Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

TRƯỜNG XƯA TRẦN HƯNG ĐẠO









PLAN MASS
http://klanghbian.blogspot.com/2012/12/uong-ho-tung-mau.html



huy hieu truong Bui Thi Xuan    



    huy hieu Tran Hung Dao 


 Huy hieu truong THD                 

















































cong truong Tran Hung Dao.(1967)

Cổng trường Trần Hưng Đạo.(1967)


Nghi Le Tran Hung Dao(1967)

Niên Lễ Trần Hưng Đao (1967)_ Bà Thị  trưởng Thị xã Dalat thắp hương.

------------------






















































VÀI HÌNH ẢNH TRƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO XƯA, NAY LÀ ĐẠI HỌC YERSIN – DALAT (2013)


 http://maitruongxua.com/forum/showthread.php/6744-Tr%E1%BA%A7n-H%C6%B0ng-%C4%90%E1%BA%A1o-qua-nh%E1%BB%AFng-t%E1%BA%A5m-h%C3%ACnh/page5




Cổng trường xưa với trạm biến điện kề bên, nay bị che khuất bởi dãy hàng quán.




Các dãy lớp xưa nằm gần cổng mới ngày nay: Dãy A (ở cao hơn) nối với dãy B bằng các bậc thang lộ thiên.


Các dãy lớp xưa nằm gần cổng mới


Dãy lớp A nằm cao hơn


Dãy lớp B nằm thấp hơn


Các bậc thang lộ thiên nối hai dãy lớp, người trong ảnh cũng là một cựu học sinh của trường xưa
 

Con đường vòng sau trường nối cổng cũ với cổng mới nhìn lên các dãy lớp xưa




Dãy hàng rào sắt khá cũ mang chữ tắt “THĐ” nhưng có lẽ được tân tạo về sau vì theo đa số cựu học sinh thì dãy hàng rào tiên khởi làm bằng ciment.








Các ngôi nhà xưa tọa lạc gần trường từng một thời là nơi cư ngụ của giáo chức, có căn gần như đã hoang phế và cũng có những căn còn khang trang.









Một giai thoại từng gây xôn xao giới học đường miền Nam Việt Nam trong thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX có liên quan đến trường Trung học Trần Hưng Đạo – Dalat là tiểu thuyết Vòng tay học trò của Nữ văn sĩ kiêm thi sĩ Nguyễn Thị Hoàng (bà còn có bút danh Hoàng Đông Phương, từng theo học Văn khoa và Luật khoa tại Viện Đại học Saigon, cộng tác với các tạp chí Văn, Bách Khoa …và là tác giả của trên 30 tiểu thuyết xuất bản tại miền Nam Việt Nam trước 1975). Tiểu thuyết này được xem như tác phẩm đầu tay của bà, khởi đầu được đăng dưới hình thức truyện dài nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa lúc bấy giờ (khoảng 1964) trước khi xuất bản thành tiểu thuyết lần đầu tiên năm 1966 và sau đó được tái bản nhiều lần. Nhà văn biên khảo Nguyễn Ngọc Chính, vốn là bạn học từ thời lớp Đệ Ngũ trường Trung học Ban-mê-thuột trước khi cùng chuyển về học Đệ Nhị cấp tại trường Trung học Trần Hưng Đạo – Dalat với ông MTT. (nguyên mẫu ngoài đời của cậu học sinh Nguyễn Duy Minh trong tiểu thuyết, ông MTT. đã ra đi vào cõi vĩnh hằng năm 2008 tại Hoa kỳ) tiết lộ: ”Vòng tay học trò là câu chuyện có thật tại trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt giữa cô giáo Đệ Nhất cấp NTH. và cậu học sinh Đệ Nhị cấp MTT. Tôi vốn là bạn học rất thân với T. từ năm Đệ Ngũ trên Ban Mê Thuột nên biết rõ chuyện tình của T. Tuy nhiên, những gì xảy ra ngoài đời thực có phần nào khác với Vòng tay học trò, đó là kỹ thuật ‘thêm mắm thêm muối’ của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Nói khác đi, phần hư cấu trong tiểu thuyết được giữ ở mức vừa phải, có thể chấp nhận được”. Nữ văn sĩ thì lại xác định một cách nửa vời về Vòng tay học trò: “…nếu bảo đó là thực thì cũng không hẳn là thực mà bảo là không thực thì…cũng chẳng phải là thế!”. Từ sau 1975, ngoại trừ một số bài cộng tác với tập san Hợp lưu tại Hoa kỳ, lần dầu tiên năm 1990, bà cho xuất bản Nhật ký của im lăng, cùng lúc hoàn thành tập Người yêu của Đấng Trời (chưa xuất bản). Quê nhà tại miền Trung Việt Nam, từ thời còn đi học, bà đã có một bài thơ rất đặc biệt mang âm sắc Trung bộ:

