn và kéo dài 3 tháng phù hợp với chế độ mưa của miền Trung.
Năm 1934, người ta cho xây dựng một con đường ghế kiệu. Đây cũng là tuyến đường duy nhất đảm bảo việc di chuyển tới khu nghỉ mát trong thời gian dài. Khó khăn là thế nhưng cư dân Huế vẫn không lùi bước, họ đã bị quyến rũ bởi viễn cảnh về tương lai của Bạch Mã. Nhờ có sự đầu tư, tính bền bỉ và và sự nỗ lực không ngừng, họ đã buộc chính quyền phải quan tâm đến hoạt động của họ và tham gia tích cực vào việc quy hoạch khu nghỉ mát. Niềm tin của những người đi tiên phong vào tương lai của Bạch Mã thật đáng trân trọng.
Năm 1936, 17 căn nhà gỗ đã được xây dựng trên đường phân thuỷ. Năm 1937, một đường ô tô chạy được đã thông tuyến cho tới độ cao 500m. Hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường này góp phần tích cực vào sự phát triển của khu nghỉ mát. 40 căn nhà gỗ sau đó đã được dựng thêm. Năm 1940, một khoản kinh phí trị giá 20.000 đồng bạc Đông Dương cấp cho Ngân sách xứ Trung Kỳ nhằm nâng cấp tuyến đường cũ, đoạn từ km.3 đến km.5 vốn không thể lưu thông do thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa bão và mở rộng mặt bằng tuyến đường dịch vụ dẫn tới khu nghỉ mát Bạch Mã từ km 0 đến km 16+040. Bên cạnh đó, để xe ô tô lưu thông được trên tuyến đường này, năm 1941 người ta còn tiến hành mở rộng và gia tăng một số công trình nhỏ (ống, cống thoát nước); xây dựng và mở rộng đường sá đoạn từ km.2+450 đến 5 và từ km 16+050 đến 19+550; lắp đặt hệ thống thoát nước trên toàn bộ tuyến đường với kinh phí lên tới 15.000 đồng bạc.
Năm 1942, 45 căn nhà gỗ mới mọc lên. Năm 1943, mặc dù việc cung ứng vật liệu gặp khó khăn, 30 nhà gỗ mới vẫn tiếp tục được xây cất, nâng tổng số nhà gỗ kiến thiết lên đến 130 nhà trong đó có nhiều căn nhà được dựng lên để phục vụ nhân viên các sở Bưu điện và Điện báo, Thương chính, Công chính…
Khu nghỉ mát chiếm diện tích 900 hecta; 300 lô được đề xuất chỉ mới chiếm một phần nhỏ vùng đất rộng lớn này và chiếm 1/10 trên tổng diện tích.
Về phía quân đội Pháp, họ đã biến lô đất 12 hecta được cấp thành một trung tâm nghỉ mát có khả năng tiếp nhận một quân số tương đối lớn (300 người Âu).
Hoạt động tiếp phẩm dồi dào được bảo đảm tại chỗ nhờ các hiệu buôn Huế và một khu chợ của người dân địa phương với nhiều mặt hàng đa dạng.
Trong tương lai gần, trang trại ở thung lũng Kim Qui (Vallée de la Tortue) hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm cho khu nghỉ mát.
Một trạm bưu điện và một tổng đài điện thoại được xây dựng cho phép những người đi nghỉ hè có thể liên lạc với bên ngoài.
Một tuyến đường dài 19km cho phép lưu thông tất cả các loại xe ô tô ở vùng núi, nối liền Huế trong khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Ga cầu Hai ở dưới chân rặng núi. Một dịch vụ ô tô bảo đảm vận chuyển hành khách, bưu phẩm và hàng hóa được thực hiện đều đặn.
Một hồ bơi dự kiến dành riêng cho trẻ em sẽ được xây dựng cạnh sân quần vợt. Ở trung tâm Bạch Mã, trẻ em hoàn toàn yên tâm khi vui chơi trên những bãi cỏ của công viên “Đá Reo” (Parc de la Pierre-qui-Chante). Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều khu dạo chơi dành cho mọi lứa tuổi. Trong số đó, thung lũng Morang được coi là địa điểm hấp dẫn nhất với những thác nước hoang dã, hồ nước thiên nhiên tuyệt đẹp, những dòng suối quanh co, uốn lượn kéo dài hàng cây số, trong một khu vườn thiên nhiên thực sự với các loại cây dương xỉ, phong lan kề cận nhau, trước khi đổ dồn nước xuống tạo thành một thác nước hùng vĩ từ độ cao 600m. Nhờ vào khí hậu, các khu dạo chơi, nét quyến rũ cộng với nguồn tài nguyên vô tận, Bạch Mã thực sự là một trong những khu nghỉ mát đẹp nhất Đông Dương.
Tài liệu tham khảo:
- Tuần báo Đông Dương số 159 ngày 16/9/1943.
- Nha Tài chính Đông Dương, hs 13335, tờ 1-2, 9, 11-12
- EDT, hs 12310,12282,13436, 13730, 13707
Trần Hiền - Cầu Thái
Rất nhiều biệt thự Pháp nằm trên đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) cần được đánh thức, khôi phục để phát huy tiềm năng du lịch.

