Dự án điều tra hiện trạng về di sản và cảnh quan để đề xuất bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên trong sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay cho TP. Đà Lạt 14/07/2011 | ||||||||
I. Sự cần thiết
Đà Lạt - Thành phố cao nguyên nằm dưới chân núi LangBian hùng vĩ được bác sỹ Alexandre Yersin- người Thụy Sỹ, quốc tịch Pháp phát hiện ra trong cuộc thám hiểm cao nguyên LangBian cách đây hơn 100 năm (1893). Kể từ đó đến nay, Đà Lạt đã tự khẳng định mình là một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước với khí hậu á nhiệt đới quanh năm mát mẻ, những hồ thác xinh đẹp, những rừng thông thuần chủng và những công trình kiến trúc mang đậm nét châu Âu trong vùng châu Á gió mùa...
Mảng di sản kiến trúc ở Đà Lạt là một trong những nguyên nhân hấp dẫn du khách, cùng với cảnh quan thiên nhiên và khí hậu đã làm cho nó đẹp thêm lên. Đó cũng chính là thành công của những người đã góp phần xây dựng Đà Lạt. Họ đã hòa nhập một cách tài tình Kiến trúc với môi trường...Tất cả những công trình kiến trúc cũ ở Đà Lạt lại vô cùng xinh đẹp, không cái nào giống nhau nhưng vẫn tạo nên được một phong cách thống nhất...
Thành phố Đà Lạt, một vùng di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, điều đó là không thể phủ nhận. Trong thời gian gần đây nhà nước ta đã bắt đầu chú trọng tới việc bảo tồn, tôn tạo các công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên ở Đà Lạt. Nhưng đó mới chỉ là bước đầu, nhiều lúc nhiều nơi chưa được sự quan tâm đầy đủ. Đứng trước sự đe dọa tàn phá của thiên nhiên (nắng, mưa, gió, bão...) và cả sự khai thác, sử dụng thiếu ý thức của con người, một số khu vực và công trình ở Đà Lạt đã bắt đầu xuống cấp, một số cảnh quan thiên nhiên của thành phố bị đe dọa bởi ô nhiễm, phế thải. Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội sự gia tăng dân số cả về tự nhiên và cơ học, điều kiện nền kinh tế thị trường, lượng khách du lịch tới Đà Lạt ngày càng tăng lên, đem lại nguồn lợi về kinh tế du lịch cho thành phố, bên cạnh đó cũng có những mặt trái của nó, nếu không có sự quản lý, hướng dẫn và những quy tắc chặt chẽ của việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và quản lý đô thị thì sẽ làm mất đi những tinh hoa đáng quý của Đà Lạt.
Đà Lạt cũng như cả nước đang đứng trước sự vận động phát triển sôi nổi của nền kinh tế xã hội thời mở cửa. Trách nhiệm bảo vệ được Đà Lạt với đầy đủ bản sắc tinh thần của nó không những của chỉ riêng chính quyền thành phố mà nó đòi hỏi phải có sự quan tâm của cả nước.
Trước tiên phải có biện pháp, chính sách được nghiên cứu đầy đủ, hoàn chỉnh đáp ứng được đòi hỏi của công tác bảo tồn tôn tạo các di sản và cảnh quan thiên nhiên.Ngày 19/11/1987 nước ta đã tham gia ký công ước “công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên”, và nhiều thành phố ở nước ta đã và đang đề nghị được công nhận là di tích lịch sử như phố cổ Hà Nội, Huế, Hội An... Cần phải bảo tồn cùng với Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, và nhiều tỉnh thành khác, Đà Lạt tuy là một thành phố trẻ nhưng nó lại có đặc điểm địa lý, nhân văn đặc biệt là các công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên rất độc đáo.
“Điều tra hiện trạng về di sản và cảnh quan để đề xuất bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên trong sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay cho thành phố Đà Lạt” là việc làm hữu ích và rất cần thiết cho việc bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật, lịch sự phục vụ tham quan du lịch.Góp phần gìn giữ được những giá trị đặc trưng của thành phố.
II. Phạm vi của dự án
Dự án tiến hành khảo cứu các di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên trong phạm vi thành phố Đà Lạt.
III. Phương pháp triển khai dự án
Sưu tập nghiên cứu các tài liệu về Đà Lạt, khảo sát thực tế, vẽ ghi, chụp ảnh, đánh giá phân tích, tổ chức các hội nghị đống góp nội dung thống nhất nhận định… Tổng hợp các ý kiến.
IV. Mục tiêu của dự án: Tiến hành điều tra hiện trạng về di sản và cảnh quan thiên nhiên để đề xuất bảo tồn di sản và cảnh quan thiên nhiên trong sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay cho thành phố Đà Lạt nhằm lập danh mục, thống kê một cách đầy đủ, đánh giá, phân loại, xếp hạng các công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên có giá trị, đua được các quy chế, các định hướng cho công tác bảo tồn, quản lý và định hướng khai thác trong nền kinh tế thị trường và sự phát triển kinh tế xã hội, giúp chính quyền thành phố và trung ương cũng như các hội bảo trợ di sản về quản lý, tôn tạo và khai thác một cách có hiệu quả đối với các di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên của thành phố Đà Lạt.