CHI LẠ RỨA

Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc
Nhìn chi tui - đồ cỏ mọn hoa hèn
Ngó chi tui - đồ đom đóm trong đêm
Cho thêm tủi bên ni bờ cô tịch

Tui ao ước có bao giờ tuyệt đích
Tui van xin răng mà cứ làm ngơ
Rồi ngó tui, chi lạ rứa: hững hờ
Ghép yêu mến, vô duyên và trơ trẽn

Tui đã tắt nỗi ngại ngùng bẽn lẽn
Bởi vì răng? Ai biết được người hè!
Nhưng mà chiều đã rủ bóng lê thê
Ni với nớ có khi mô mà gần gũi

Chi lạ rứa! Răng cứ làm tui tủi
Tàn nhẫn chi với một đứa thương đau
Cảm tình câm nên không sắc không màu
Và vạn thuở chẳng nên tình luyến ái

Chi lạ rứa? Người cứ làm tui ngại
Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời
Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi
Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể

Tui không muốn khóc chi những giọt lệ
Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình
Bên ni bờ hoa thắm hết tươi xinh
Mà bên nớ huy hoàng và lộng lẫy

Muốn lên thuyền mặc sóng cuồng xô đẩy
Nhưng thân đau nên chẳng dám đánh liều
Đau chi mô! Có lẽ hận cô liêu...
Mà chi lạ rứa hè? Ai hiểu nổi!

Tui không điên, cũng không hề bối rối
Ngó làm chi cho tủi nhục đau thương
Tui biết tui là hoa dại bên đường
Không màu sắc, chi lạ rứa hè, người hí

Tui cũng muốn có một người tri kỷ
Nhưng đường đời như rứa đó, biết mần răng?
Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng
Chờ tui với! A, cười chi lạ rứa?

Tui không buồn, răng mắt mờ lệ ứa!
Bởi vì răng tui có hiểu chi mô
Vì lòng tui là mặt nước sông hồ
Chi lạ rứa, bên ni bờ tui khóc...



Nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng năm 2007 (Ảnh: Thái Kim Lan)

-------------------------



...“Trường Trung Học Trần Hưng Đạo là trường trung học công lập lớn nhất của thành phố Đà Lạt. Trường tọa lạc tại phía Đông Bắc của thành phố thuộc khu phố chín. Trường được thành lập năm 1951. Cơ sở lúc đầu là mười căn nhà nghỉ mát của quân đội Pháp (khu B) để lại chia ra: lớp học năm căn, ba căn cho học sinh nội trú, hai căn cho cư xá giáo chức.
Ngày mới thành lập, trường chỉ thâu nhận học sinh nội trú có cha mẹ hay có anh em đã hy sinh vì tổ quốc. Sau đó trường Quốc Gia Nghĩa Tử Sài Gòn được thành lập thì các học sinh nội trú được chuyển về Sài Gòn năm 1958.
Trường trung tiểu hoc công lập nam và nữ BẢO LONG( tiền thân THĐ )- 1952.