https://nongnghiepmoitruong.vn/bai-4-vuon-quoc-gia-co-nhieu-biet-thu-co-nhat-viet-nam-d298707.html
Cách Thành phố Huế khoảng 40 km, Vườn Quốc gia Bạch Mã đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ cùng các trải nghiệm đa dạng. Đây là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào.
Theo những tài liệu hiện còn lưu trữ tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, vào năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà lôi lam mào trắng, chính quyền sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ Thuộc địa Pháp một dự án thành lập vườn quốc gia rộng 50.000ha. Tại vườn quốc gia đó, người Pháp đã rất mong muốn xây dựng khu nghỉ dưỡng cho sĩ quan và giới thượng lưu ở Thừa Thiên - Huế.
Trên đoạn đường dẫn lên đỉnh núi Bạch Mã hôm nay vẫn còn tấm bia ghi bằng tiếng Pháp có nội dung: Bạch Mã - trạm nghỉ mát trên cao được phát hiện vào ngày 28 tháng 7 năm 1932.
Tháng 3/1933, ông Raoul Desmarest, một kỹ sư công chánh phân khu Thừa Thiên, sau nhiều ngày đi bộ xuyên rừng đã tìm ra Bạch Mã, một đỉnh núi ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình khoảng 20 độ C là một địa điểm lý tưởng xây dựng khu nghỉ mát trên cao.
Một năm sau, Raoul Desmarest được Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil ủy thác thực hiện những khảo sát đầu tiên nhằm quy hoạch vùng đỉnh núi Bạch Mã. Họ có tham vọng biến đỉnh Bạch Mã trở thành một khu nghỉ mát đẳng cấp như người Pháp đã làm ở Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà hay Đà Lạt...

Năm 1936, hơn 300 ha rừng ở đỉnh núi Bạch Mã đã được quy hoạch chi tiết, nhưng cũng phải mất mấy năm sau, khi đã nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, với sự tham gia thi công của hàng trăm công nhân, 139 ngôi biệt thự được xây dựng hoàn thiện trên đỉnh Bạch Mã. Đặc biệt hơn cả, tại vị trí cao nhất đỉnh Bạch Mã người Pháp còn xây dựng Vọng Hải Đài, một điểm ngắm cảnh vô cùng đẳng cấp ở thời điểm bấy giờ.
139 ngôi biệt thự bằng gỗ hoặc đá được xây dựng trở thành một quần thể nghỉ dưỡng đẳng cấp với lối kiến trúc kiểu Pháp, thường chỉ cao 2 tầng, có cầu thang vòng và hành lang khá rộng, cửa sổ lớn hướng ra phía đỉnh núi tạo không gian thoáng đãng, vừa cổ kính vừa hiện đại. Ngoài ra còn có nhà Dòng Chúa cứu thế cao 1.450 mét gần bưu điện và bến xe, đỉnh Tòa Khâm sứ cao 1.408 mét, đỉnh Tòa Công sứ tỉnh Thừa Thiên - Huế cao 1.375 mét…
Chủ nhân những căn biệt thự khi đó là người Pháp, người Việt giàu có, quan lại hoặc gia đình hoàng tộc triều Nguyễn. Bạch Mã trở thành một trong bảy khu nghỉ dưỡng trên cao tại Đông Dương với Công viên Rừng, Công viên Đá hát, trại Hướng Đạo Đông Dương, các suối thác đẹp như suối Hoàng Yến, thác Bạc, thác Ngũ Hồ, thác Đỗ Quyên…
Trong hồi ức trong bài "Tìm lại Bạch Mã xưa" của nhà thực vật học Thân Trọng Ninh, người gắn bó với Bạch Mã suốt những năm từ 1940 đến 1945 đã viết: "Nhà này ở đỉnh ngọn núi, nhà kia ở bên sườn đồi. Cái thì xây trên nền đất đá, cái thì sàn bằng gỗ... Chủ nhân các ngôi nhà đó là những quan chức người Pháp, người Việt của bộ máy chính quyền bảo hộ và của chế độ Nam triều. Đa số ở Huế, một số đến từ các tỉnh lỵ lân cận. Họ đem gia đình lên nghỉ cuối tuần ở Bạch Mã. Có gia đình ở cả mấy tháng trời".
Đó cũng là thời kỳ đỉnh cao vàng son của Bạch Mã. Tạp chí Indochine ra ngày 16/9/1943 giới thiệu Bạch Mã là trạm nghỉ mát trên cao nổi tiếng của Đông Dương.

Các quan Tây như Chánh mật thám Trung kỳ Sogny, giám đốc các sở nông lâm, công chánh Trung kỳ, các giáo sư người Pháp của Trường Khải Định (Quốc Học) và Đồng Khánh, thương gia Imbert, ký giả De Laforge, cùng các quan Thượng thư Tôn Thất Quảng, Hồ Đắc Khải, quan Tổng đốc Hà Đông Hồ Đắc Điềm, Tuần phủ Sơn Tây Thân Trọng Yêm, các thương gia Nguyễn Văn Lễ, Viễn Đệ... đều có nhà nghỉ ở đây. Vào mùa hè, các quan Tây và Nam triều lên đây ở cả tháng trời để tránh nóng...
Tuy nhiên, tháng 3/1945, quân Nhật chiếm đóng cao điểm này, buộc những chủ nhân biệt thự phải rời bỏ cuộc sống thần tiên trên đỉnh Bạch Mã. Sau khi chiếm đóng, quân Nhật muốn biến Bạch Mã thành vị trí chiến lược về quân sự bởi từ đây có thể quan sát được một phần biển Đông, hai sân bay là Nước Mặn tại Đà Nẵng và Phú Bài tại Huế, đặc biệt là đường Quốc lộ chạy dưới chân đỉnh núi này.
Số phận của 139 ngôi biệt thự kiến trúc Pháp chịu sự tàn phá của chiến tranh, của những lần chiếm đóng. Một số biến thành căn cứ quân sự, một số bỏ hoang, cây rừng bao phủ. Khu vực gần Vọng Hải Đài còn bị biến thành sân bay trực thăng. Dấu vết nhiều trận đánh là những phế tích, hố bom nham nhở, vết đạn cày xéo...
Gần hai phần ba thế kỷ, những biệt thự Pháp nức tiếng cả khu vực Đông Dương một thời vẫn nằm im lìm giữa rừng già Bạch Mã. Một số vẫn còn khá nguyên vẹn nhưng rất nhiều biệt thự đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá, chỉ còn lại những dấu tích trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Những Đỗ Quyên, Kim Giao, Bảo An…dần chìm vào quên lãng. Mặc dù đã có một số ngôi biệt thự được tận dụng để phục vụ làm nơi lưu trú, nghỉ dưỡng cho du khách khi đến tham quan Bạch Mã, song phần lớn các ngôi biệt thự vẫn đang bị bỏ hoang dẫn đến xuống cấp.