V. Mục lục:
Phần mở đầu
Phần A
Chương I. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt:
1.1.Lịch sử hình thành thành phố Đà Lạt:
1.2.Các điều kiện- đặc điểm tự nhiên của T.p Đà Lạt:
- Điều kiện địa lý
- Đặc điểm khí hậu
1.3.Các giai đoạn xây dựng chủ yếu của T.p Đà Lạt:
- Đà Lạt trước năm 1930
- Đà Lạt giai đoạn 1930 – 1945
- Đà Lạt giai đoạn 1945- 1954
- Đà Lạt giai đoạn 1954- 1975
- Giai đoạn 1975 đến nay
Chương II. Hiện trạng các mặt về Đà Lạt
II-1. Về dân số và lao động
II-2. Hiện trạng sử dụng đất
II-3. Hiện trạng các công trình kiến trúc và cảnh quan
II-4. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật
II-5 Hiện trạng về giao thông
II-6. Hiện trạng về kinh tế - sản xuất
Chương III. Giá trị di sản kiến trúc và cảnh quan thành phố Đà Lạt
III.1-Quy hoạch của T.p Đà Lạt
III.1-1- Đồ án của KTS Ernest He’brard
III.1-2- Dự án của KTS Pineau
III.1-3- Dự án của KTS H.Mondet
III.1-4- Đồ án của KTS J.Lagisquet
III.1-5- Các dự án khác
III.1-6- Điều chỉnh QHTTXD T.p Đà Lạt và vùng phụ cận (Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn)
III.1-7- Dự án mới Suối Vàng Dankia- Đà Lạt II
III.1-8- Những vấn đề hiện tại ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển
III.2- Kiến trúc công trình ở T.p Đà Lạt
III.2- Kiến trúc công trình tôn giáo tín ngưỡng
Bảng tóm tắt phiếu điều tra các công trình tôn giáo tín ngưỡng tại Đà Lạt
III.2-2- Kiến trúc các công trình công cộng
1- Kiến trúc trường học
2- Kiến trúc công sở
3- Kiến trúc bệnh viện
4- Kiến trúc khách sạn
5- Các kiến trúc công trình công cộng khác
Bảng tóm tắt phiếu điều tra Kiến trúc các công trình tôn công cộng
tại Đà Lạt
III.2-3- Kiến trúc nhà ở
1. Kiến trúc các dinh thự
2. Kiến trúc các biệt thự
3. Kiến trúc các khu cư xá
4. Kiến trúc thành phố và nhà liên căn
5. Nhà ở khu dân cư làm nông nghiệp
Bảng tóm tắt điều tra kiến trúc nhà ở tại Đà Lạt
III.3- Cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt
III.3-1- Yếu tố địa hình
III.3-2- Yếu tố mặt nước
III.3-3- Yếu tố khí hậu
III.3-4- Yếu tố thiên nhiên và thảo mộc
Bảng tóm tắt điều tra cảnh quan thiên nhiên tại Đà Lạt
Chương IV- Giá trị và tiêu trí đánh giá kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên thành phố Đà Lạt
IV. 1.1. Giá trị lịch sử
IV.1.2. Giá trị văn hóa nghệ thuật
IV.1.3. Giá trị về mặt kinh tế
IV.II. Các tiêu trí đánh giá giá trị các công trình Kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên ở Tp. Đà Lạt
V.II.1- Đối tượng cần gìn giữ thiên nhiên ở T.p Đà Lạt
V.II.2- Các tiêu chí xếp hạng
Kết luận phần A
Phần B. Đề xuất bảo tồn di sản Kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên trong sự phát triển của T.p Đà Lạt
Chương V. Kinh nghiệm bảo tồn và sử dụng di sản ở thế giới và Việt Nam
V.I- Khái quát chung về bảo tồn di sản văn hóa thiên nhiên
V.II- Hướng dẫn phân loại và nguyên tắc bảo tồn các di sản kiến trúc trong phát triển đô thị
VI. Định hướng bảo tồn và khai thác DSKT và CQTN ở Tp. Đà Lạt
VI.I- Định hướng bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên ở Đà Lạt
VI.I.I.1- Định hướng bảo tồn, cải tạo các di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên trong sự phát triển ở Đà Lạt
- Định hướng về quy hoạch
- Định hướng bảo tồn về khía cạnh kiến trúc, cảnh quan và nhà cửa
- Định hướng trên cơ sở bảo tồn về khía cạnh văn hóa
- Định hướng trên cơ sở bảo tồn để cải tạo giao thông
- Định hướng trên cơ sở bảo tồn về cơ sở hạ tầng
- Định hướng trên bảo tồn cải tạo cơ sở môi trường
VI.I.2- Một số đề xuất khi tiến hành cải tạo, xây dựng trong vùng các di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên ở Đà Lạt
VI.II- Đề xuất Khai thác di sản kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên
V.III- Các kết luận và nhận xét
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.