Năm 1951 trường Trần Hưng Đạo là trường Bảo Long (tên Hoàng Tử Bảo Long con vua Bảo Đại), sau 1955 mới đổi tên thành trường Trần Hưng Đạo. Vị Hiệu trưởng lúc trường mới thành lập là ông Nguyễn Thúc Quýnh, Trưởng Ty Tiểu Học Đà Lạt lúc bấy giờ kiêm nhiệm. Qua niên khóa sau 1952 thì ông Trịnh Huy Tiến mới chính thức làm Hiệu Trưởng. Mới đầu chỉ có Trung Học Đệ Nhất Cấp, nam nữ học chung. Sang năm 1958, trường mới chuyển thành trường Nam Trung Học của thành phố. Năm 1959, trường có lớp 12 (trường Bùi Thị Xuân năm này chưa mở lớp 12, nên nữ sinh Bùi Thị Xuân học lớp 12 được chuyển qua trường Trần Hưng Đạo).”

Theo nhà giáo NGUYỄN NHÂN BẰNG thì các vị Hiệu Trưởng của trường Trần Hưng Đạo từ năm 1951 đến năm 1975 lần lượt như sau: “Nguyễn Thúc Quýnh (1951), Trịnh Huy Tiến (1952), Nguyễn Đình Phú (1953), Hoàng Khôi (1957), Kỳ Quan Lập (1959), Tạ Tất Thắng (1963), Trần Nho Mai (1965), Hoàng Trọng Hàn (1967), Trương Văn Hoàn (1972) và Phạm Phú Thành (1975)”. Nhà giáo cho biết tiếp thêm là sau tháng Tư năm 1975, qua bao nhiêu cuộc đổi thay và “trường Trần Hưng Đạo đã bị mất tên luôn”.

Nhân dịp nói về trường Trần Hưng Đạo người ta phải đề cập đến một học sinh đặc biệt của trường mà về sau này rất nổi tiếng, đó là nhạc sĩ TỪ CÔNG PHỤNG. Nhạc sĩ sinh năm 1942 tại Ninh Thuận. Học hai năm cuối cùng của bậc trung học ở các trường Duy Tân (Phan Rang) và Trần Hưng Đạo (Đà Lạt). Được chọn làm trưởng ban văn nghệ toàn trường. Năm 1960, đang theo học lớp đệ Nhị đã sáng tác ra ca khúc “Bây giờ tháng mấy”. Nhạc sĩ tâm sự: “Nhưng tôi không dám trình bày trước công chúng. Phần vì nhát, phần chưa tin tưởng lắm vào tài sáng tác của mình.”

Thời gian ở Đà Lạt, nhạc sĩ cùng một số bạn học thành lập một ban nhạc lấy tên là Ngàn Thông (một người cùng trong ban nhạc sau này cũng trở thành nổi tiếng, đó là Lê Uyên Phương). Ban nhạc chơi hàng tuần cho đài phát thanh Đà Lạt. Ca khúc “Bây giờ tháng mấy” được trình bày lần đầu tiên, qua làn sóng điện này. Ngay sau đó, nhạc sĩ nhận được rất nhiều thư khen ngợi. Những bức thư này đã khuyến khích nhạc sĩ mạnh dạn hơn trong lãnh vực sáng tác về sau này và đã thành công.

Tình ca của Từ Công Phụng có những nét đặc biệt mang tính chất lãng đãng, bàng bạc nhẹ nhàng nên thật gần gũi với những người yêu nhạc từ 40 năm qua, kể từ nhạc phẩm đầu tiên “Bây giờ tháng mấy”. Không những thế nhạc sĩ còn có một giọng hát thật trầm ấm như những lời tâm sự chân tình, dễ gây cảm xúc bằng lối diễn tả với tất cả chiều sâu của tâm hồn.

Được biết sau đó nhạc sĩ rời Đà Lạt về Sài Gòn theo học tại trường Quốc Gia Hành Chánh và đại học Luật Khoa. Có bằng cử nhân Luật. Cựu biên tập viên đài phát thanh VOF. Vượt biển rời Việt Nam vào tháng 10 năm 1980. Cư ngụ tại Portland, Oregon Hoa Kỳ.

Trong thời gian lưu lại Việt Nam trước khi vượt biển đã sáng tác thêm bài “Mắt lệ cho người”, “Trên tháng ngày đã qua” v.v… sau này được phổ biến tại hải ngoại và rất nổi tiếng.