Làm gì để phát huy giá trị những di sản người Pháp để lại trên đỉnh Bạch Mã? Câu hỏi đó đã đặt ra với tỉnh Thừa Thiên – Huế suốt nhiều chục năm qua.
Từ năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế mời một công ty nghiên cứu quy hoạch tổng thể dự án Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng tại Vườn quốc gia Bạch Mã.
Theo đồ án của phía doanh nghiệp, Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng Bạch Mã được xây dựng trên diện tích 300 ha, tổng đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng. Khu du lịch được chia làm 6 phân khu chức năng chính, gồm: làng trung tâm, làng di sản, làng đỉnh núi, làng dịch vụ, khu tâm linh, thung lũng thác nước.
Để kết nối các khu chức năng, hệ thống cáp treo sẽ được xây dựng. Điểm đầu của tuyến cáp là chân núi gần Cầu Hai và điểm cuối gần biệt thự Pháp cổ của khách sạn Morin cũ. Hệ thống cáp treo sẽ có 3 điểm dừng chính, trong đó có điểm dừng làng trung tâm và thác Đỗ Quyên.
Đầu những năm 2000 trở đi, có khoảng 9 biệt thự được một vài doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đầu tư khôi phục lại trên nền biệt thự Pháp xưa kia để làm nơi đón tiếp khách tham quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại 2-3 điểm biệt thự đón khách, nhưng theo mùa chứ không thường xuyên, các công trình biệt thự ít người lui tới đã xuống cấp sau khi phục hồi.
“Người dân địa phương có một giấc mơ là phục hồi vị thế du lịch Bạch Mã nhằm tạo dựng vị thế du lịch Thừa Thiên-Huế. Với quan điểm bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, tỉnh sẽ cùng các chuyên gia, kiến trúc sư xây dựng quy hoạch phân khu du lịch Bạch Mã phù hợp với các quy định. 139 căn biệt thự Pháp sẽ được trùng tu và quản lý chặt chẽ chứ không phải làm chắp vá. Về di sản thì nguyên tắc bảo tồn là trước hết. Nhưng nếu di sản không tôn tạo thì thành phế tích, không thể là di sản nữa” Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, ông Nguyễn Văn Cao từng có quan điểm như vậy khi còn đương nhiệm.

Ngoài những căn biệt thự Pháp, Vườn Quốc gia Bạch Mã còn có giá trị đa dạng sinh học nổi bật với 1.715 loài động vật, trong đó có 15 loài đặc hữu (chỉ riêng vùng rừng này có); 2.420 loài thực vật với 204 loài đặc hữu Việt Nam. Đặc biệt, có hai loài ong cùng 5 loài thực vật mới phát hiện đầu tiên và đặt tên gắn với chữ Bạch Mã. Cũng trong không gian ấy, những ngọn thác Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao, Ngũ Hồ... là nét chấm phá cho bức tranh xanh mướt mát của cảnh rừng. Trong đó, nổi tiếng hơn cả là thác Đỗ Quyên cao 300m, được xem là thác cao nhất ASEAN, như cố níu trời xuống gần hơn với đất bởi những con rồng trắng oai phong, mềm mại bay lượn giữa rừng xanh.
Theo quy hoạch được đưa ra để quản lý bảo tồn và khai thác phát huy các giá trị của Vườn Quốc gia Bạch Mã, quy mô phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái Bạch Mã khoảng 387,8 ha, bao gồm 2 khu, trong đó khu A rộng khoảng 97,8ha và khu B rộng 290ha.
Một trong những điểm nhấn của Khu du lịch sinh thái Bạch Mã là hệ thống cáp treo sử dụng công nghệ tuần hoàn đơn, kẹp nhả tự động, bao gồm 2 tuyến: tuyến 1 từ khu vực trạm cơ sở (khu A) lên đỉnh Bạch Mã (khu B); tuyến 2 đi từ ga đỉnh Bạch Mã (cao 1.395m) đến ga cuối ở khu vực Ngũ Hồ (cao 1.140m).
Đa phần ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đều chung quan điểm, phát triển Khu du lịch sinh thái Bạch Mã phải đảm bảo hạn chế tác động đến hệ thống cảnh quan, môi trường. Quy hoạch này chỉ có mang tính định hướng chứ không hạn chế sự sáng tạo của nhà đầu tư.
Rõ ràng, chủ trương đã có, vấn đề của Thừa Thiên – Huế là cần những tâm huyết, năng lực của nhà đầu tư để dánh thức Bạch Mã mà thôi.

Một thời ký ức biệt thự cổ Pháp và lối sống thượng lưu tại Bạch Mã
(Dân trí) - Một thị trấn sống động, 139 biệt thự Pháp cùng nhịp sống thượng lưu thiên về nghỉ dưỡng đã từng có ở Bạch Mã (thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) những năm trước 1945. Vật đổi, sao dời cùng những biến thiên thời cuộc, nơi đây đã thành hoang tàn.
Hàng trăm ngôi nhà, biệt thự bằng đá, gỗ trên Bạch Mã xưa
Được phát hiện bởi một người Pháp là Girard vào 1932, Bạch Mã đã được xây dựng và phát triển như một vùng nghỉ dưỡng trên cao độc đáo nhất nhì ở nước ta. Trong số ít ỏi các tài liệu mà PV thu thập được, Bạch Mã xưa kia có khoảng 139 biệt thự kiểu Pháp. Biệt thự ngày xưa có 2 dạng làm bằng gỗ hoặc bằng đá. Thời điểm tiến hành làm biệt thự bắt đầu từ năm 1936 nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng thời bấy giờ.
Qua hồi ức của ông Thân Trọng Ninh trong bài viết “Tìm lại Bạch Mã xưa”, người đã từng sống ở Bạch Mã những năm đầu thập kỷ 40 đến năm 1945, rất ít người có thể hình dung được một thời vang bóng của Bạch Mã. Năm 1936 ở đây xây dựng 17 nhà nghỉ, biệt thự bằng gỗ (còn gọi là chalet theo tiếng Pháp). Năm 1938 đường ô tô được làm lên tới đỉnh, thêm 40 nhà nghỉ, biệt thự được xây dựng tiếp tục. Và cuối năm 1940, tổng số nhà nghỉ là 130 cái, trong đó có 2 khách sạn Morin và Bany 15 giường.
“Tại khu đỉnh dãy núi Bạch Mã có gần một trăm bốn mươi nhà xây đủ kiểu, đủ cỡ, từ bằng gỗ đến bằng đá kiên cố. Nhà này ở đỉnh ngọn núi, nhà kia ở bên sườn đồi. Cái thì xây trên nền đất đá, cái thì là nhà sàn bằng gỗ. Từ nhà này qua nhà kia phải đi theo sườn núi, hoặc phải vòng qua thung lũng, có khi phải leo dốc hay xuống vực.


Bạch Mã có 3 đỉnh núi cao trên 1.400 mét trên đều có nhà, biệt thự gồm: đỉnh có nhà Dòng Chúa Cứu Thế cao 1.450 mét gần bưu điện và bến xe; đỉnh đồi Vọng Cảnh cao 1.450 mét gần nhà thượng thư Tôn Thất Quảng và đỉnh Tòa Khâm sứ cao 1.408 mét. Ngoài ra còn có đỉnh Tòa Công sứ tỉnh Thừa Thiên Huế cao 1.375 mét”.
Theo ông Ninh, chủ nhân các ngôi nhà trên Bạch Mã là người Pháp hay người Việt giàu có đến từ Huế và các tỉnh lỵ lân cận. Họ đem gia đình lên nghỉ cuối tuần ở Bạch Mã. Có gia đình ở cả mấy tháng hè nóng bức trên núi.

Ngôi nhà ông Ninh trú lại ở Bạch Mã là của người chú tại chalet 137 có tường xây bằng đá, mái lợp ngói dày, trong sân rộng có vài cây tùng Bạch Mã cao quá mái nhà, lá reo suốt ngày đêm. Buổi sáng và chiều tối sương mù bao phủ cả vùng, mây trắng bay tận vào phòng. Lúc cuối thu trời mưa nhiều, sương mù dày đặc, trời lạnh, trong nhà luôn đốt lò sưởi bằng củi.

Thiên nhiên hoang dã, lối sống hưởng thụ tuyệt vời
Về môi sinh thời bấy giờ động vật thú rừng rất nhiều. Như đường đi lên Bạch Mã thường gặp từng đôi chim cu gáy bay lượn. Gà trống rừng lông màu sặc sỡ, bìm bịp cũng xuất hiện trên đường. Những đàn sóc nâu nhảy từ cành này sang cành khác, gặm trái chín trên cây trông khá vui mắt. Tiếng hú của vài con vượn vọng từ xa lại, tiếng tắc kè, tiếng chim tạo thành một bản nhạc âm điệu. Có đoạn ta nghe thấy nước thác đổ ào ào, át cả tiếng rú máy nổ của chiếc xe đang bò lên dốc.
Vào mùa xuân hè, hoa đỗ quyên nở rộ, đỏ rực cả vùng quanh các dòng suối, quanh Thác lớn (thác Đỗ Quyên hiện tại), Thác nhỏ. Hoa các loại đem từ Đà Lạt về trồng gặp khí hậu thích hợp nở rộ muôn màu. Một loài cụm hoa đặc biệt to gấp đôi quả bưởi thanh trà có màu xanh lam hay tím nhạt gọi là “Cẩm tú cầu” (Hortensia) mọc và ra hoa rất tốt ở Bạch Mã.