Nội dung bản “Bây giờ tháng mấy” của TỪ CÔNG PHỤNG:
“Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm. Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi. Cách nhau một lần thôi. Tâm hồn mình đâu lẻ loi.
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Anh đi tìm màu hoa em cài. Chiều nay nhớ em rồi và nhớ. Áo em đẹp màu thơ. Môi tràn đầy ước mơ.
Mai đây anh đưa em đi về. Mưa giăng chiều nắng tà. Cho buốt lạnh chúng mình. Em ơi! Thôi đừng hờn anh nữa, nhìn nhau buồn vời vợi, để mùa Đông buốt giá bờ vai mềm.
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Anh đi tìm mùa Xuân trên đời. Mùa Đông chết đi rồi mùa Xuân, mắt em đẹp trời sao, cho mình thương nhớ nhau ...

(Trích: “ĐÀ LẠT NGÀY THÁNG CŨ”
Soạn giả: LS. Ngô Tằng Giao)





Trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân - Ðà Lạt


truong Bui Thi Xuan Dalat

Trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân - Ðà Lạt


truong Bui Thi Xuan Dalat



Trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân - Ðà Lạt

  http://tuyendinh75.blogspot.com/2014/02/hinh-anh-dalat-nhatrang-huetruoc-nam.html

----------


 1964-1970

--------------
Ngôi Trường Trần Hưng Đạo Thị Xã Đa Lạt
Bình Phạm Văn * đăng lúc 05:03:31 PM, Oct 29, 2023 * Số lần xem: 602
Hình ảnh
#1
#2

 

*              
                  

NGÔI TRƯỜNG TRẦN HƯNG ĐẠO
                THỊ Xà DALAT.

                                BÌNH PHẠM VĂN.

 
  Trước 1975. Những năm trước 1950  thời Pháp là trường Thiếu sinh quân Tây,  sau đó là trường Bảo Long, đấy là thời  Quốc trưởng Bảo Đại.

    Đến khi TT Ngô đình Diệm chấp chánh trường đổi tên lần nữa, lần nầy tên trường kéo dài đến mùa hè  năm 1975
.
    Trường mang tên Ngài ĐỨC THÁNH TRẦN. TRẦN HƯNG ĐẠO.  ( HƯNG ĐẠO VƯƠNG) Nguời có công lao rất to lớn đánh đuổi bọn Tàu xâm lược đất nước ta.  Ngài đã giữ gìn từng tấc đất cho con cháu hôm nay , ơn Ngài to lớn .

    Đền thờ Ngài ở Kiếp Bạc , Hải Dương , ngôi đền nhỏ, nhưng lòng dân luôn luôn tôn sùng khi nhớ về Ngài.

     Ngôi trường mang tên Ngài đã cho học sinh chúng tôi được học tập kiến thức hôm xưa  để khi vào đời "Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.".
    Trường chúng tôi hảnh diện mang tên Ngài.  Do đó,

 Thầy hiệu trưởng, thầy giám thị, ban giáo sư là những vị  thầy cô " Đáng Kính". Kể cả  các bác cai trường lủ học trò  " tiểu yêu" chúng tôi kính yêu.
    Nói đến cô, học trò dù là đệ nhất cấp nhớ đã đành,  ( học trò đệ nhị cấp cũng nhớ,) vì cô Nguyễn thị Hoàng  quá nổi tiếng, ngày đó cô Hoàng dạy văn cho lớp đệ lục.  

   Học sinh ngày ấy có lỗi, thường bị phạt " cấm túc" phải đến trường buổi chiều thứ tư làm vệ sinh hay chép phạt). Vì chiều ngày thứ tư xưa đó toàn thể học trò được nghĩ , và học sinh được đi xem phim đồng hạng 10 đồng rạp cine  Hòa Bình. Nên bị phạt cấm túc duới sự kiểm soát cô Hoàng lủ học trò bị phạt càng vui.

    Nhớ  năm 1964, cô Nguyễn thị Hoàng viết " Vòng tay học trò" câu chuyện có thật,  chuyện tình ái lãng mạng " hiện sinh"  cô Hoàng với học trò lớp đệ tam tên Thành,  bạn  Mai tiến Thành quê Ban mê Thuột qua Đalat học  năm đệ tam, chúng tôi quen gặp nhau khi Thành là Sq báo chí QĐ2 , những năm gần tan hàng Thành thuyên chuyển về đài truyền hình Qui Nhơn giờ đây Thành đã mất.