Đi lên phía bắc, ta có thể đến xem vườn ươm giống cây rừng, giống hoa Đà Lạt, giống rau Sapa. Tất cả loài cây đều phát triển tốt. Người ta nhân giống cây Hoàng đàn (Dacrydium pierrei) còn gọi là Tùng Bạch Mã để trồng ở các đồi hai bên đường đi. Dáng cây khá đẹp, chiều cao vươn lên để đón mây bay gió cuốn. Những vườn rau xanh mơn mởn với đậu cô-ve, đậu Hà Lan, xà lách xoắn, xà lách tai bèo, xen kẽ với cà chua trĩu quả đỏ tươi, cà rốt. Những luống dâu tây bò lan rộng trên đất với rất nhiều quả mọng đỏ chua ngọt, những giàn su le xanh trĩu quả, tất cả đều hấp dẫn cuốn hút người xem đến hỏi mua.
Nguồn tiếp tế lương thực cho thị trấn trên cao này được 2 nhà hàng của Pháp là Morin Frères và Chaffanjon và một nhà hàng của Việt Nam là SOCOA bảo đảm. Hàng ngày, cứ đến 9 giờ sáng, các xe tải nhỏ của các cửa hàng nói trên mang bánh mỳ, bơ, fromage, thịt, đồ hộp, rượu vang, trái cây chở từ Huế lên. Tại cửa hàng Morin lúc bấy giờ hay bán loại bánh ngọt gọi là “pain d’escipes” đưa từ Pháp qua được nhiều người ưa thích vì ngon miệng.

Một nguồn cung cấp thực phẩm khác chủ yếu là hải sản tươi sống như cá, tôm, cua, mực, sò đánh bắt từ phá Cầu Hai; trái cây chín như mít, chuối, thơm, nhãn, đu đủ, từ các vườn ở đồng bằng cũng quan trọng, do bà con buôn bán đem từ Cầu Hai lên. Họ ra đi từng đoàn đông vui, từ sớm tinh mơ, gánh gồng vất vả. Có người nhà đi theo bảo vệ khua chiêng đánh trống để xua đuổi thú dữ như gấu, cọp, beo đang còn nhiều ở cây số 6 trở lên cây số 10.
Trong ký ức của ông Thân Trọng Ninh, một không gian sống rất lý tưởng, là một “thị trấn sống” hiện lên thật sinh động tại Bạch Mã xưa: Những buổi đi chơi lên dốc xuống đèo, hái hoa bắt bướm thật thú vị. Có các điểm như Belvédère - Đồi vọng cảnh (nay là Vọng Hải Đài) nhìn cảnh Huế và Đà Nẵng rất đẹp.
Rồi “công viên Hòn Đá ca hát” là một bãi cỏ bằng phẳng, nằm phía trước nhà thờ công giáo có lầu chuông mà mỗi buổi chiều chạng vạng, tiếng chuông gióng lên không trung vang rền cả vùng núi rừng. Công viên này có vườn hoa rộng và đẹp, có suối nhỏ chảy qua róc rách, len lỏi giữa những tảng đá lớn nhỏ đặt giữa cỏ. Đây là khu vui chơi cho trẻ em, niềm hạnh phúc cho các gia đình đến dạo chơi.

Một hồ bơi cạnh sân quần vợt cũng là nơi hấp dẫn du khách nước ngoài. Tại đây một sân vận động nhỏ dành cho những người yêu thích tham gia hoạt động thể thao đã được quy hoạch.

Đi xuống xa xa đến cây số 18 là trại Huấn luyện Hướng đạo Đông Dương với lớp huấn luyện kéo dài đến 3 tháng trời. Những đêm đốt lửa trại, những ngày tổ chức trò chơi lớn tại trại làm du khách rất thích thú tham gia. Tiếng hát của mọi người vang dội cả một vùng núi rừng phía nam khu nghỉ mát. Ai ở đây vài tuần cũng đều lên cân.

Theo tài liệu của PV, vào ngày 14/7 hàng năm một cuộc rước đèn được tổ chức tại khắp khu nghỉ dưỡng trên cao này. Đuốc được tạo ra từ các ngọn đèn và các bó đuốc. Pháo hoa cũng được đốt từ các đỉnh cao nhất của Bạch Mã.
Thế nhưng, từ năm 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp, sau đó là các giai đoạn chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, khu nghỉ dưỡng tại Bạch Mã không còn nhiều người lên do phải đi lánh nạn. Kể từ đó, cây xanh cỏ dại phủ đầy một nơi đã từng là thị trấn nghỉ dưỡng trên cao tuyệt vời bậc nhất ở miền Trung. Mọi thứ chìm vào quên lãng trong dòng chảy thời gian phủ đầy, che lấp hết những công trình từng một thời hoàng kim ở Bạch Mã.

Theo số liệu mới nhất của Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày nay những biệt thự cổ kiểu Pháp phần lớn chỉ là phế tích do chiến tranh và thời gian tàn phá. một số biệt thự được phục hồi trên nền của các biệt thự Pháp trước kia. Thời gian các công trình này được xây dựng là 2000 – 2004, tuy nhiên do ít người sử dụng nên một số cơ sở hoạt động cần chừng, cộng thêm điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt nên các công trình trên ít nhiều đều xuống cấp.
Thời gian trước còn khoảng 9 biệt thự được một vài doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đầu tư khôi phục lại để làm nơi đón tiếp khách tham quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại 3-4 điểm biệt thự đón khách nhưng cũng không thường xuyên.
Điển hình tại đây là biệt thự Đỗ Quyên vẫn đón khách thường xuyên, tiếp theo là biệt thự Phong Lan. Biệt thự Cẩm Tú đang đưa vào hoạt động. Điểm Bưu Điện thỉnh thoảng đón khách. Riêng biệt thự Morin gần đó rất đẹp nhưng đã bị bỏ hoang. Nếu du khách ở lại đêm, các biệt thự có thể đón tối đa trên dưới tổng 200 khách.
“Hơn nửa thế kỷ, Bạch Mã đã chìm đắm trong cảnh hoang tàn và đổ nát do thời cuộc, do thiên tai, do con người, do số phận. Ngày nay người ta nói đến Bạch Mã như là cái gì mới mẻ, thế nhưng Bạch Mã đâu có mới, Bạch Mã rất cũ. Vì ít ai biết chuyện xưa nên tôi mới viết bài này để giúp cho bạn thấy được hình ảnh của Bạch Mã vào đầu thập kỷ 40 mà những ai vào lứa tuổi của tôi không bao giờ quên được.
Chúng ta phải làm thật nhiều hơn nữa để trả lại cho Bạch Mã hình ảnh của những ngày huy hoàng trong quá khứ. Nay nhớ kể lại mới thấy được rõ giá trị lớn của Bạch Mã. Ở đó có một nơi nghỉ mát tuyệt vời, nay có thêm là khu bảo tồn thiên nhiên và được xem là một vườn quốc gia của đất nước. Thế nhưng… biết bao giờ mới được trở lại được như xưa? Tôi cầu mong ngày đó không xa” – trích đoạn lời ông Thân Trọng Ninh trong “Tìm lại Bạch Mã xưa” đăng trong tập san Nghiên cứu Huế tập 3 – 2002.
Dưới đây là chùm ảnh do PV Dân trí thực hiện tại Bạch Mã mục sở thị những biệt thự cổ còn lại sau thời gian:









