   Khung cảnh thơ mộng, gió mây, mưa rơi sương mù , ngôi biệt thự rêu phong xưa cũ. Tình ái ân thân xác phải đến nồng nàn với nhau, cô ấy tâm hồn lãng mạn hòa điệu khung trời khói sương. Truyện Vòng tay học trò  đăng trên Tạp chí Bách khoa ngày đó, bán nguyệt ra 15 ngày một số.

    Học trò đâu có tiền, nên một bạn mua Bách Khoa là truyền tay nhau đọc. Đọc mối tình " ái  ân" đỉnh cao cũa cô và trò. Đọc cho nhau duới tàn cây thông già gốc sân trường , miệng  hút thuốc tập tành " hiện sinh".đọc sách Albert Camus, Francoise Sagan hoặc ông tổ hiện sinh là Jean-Paul   Sartre bọn học trò chúng tôi hiểu chi đâu!

   Nhớ nhiều Thầy. Như thầy Lan có mái tóc bồng bềnh, nguời thầy dong dõng cao, tính chất rất nghệ sĩ.

    Nhớ thầy Trần nho Mai, nguời nhỏ thôi, điếu thuốc luôn luôn bên môi thầy hay tay cầm điếu thuốc ư là thi sĩ...

   Nhớ dáng cô dạy họa, nguời Huế bạn họa sĩ Đinh Cường,  dáng như : nắng trên vai em gầy, đường xa áo bay.
   ..." Gọi nắng cho vai em gày đường xa áo bay . 
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say... lối em đi về trời không có mây, đường đi suốt mùa nắng lên thắp đày..." nhạc TcS.
  
      Một thầy học trò ai cũng nhớ, nhớ thầy Tổng giám thị Bửu Vụ.
     Nhớ thầy vì có thầy nên đám học trò , " Nhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò". Học trò tuổi mới lớn hoang phá nghịch.

     Kha có kỷ niệm về thầy Bửu Vụ, nhớ đến hôm nay không bao giờ quên.
     Ngày ấy,  Kha  nhớ nhớ nhiều lắm, nay có tuổi, tóc đã phai  không bao giờ quên, câu chuyện thế này:

- Ngày đó Kha từ trong văn phòng đi ra lên lớp học, bước chân ra khỏi văn phòng dăm ba bước, bổng một viên đá to bằng bàn tay từ trên sân trường văng xuống trúng mắc cá chân Kha.

   Kha đau quá, trúng mắc cá, nên khóc, Kha khụy nguời ngồi xuống khóc vì đau quá. Thầy Bửu Vụ cũng lúc đó từ văn phòng bước ra, chẳng cần biết vì sao Kha khụy chân ngồi khóc:

-Có sức chơi có sức chịu, khóc chi.?
    Tiếng thầy tổng giám thị nói to vào tai Kha.
    Nói xong ông Thầy Bửu Vụ dang tay tát vào mặt Kha 2 cái tát vào mặt. Óc Kha nổi đom đóm và nghìn sao.

   Kha vừa tức mình bị oan có nghịch ngợm đâu mà có sức chịu,  lúc đó trong lòng Kha nổi lên lòng thù ghét ông Bửu Vụ. Ghét cho đến hôm nay , ghét đến khi gần đất xa trời.
 
    Cách đây 7 năm trong một bửa nhậu với nhau, cùng hai anh bạn Hướng đạo Lâm Viên tên là Diêm và Dzuơng có con ông Bửu Vụ tên là Vĩnh Bách.  Chúng tôi có nhắc tên thầy Bửu Vụ. Tôi nói ngay liền:
-Tôi ghét , căm thù ông Bủu Vụ, vì lý do tôi đã kể. Con ông Bủu Vụ nghe không nói gì. Còn hai anh bạn tôi cùng cuời vang.
   
    Trường ngày đó đương nhiên - mặc định " Thầy ra Thầy, Trò ra trò biết kính trọng Thầy Cô, trò luôn luôn cố gắng học hành, không phụ ơn Thầy , ơn Cô . Không làm buồn lòng cha mẹ ( đa số học trò như thế).
   Trường xưa niên khóa 1963 có đàn anh Từ công Phụng, dân Chàm xứ Phan Rang lên học ở trường năm cuối ( đệ nhất).

    Dáng anh học trò tỉnh lẻ Phan Rang gầy mỏng manh chiếc áo trắng bạc màu, tóc để dài nghệ sĩ, chạy lom khom lên bậc thang cuối dẫy nhà gần chót, anh ta học đệ nhất ( có tú tài1) dãy cuối gần tiểu chủng viện.
    Xưa đó, học trò chúng tôi đã nghe  ( 1964-1965) bài tình ca bất hủ đầu tay của anh ấy . " Bây giờ tháng rồi  hởi em ." Bài ca đi vào năm tháng  yêu đến mãi  hôm nay  , ai ai cũng mê đắm. Lủ học trò Trần Hưng Đạo nghịch ngợi, đâu biết chi tình ái mà đổi lời hát nghêu ngao:
 
-.." Bây giờ mấy tháng rồi hởi em... " cuời vui tếu táo một đời học trò.
     Trường chúng tôi có những kỷ niệm khó phai, nhớ mãi. Ấy là đâu niên khóa 64-65 có ban nhạc Nguồn Sống có nguời  hát nhạc dân ca tên Phương Oanh thì phải , nguời sinh viên áo dài trắng hát những bài dân ca như: 

-Lý Cây đa, lý con sáo,  con đường cái quan của Phạm Duy , vv và vv.      Bọn học trò chúng tôi thích thú, sau này hay hát một mình :- Trèo lên quán dốc.... .

    Hình ảnh Thanh Lan ngày ấy , áo dài trắng kiểu raplan tà áo dài trắng ngang đầu gối, ôm thân, tóc úp dài bên má, má lúng đồng tiền, khuôn mặt đẹp ngây thơ đã trình bày những ca khúc tiền chiến, ôi Thanh Lan ngày đó, cô còn thơ ngây, đẹp  quyến rủ   đã làm lủ học trò chúng tôi mê đắm . 

   Ai ngờ dòng đời cứ trôi, lủ học trò chúng tôi cũng lớn, đi vào đời.
Chiến tranh về thành phố, học trò chúng tôi đi về miền gió cát, khắp bốn vùng thương nhớ, yêu thích giọng ca sĩ Thanh Lan.

    Dĩ vãng xưa là thế, trường Trần Hưng Đạo của chúng tôi mối nguời có khung trời kỹ niệm riêng mình, nhiều lắm cho mỗi nguời.

    Kỷ niệm dấu yêu lủ học trò nhiều thế hệ chúng tôi luôn luôn hiện về trong tâm tưởng,  một ngôi trường được vinh dự đặt tên Ngài Hưng Đạo Vương hiển hách.

     Ôi! Sau 1975 trường vang danh một thuở Đalat mộng mơ đã mất tên.  Ngôi trường đã đào tạo ra rất nhiều học sinh ưu tú.

     Nay đã mất tên, tên Ngài Hưng Đạo Vương, mất dấu tích xưa nhưng trong trái tim học trò từng theo học, thì trong tim mỗi đứa học trò xưa , mái tóc có úa màu, chân có đi không vững nhưng: 

- Trong tâm trí, trong trái tim mỗi nguời không bao giờ quên được ngôi trường thân yêu một đời học trò chúng tôi.

   Dĩ vãng hiện về, muôn vàn nỗi nhớ . Nhớ về ngôi trường nam Trần Hưng Đạo mến yêu.... ngàn năm trong trái tim học trò. Nay trường đã mất tên.../.
 
Nguồn:
ẢNH: Tân dung Nguyên. ( hình trường có đồng hồ.)
    
 
                    
 
                   
                   
 
.                    




1 nhận xét:

  1. mình co` 2 cái nhẫn kỷ niệm TTH THĐ Đà Lạt năm 1967 & 1974, có hình biểu tượng trường. Không rõ những năm nào còn phát hành nhẫn đó nhỉ?

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.