Vườn Quốc gia Bạch Mã là một trong số bảy khu vực bảo tồn tự nhiên lớn nhất và quan trọng nhất tại Việt Nam, là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong đó du lịch sinh thái đóng vai trò chủ đạo. Nằm ở vị trí giao thoa của hai vùng khí hậu khác biệt – Bắc và Nam của Việt Nam, với nhiệt độ trung bình 15 – 22°C và lượng mưa 8.000 mm/năm (cao nhất Việt Nam), cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ và đặc biệt là tính đa dạng sinh học có được do địa hình và thổ nhưỡng phong phú cùng điều kiện khí hậu rất thích hợp cho sự phát triển của các loài động thực vật.
Tọa lạc trên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp và hùng vĩ như đỉnh Bạch Mã cao 1.450 m, suối, thác và rừng nguyên sinh, Bạch Mã đã từng là khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng những năm 1930 – 1940 (thời Pháp) và 1960 – 1970 (thời Mỹ) và ngày nay, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, cả trong lẫn ngoài nước.
Bài: Đại Dương
Ảnh: Đại Dương - Đỗ Hoàng Lâm
Một thời ký ức biệt thự cổ Pháp và lối sống thượng lưu tại Bạch Mã
(Dân trí) - Một thị trấn sống động, 139 biệt thự Pháp cùng nhịp sống thượng lưu thiên về nghỉ dưỡng đã từng có ở Bạch Mã (thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) những năm trước 1945. Vật đổi, sao dời cùng những biến thiên thời cuộc, nơi đây đã thành hoang tàn.
Hàng trăm ngôi nhà, biệt thự bằng đá, gỗ trên Bạch Mã xưa
Được phát hiện bởi một người Pháp là Girard vào 1932, Bạch Mã đã được xây dựng và phát triển như một vùng nghỉ dưỡng trên cao độc đáo nhất nhì ở nước ta. Trong số ít ỏi các tài liệu mà PV thu thập được, Bạch Mã xưa kia có khoảng 139 biệt thự kiểu Pháp. Biệt thự ngày xưa có 2 dạng làm bằng gỗ hoặc bằng đá. Thời điểm tiến hành làm biệt thự bắt đầu từ năm 1936 nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng thời bấy giờ.
Qua hồi ức của ông Thân Trọng Ninh trong bài viết “Tìm lại Bạch Mã xưa”, người đã từng sống ở Bạch Mã những năm đầu thập kỷ 40 đến năm 1945, rất ít người có thể hình dung được một thời vang bóng của Bạch Mã. Năm 1936 ở đây xây dựng 17 nhà nghỉ, biệt thự bằng gỗ (còn gọi là chalet theo tiếng Pháp). Năm 1938 đường ô tô được làm lên tới đỉnh, thêm 40 nhà nghỉ, biệt thự được xây dựng tiếp tục. Và cuối năm 1940, tổng số nhà nghỉ là 130 cái, trong đó có 2 khách sạn Morin và Bany 15 giường.
“Tại khu đỉnh dãy núi Bạch Mã có gần một trăm bốn mươi nhà xây đủ kiểu, đủ cỡ, từ bằng gỗ đến bằng đá kiên cố. Nhà này ở đỉnh ngọn núi, nhà kia ở bên sườn đồi. Cái thì xây trên nền đất đá, cái thì là nhà sàn bằng gỗ. Từ nhà này qua nhà kia phải đi theo sườn núi, hoặc phải vòng qua thung lũng, có khi phải leo dốc hay xuống vực.


Bạch Mã có 3 đỉnh núi cao trên 1.400 mét trên đều có nhà, biệt thự gồm: đỉnh có nhà Dòng Chúa Cứu Thế cao 1.450 mét gần bưu điện và bến xe; đỉnh đồi Vọng Cảnh cao 1.450 mét gần nhà thượng thư Tôn Thất Quảng và đỉnh Tòa Khâm sứ cao 1.408 mét. Ngoài ra còn có đỉnh Tòa Công sứ tỉnh Thừa Thiên Huế cao 1.375 mét”.
Theo ông Ninh, chủ nhân các ngôi nhà trên Bạch Mã là người Pháp hay người Việt giàu có đến từ Huế và các tỉnh lỵ lân cận. Họ đem gia đình lên nghỉ cuối tuần ở Bạch Mã. Có gia đình ở cả mấy tháng hè nóng bức trên núi.

Ngôi nhà ông Ninh trú lại ở Bạch Mã là của người chú tại chalet 137 có tường xây bằng đá, mái lợp ngói dày, trong sân rộng có vài cây tùng Bạch Mã cao quá mái nhà, lá reo suốt ngày đêm. Buổi sáng và chiều tối sương mù bao phủ cả vùng, mây trắng bay tận vào phòng. Lúc cuối thu trời mưa nhiều, sương mù dày đặc, trời lạnh, trong nhà luôn đốt lò sưởi bằng củi.

Thiên nhiên hoang dã, lối sống hưởng thụ tuyệt vời
Về môi sinh thời bấy giờ động vật thú rừng rất nhiều. Như đường đi lên Bạch Mã thường gặp từng đôi chim cu gáy bay lượn. Gà trống rừng lông màu sặc sỡ, bìm bịp cũng xuất hiện trên đường. Những đàn sóc nâu nhảy từ cành này sang cành khác, gặm trái chín trên cây trông khá vui mắt. Tiếng hú của vài con vượn vọng từ xa lại, tiếng tắc kè, tiếng chim tạo thành một bản nhạc âm điệu. Có đoạn ta nghe thấy nước thác đổ ào ào, át cả tiếng rú máy nổ của chiếc xe đang bò lên dốc.
Vào mùa xuân hè, hoa đỗ quyên nở rộ, đỏ rực cả vùng quanh các dòng suối, quanh Thác lớn (thác Đỗ Quyên hiện tại), Thác nhỏ. Hoa các loại đem từ Đà Lạt về trồng gặp khí hậu thích hợp nở rộ muôn màu. Một loài cụm hoa đặc biệt to gấp đôi quả bưởi thanh trà có màu xanh lam hay tím nhạt gọi là “Cẩm tú cầu” (Hortensia) mọc và ra hoa rất tốt ở Bạch Mã.


Đi lên phía bắc, ta có thể đến xem vườn ươm giống cây rừng, giống hoa Đà Lạt, giống rau Sapa. Tất cả loài cây đều phát triển tốt. Người ta nhân giống cây Hoàng đàn (Dacrydium pierrei) còn gọi là Tùng Bạch Mã để trồng ở các đồi hai bên đường đi. Dáng cây khá đẹp, chiều cao vươn lên để đón mây bay gió cuốn. Những vườn rau xanh mơn mởn với đậu cô-ve, đậu Hà Lan, xà lách xoắn, xà lách tai bèo, xen kẽ với cà chua trĩu quả đỏ tươi, cà rốt. Những luống dâu tây bò lan rộng trên đất với rất nhiều quả mọng đỏ chua ngọt, những giàn su le xanh trĩu quả, tất cả đều hấp dẫn cuốn hút người xem đến hỏi mua.
Nguồn tiếp tế lương thực cho thị trấn trên cao này được 2 nhà hàng của Pháp là Morin Frères và Chaffanjon và một nhà hàng của Việt Nam là SOCOA bảo đảm. Hàng ngày, cứ đến 9 giờ sáng, các xe tải nhỏ của các cửa hàng nói trên mang bánh mỳ, bơ, fromage, thịt, đồ hộp, rượu vang, trái cây chở từ Huế lên. Tại cửa hàng Morin lúc bấy giờ hay bán loại bánh ngọt gọi là “pain d’escipes” đưa từ Pháp qua được nhiều người ưa thích vì ngon miệng.

Một nguồn cung cấp thực phẩm khác chủ yếu là hải sản tươi sống như cá, tôm, cua, mực, sò đánh bắt từ phá Cầu Hai; trái cây chín như mít, chuối, thơm, nhãn, đu đủ, từ các vườn ở đồng bằng cũng quan trọng, do bà con buôn bán đem từ Cầu Hai lên. Họ ra đi từng đoàn đông vui, từ sớm tinh mơ, gánh gồng vất vả. Có người nhà đi theo bảo vệ khua chiêng đánh trống để xua đuổi thú dữ như gấu, cọp, beo đang còn nhiều ở cây số 6 trở lên cây số 10.
Trong ký ức của ông Thân Trọng Ninh, một không gian sống rất lý tưởng, là một “thị trấn sống” hiện lên thật sinh động tại Bạch Mã xưa: Những buổi đi chơi lên dốc xuống đèo, hái hoa bắt bướm thật thú vị. Có các điểm như Belvédère - Đồi vọng cảnh (nay là Vọng Hải Đài) nhìn cảnh Huế và Đà Nẵng rất đẹp.
Rồi “công viên Hòn Đá ca hát” là một bãi cỏ bằng phẳng, nằm phía trước nhà thờ công giáo có lầu chuông mà mỗi buổi chiều chạng vạng, tiếng chuông gióng lên không trung vang rền cả vùng núi rừng. Công viên này có vườn hoa rộng và đẹp, có suối nhỏ chảy qua róc rách, len lỏi giữa những tảng đá lớn nhỏ đặt giữa cỏ. Đây là khu vui chơi cho trẻ em, niềm hạnh phúc cho các gia đình đến dạo chơi.

Một hồ bơi cạnh sân quần vợt cũng là nơi hấp dẫn du khách nước ngoài. Tại đây một sân vận động nhỏ dành cho những người yêu thích tham gia hoạt động thể thao đã được quy hoạch.

Đi xuống xa xa đến cây số 18 là trại Huấn luyện Hướng đạo Đông Dương với lớp huấn luyện kéo dài đến 3 tháng trời. Những đêm đốt lửa trại, những ngày tổ chức trò chơi lớn tại trại làm du khách rất thích thú tham gia. Tiếng hát của mọi người vang dội cả một vùng núi rừng phía nam khu nghỉ mát. Ai ở đây vài tuần cũng đều lên cân.

Theo tài liệu của PV, vào ngày 14/7 hàng năm một cuộc rước đèn được tổ chức tại khắp khu nghỉ dưỡng trên cao này. Đuốc được tạo ra từ các ngọn đèn và các bó đuốc. Pháo hoa cũng được đốt từ các đỉnh cao nhất của Bạch Mã.
Thế nhưng, từ năm 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp, sau đó là các giai đoạn chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, khu nghỉ dưỡng tại Bạch Mã không còn nhiều người lên do phải đi lánh nạn. Kể từ đó, cây xanh cỏ dại phủ đầy một nơi đã từng là thị trấn nghỉ dưỡng trên cao tuyệt vời bậc nhất ở miền Trung. Mọi thứ chìm vào quên lãng trong dòng chảy thời gian phủ đầy, che lấp hết những công trình từng một thời hoàng kim ở Bạch Mã.

Theo số liệu mới nhất của Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày nay những biệt thự cổ kiểu Pháp phần lớn chỉ là phế tích do chiến tranh và thời gian tàn phá. một số biệt thự được phục hồi trên nền của các biệt thự Pháp trước kia. Thời gian các công trình này được xây dựng là 2000 – 2004, tuy nhiên do ít người sử dụng nên một số cơ sở hoạt động cần chừng, cộng thêm điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt nên các công trình trên ít nhiều đều xuống cấp.
Thời gian trước còn khoảng 9 biệt thự được một vài doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đầu tư khôi phục lại để làm nơi đón tiếp khách tham quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại 3-4 điểm biệt thự đón khách nhưng cũng không thường xuyên.
Điển hình tại đây là biệt thự Đỗ Quyên vẫn đón khách thường xuyên, tiếp theo là biệt thự Phong Lan. Biệt thự Cẩm Tú đang đưa vào hoạt động. Điểm Bưu Điện thỉnh thoảng đón khách. Riêng biệt thự Morin gần đó rất đẹp nhưng đã bị bỏ hoang. Nếu du khách ở lại đêm, các biệt thự có thể đón tối đa trên dưới tổng 200 khách.
“Hơn nửa thế kỷ, Bạch Mã đã chìm đắm trong cảnh hoang tàn và đổ nát do thời cuộc, do thiên tai, do con người, do số phận. Ngày nay người ta nói đến Bạch Mã như là cái gì mới mẻ, thế nhưng Bạch Mã đâu có mới, Bạch Mã rất cũ. Vì ít ai biết chuyện xưa nên tôi mới viết bài này để giúp cho bạn thấy được hình ảnh của Bạch Mã vào đầu thập kỷ 40 mà những ai vào lứa tuổi của tôi không bao giờ quên được.
Chúng ta phải làm thật nhiều hơn nữa để trả lại cho Bạch Mã hình ảnh của những ngày huy hoàng trong quá khứ. Nay nhớ kể lại mới thấy được rõ giá trị lớn của Bạch Mã. Ở đó có một nơi nghỉ mát tuyệt vời, nay có thêm là khu bảo tồn thiên nhiên và được xem là một vườn quốc gia của đất nước. Thế nhưng… biết bao giờ mới được trở lại được như xưa? Tôi cầu mong ngày đó không xa” – trích đoạn lời ông Thân Trọng Ninh trong “Tìm lại Bạch Mã xưa” đăng trong tập san Nghiên cứu Huế tập 3 – 2002.
Dưới đây là chùm ảnh do PV Dân trí thực hiện tại Bạch Mã mục sở thị những biệt thự cổ còn lại sau thời gian:









































Vườn Quốc gia Bạch Mã là một trong số bảy khu vực bảo tồn tự nhiên lớn nhất và quan trọng nhất tại Việt Nam, là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong đó du lịch sinh thái đóng vai trò chủ đạo. Nằm ở vị trí giao thoa của hai vùng khí hậu khác biệt – Bắc và Nam của Việt Nam, với nhiệt độ trung bình 15 – 22°C và lượng mưa 8.000 mm/năm (cao nhất Việt Nam), cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ và đặc biệt là tính đa dạng sinh học có được do địa hình và thổ nhưỡng phong phú cùng điều kiện khí hậu rất thích hợp cho sự phát triển của các loài động thực vật.
Tọa lạc trên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp và hùng vĩ như đỉnh Bạch Mã cao 1.450 m, suối, thác và rừng nguyên sinh, Bạch Mã đã từng là khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng những năm 1930 – 1940 (thời Pháp) và 1960 – 1970 (thời Mỹ) và ngày nay, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, cả trong lẫn ngoài nước.
Bài: Đại Dương
Ảnh: Đại Dương - Đỗ Hoàng Lâm

Đánh thức Ba Vì và chuyện về những di sản người Pháp để lại
Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn Melia đang cùng với nhiều tổ chức, cá nhân bàn về giải pháp "Phát triển giá trị phế tích của Vườn quốc gia Ba Vì"

Bài 2: Tam Đảo - Tiếc nuối và kỳ vọng
Trong quá trình tìm kiếm những địa điểm để xây các khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam, khi tìm ra Tam Đảo người Pháp đã gọi đó là Hòn ngọc Đông Dương.

Bài 3: Dấu ấn Sa Pa
Sa Pa với những di sản người Pháp để lại khi kết hợp với tâm huyết, năng lực của một tập đoàn kinh tế tư nhân đã phát huy hết giá trị của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.